5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Công tác quản lý thuế tài nguyên thông qua các chỉ số đánh giá
3.2.1.1. Các chỉ số đánh giá hoạt động chung
Thuế tài nguyên là một sắc thuế có số thu nhỏ trên tổng số thu nội địa của tỉnh, thêm nữa số lượng các đơn vị phát sinh nghĩa vụ thuế tài nguyên là rất ít so với tổng số đơn vị quản lý nên công tác quản lý thuế tài nguyên được các bộ phận chức năng theo dõi quản lý cùng các sắc thuế khác.
Tỉnh Vĩnh Phúc không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, trữ lượng tài nguyên khoáng sản không lớn và không có nhiều loại tài nguyên khoáng sản có giá trị kinh tế. Cũng chính bởi lẽ đó mà số lượng đơn vị khai thác tài nguyên khoáng sản, số lượng đơn vị phải nộp thuế tài nguyên không nhiều.
Bảng 3.1. Số lƣợng đơn vị khai thác tài nguyên đƣợc quản lý tại Văn phòng Cục thuế Vĩnh Phúc từ năm 2010-2012
Năm Tổng số đơn vị quản lý Số đơn vị khai thác tài nguyên Số cán bộ làm việc tại Văn phòng Cục Thuế Tỷ lệ cán bộ quản lý Trên tổng số đơn vị quản lý Trên số đơn vị khai thác tài nguyên 2010 633 7 123 1/5 18 2011 683 17 135 1/5 8 2012 700 20 138 1/5 7 (Nguồn: Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc)
Từ năm 2010 đến năm 2012, trung bình một cán bộ quản lý 5 đơn vị được phân cấp quản lý. Xét riêng tỷ lệ cán bộ quản lý thuế tài nguyên, năm 2010 tỷ lệ 18 cán bộ theo dõi 1 đơn vị phát sinh thuế tài nguyên, năm 2011 tỷ lệ là 8 cán bộ trên 1 đơn vị và năm 2012 là 7 cán bộ trên 1 đơn vị. Nếu chỉ tính riêng trên số đơn vị khai thác tài nguyên, thì tỷ lệ cán bộ trên số đơn vị
quản lý rất cao, tuy nhiên, do thuế tài nguyên được quản lý chung cùng với các sắc thuế khác và thuế tài nguyên là một sắc thuế nhỏ, nên tỷ lệ quản lý thuế tài nguyên không phản ánh chính xác được hiệu quả của chỉ tiêu nguồn lực quản lý. Tuy nhiên, đây cũng được coi là một điểm thuận lợi về nguồn lực cho công tác quản lý thuế tài nguyên.
Bảng 3.2. Số thu thuế tài nguyên trên tổng số cán bộ tại Văn phòng Cục Thuế (năm 2010-2012)
Năm Số thu từ thuế
tài nguyên (đồng)
Số cán bộ làm việc tại Văn phòng Cục Thuế
Số thu thuế tài nguyên trên số cán bộ quản lý 2010 3.827.853.032 123 31.120.756 2011 7.429.879.373 135 55.036.143 2012 10.793.833.191 138 78.216.182 (Nguồn: Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc)
Số thu thuế tài nguyên tại Văn phòng Cục Thuế tăng qua các năm, đạt tỷ lệ tăng trưởng số thu lớn. Tương ứng với đó, số thu thuế tài nguyên trên số cán bộ quản lý thuế cũng tăng với mức độ tăng đều. Năm 2010, là 31.120.756 đ trên 1 cán bộ thuế quản lý, năm 2011 là 55.036.143 đ và năm 2012 là 78.216.182 đ trên 1 cán bộ quản lý. Nếu chỉ tính riêng đối với số cán bộ quản lý trực tiếp thuế tài nguyên thì số thu thuế tài nguyên trên số cán bộ quản lý còn cao hơn nữa.
Nhìn vào tốc độ tăng trưởng số thu NSNN từ thuế tài nguyên, ta có thể thấy được công tác quản lý thuế tài nguyên đã có được những hiệu quả nhất định. Mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn, số thu NSNN nội địa có năm còn giảm so với năm trước, nhưng số thu thuế tài nguyên tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc vẫn tăng trưởng ở mức cao qua các năm.
Bảng 3.3. Mức độ hài lòng của NNT đối với công tác quản lý thuế tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc
Mức độ hài lòng Số NNT Tỷ lệ (%)
Rất hài lòng 3 2,73
Hài lòng 102 92,70
Không hài lòng 5 4,57
Tổng 110 100
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phiếu điều tra)
Với sự nỗ lực trong công tác quản lý thuế, trong thời gian qua, chất lượng quản lý thuế tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc luôn được đánh giá cao, giúp cho NNT luôn cảm thấy được hài lòng trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ thuế của mình. Trong tổng số 110 phiếu điều tra đánh giá mức độ hài lòng của NNT đối với công tác quản lý thuế tại cơ quan thuế, có tới 102 số phiếu đánh giá hài lòng, đạt 92,70%; 03 phiếu rất hài lòng, chiếm 2,73%; 05 phiếu không hài lòng, đạt 4,57%.
Để có cái nhìn rõ hơn về thực trạng công tác quản lý thuế tài nguyên tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, cần xem xét tới công tác quản lý thuế tài nguyên theo bốn chức năng cơ bản, tương ứng với các quy trình thực hiện đó là: Tuyên truyền hỗ trợ NNT, Thanh tra - kiểm tra thuế, Kê khai kế toán thuế và Quản lý nợ thuế.
3.2.1.2. Công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT
Công tác này do phòng Tuyên truyền và hỗ trợ NNT giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện. Với số lượng các đơn vị khai thác tài nguyên trên địa bàn không nhiều, nhưng phân bố khắp địa bàn các huyện thành thị trong tỉnh. Điều này đòi hỏi công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT phải dàn trải và thực hiện quản lý sâu đối với tất cả các đơn vị.
Nguồn tài nguyên vốn được xem là của sẵn có trong thiên nhiên để khai thác sử dụng, nên đối với các đơn vị khai thác tài nguyên, thì tư tưởng sẵn
khai thác, bán và thu lợi là việc bình thường, không phát sinh nghĩa vụ liên quan đến thuế. Sự hiểu biết hạn chế về quy định của pháp luật trong lĩnh vực thuế tài nguyên ở các đơn vị này gây ra tình trạng NNT không thực hiện đầy đủ việc kê khai và nộp thuế tài nguyên vào NSNN.
- Thực hiện các buổi tập huấn về thuế tài nguyên:
Bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ NNT luôn là bộ phận tiên phong trong việc cập nhật, hệ thống chính sách thuế tài nguyên để vừa phổ biến tới toàn bộ đội ngũ công chức thuế, những người thi hành pháp luật về thuế tài nguyên nắm vững, nắm rõ quy định hiện hành về thuế tài nguyên; vừa tuyên truyền, phổ biến tới NNT tài nguyên để thực hiện đúng nghĩa vụ thuế tài nguyên đối với Nhà nước. Các chính sách về thuế tài nguyên vừa được hướng dẫn thực hiện chung dưới Luật quản lý thuế, vừa được hướng dẫn chi tiết, cụ thể trong Luật thuế tài nguyên và các văn bản hướng dẫn thi hành. Những năm trở lại đây, không chỉ ngành thuế Vĩnh Phúc mà trên toàn ngành thuế, thuế tài nguyên là chuyên đề được quan tâm, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện rất sát sao. Bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ NNT đã tổ chức các buổi tập huấn về thuế tài nguyên cùng các sắc thuế khác ở các thời điểm có sự thay đổi về chính sách thuế. Như thời điểm Thông tư 105/2010/TT-BTC ngày 23/7/2010 ra đời, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tài nguyên và hướng dẫn thi hành Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thuế tài nguyên, bộ phận tuyên truyền hỗ trợ đã kết hợp với các phòng chức năng tổ chức buổi tập huấn về thuế tài nguyên cho các đơn vị đóng trên địa bàn. Do số lượng các đơn vị phát sinh nghĩa vụ thuế tài nguyên trên địa bàn không nhiều, nên việc tập huấn thuế tài nguyên thường được kết hợp cùng với tập huấn các chính sách về thuế khác.
Bảng 3.4. Số buổi tập huấn về thuế tài nguyên tại Văn phòng Cục Thuế từ năm 2010-2012
Năm Số buổi tập huấn
Số cán bộ làm việc tại Bộ phận tuyên truyền hỗ trợ NNT Số buổi tập huấn trên số cán bộ tuyên truyền hỗ trợ 2010 3 8 1/3 2011 2 8 1/4 2012 2 9 1/4,5 (Nguồn: Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc)
Nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy được rằng số buổi tập huấn về thuế tài nguyên được tổ chức chưa nhiều, đạt tỷ lệ thấp về số buổi tập huấn trên số cán bộ tuyên truyền hỗ trợ. Từ năm 2010 đến năm 2012, trung bình mỗi năm, chỉ tổ chức được 2 buổi tập huấn và tỷ lệ khoảng 4 cán bộ tuyên truyền trên 1 buổi tập huấn. Điều này đặt ra câu hỏi cho bộ phận tuyên truyền hỗ trợ NNT trong việc tăng số lượng buổi tập huấn trong thời gian tới để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng hơn chính sách pháp luật về thuế tài nguyên.
- Giải đáp vướng mắc của NNT:
Cơ chế NNT tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm đòi hỏi NNT cũng phải tự cập nhật các chính sách về thuế tài nguyên cho đơn vị mình, và trong quá trình thực hiện, có phát sinh vướng mắc thì gửi văn bản hỏi, gửi email, điện thoại hoặc tới trực tiếp cơ quan thuế để được giải đáp. Bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ NNT sẽ là bộ phận có trách nhiệm giải đáp vướng mắc cho NNT, công tác này được thực hiện kết hợp với các phòng ban chức năng có liên quan, để cùng đưa ra câu trả lời thỏa đáng nhất cho NNT.
Bảng 3.5. Số lƣợt giải đáp vƣớng mắc về thuế tài nguyên qua điện thoại và tiếp xúc trực tiếp tại Văn phòng Cục Thuế từ năm 2010-2012
Năm Số lƣợt giải đáp (bằng điện thoại và trực tiếp) Số cán bộ làm việc tại Bộ phận tuyên truyền hỗ trợ NNT Số lƣợt giải đáp vƣớng mắc trên số cán bộ tuyên truyền hỗ trợ 2010 361 8 45 2011 321 8 40 2012 282 9 31 (Nguồn: Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc)
Từ năm 2010 đến nay, bộ phận tuyên truyền hỗ trợ NNT đã trả lời rất nhiều các câu hỏi, vướng mắc của NNT về thuế tài nguyên, phần lớn là giải đáp trực tiếp và giải đáp bằng đường điện thoại, email. Số lượt giải đáp vướng mắc về thuế tài nguyên trên số cán bộ tuyên truyền hỗ trợ là khá cao so với số đơn vị khai thác tài nguyên quản lý.
- Giải đáp vướng mắc bằng văn bản:
Từ năm 2010 đến năm 2012, phòng tuyên truyền hỗ trợ NNT mới chỉ trả lời 01 văn bản cho NNT thắc mắc liên quan tới thuế tài nguyên trên tổng số 125 văn bản trả lời. Nội dung vướng mắc chủ yếu là về căn cứ xác định giá tính thuế tài nguyên. Những vướng mắc đồng thời là cơ sở để bộ phận tuyên truyền và hỗ trợ NNT tổng hợp, đề xuất, kiến nghị lên cơ quan cấp trên để sửa đổi, bổ sung quy định về thuế tài nguyên cho phù hợp.
- Tuyên truyền qua các kênh thông tin:
Công tác tuyên truyền chính sách thuế tài nguyên cũng được chú trọng trong thời gian qua. Cục Thuế Vĩnh Phúc đã thực hiện 19 bản tin, phóng sự tuyên truyền pháp luật thuế trên truyền hình của tỉnh trong đó có 02 bản tin về thuế tài nguyên. Đặc biệt, trang thông tin điện tử của Cục thuế Vĩnh Phúc đã được thành lập và vận hành thử từ cuối tháng 5/2012, Trong quá trình vận
hành, Trang thông tin Cục thuế Vĩnh Phúc đã đăng tải trên 100 tin bài lên mục tin tức, hơn 100 lượt hình ảnh lên mục ảnh hoạt động, 30 lượt hỏi - đáp lên mục hỏi đáp; hơn 30 lượt văn bản hỗ trợ, trả lời chính sách lên mục văn bản; hàng chục thông tin lên mục Thông báo... cùng những tin, bài viết, tài liệu bổ ích khác của các cộng tác viên gửi về đăng tải trên mục Giới thiệu và các chuyên mục khác trên Website Cục Thuế. Các văn bản, chính sách thuế tài nguyên cung cấp thông qua website Cục thuế Vĩnh Phúc là một kênh thông tin hỗ trợ hiệu quả cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh.
Phòng tuyên truyền hỗ trợ NNT phối hợp với các cơ quan Báo Vĩnh phúc, Đài phát thanh và truyền hình của tỉnh, huyện, thành phố, thị xã, loa truyền thanh cơ sở; Bản tin sinh hoạt Chi bộ của Ban tuyên giáo tỉnh uỷ; Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Bản tin Tư pháp của Sở Tư pháp, Bản tin Hội Người cao tuổi thuộc Mặt trận tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể quần chúng đăng tải nhiều tin, bài, hình ảnh về công tác phát động thi đua hoàn thành nhiệm vụ toàn ngành, việc triển khai các quy định mới về thuế trong đó có thuế tài nguyên. Từ năm 2010 đến năm 2012, bộ phận tuyên truyền và hỗ trợ NNT đã thực hiện được 11 bản tin, phóng sự tuyên truyền pháp luật thuế trên truyền hình của tỉnh về chính sách thuế tài nguyên; 38 buổi tuyên truyền về chính sách thuế tài nguyên trên đài phát thanh tỉnh và hệ thống truyền thanh cơ sở tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Đăng tải 9 tin, bài phản ánh trên các Báo, tạp chí của Trung ương và địa phương, bản tin sinh hoạt chi bộ, bản tin tư pháp, bản tin dân vận, Hội người cao tuổi của tỉnh có liên quan tới lĩnh vực thuế tài nguyên (Nguồn: Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc).
Với những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, qua 110 phiếu đánh giá mức độ hài lòng của NNT, công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT được đánh giá khá tốt với 90 phiếu hài lòng, đạt 81,8% và 30 phiếu không hài lòng, đạt 27,2%.
Bảng 3.6. Mức độ hài lòng của NNT đối với công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc
Mức độ hài lòng Số NNT Tỷ lệ (%)
Rất hài lòng 0 0
Hài lòng 90 81,8
Không hài lòng 30 27,2
Tổng 110 100
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phiếu điều tra)
Số phiếu không hài lòng vẫn chiếm tỷ lệ cao, và không có phiếu rất hài lòng, điều này cho thấy công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT vẫn chưa đạt hiệu quả như yêu cầu. Bởi theo kết quả điều tra, công tác tuyên truyền chưa lựa chọn được kênh thông tin phù hợp để truyền tải nội dung tuyên truyền tới NNT; công tác hỗ trợ NNT phát sinh chủ yếu qua điện thoại và tiếp xúc trực tiếp chưa giải đáp thỏa đáng những vướng mắc phát sinh của NNT.
3.2.1.3. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế tài nguyên
Công tác thanh tra, kiểm tra là nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý thuế. Với số thu NSNN lớn, Văn phòng Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc được phép thành lập 2 phòng Thanh tra và 2 phòng Kiểm tra, thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra thuế của các đơn vị thuộc Văn phòng Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc quản lý, thanh tra kiểm tra toàn diện, trong đó bao gồm cả thuế tài nguyên. Phòng Thanh tra 1 và phòng Kiểm tra 1 cùng theo dõi quản lý NNT thuộc các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô lớn nằm tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, ngoài ra, hướng dẫn chỉ đạo và tiến hành công tác thanh tra (đối với phòng Thanh tra) của 3 Chi cục Thuế huyện thành thị có số thu lớn, đối tượng nộp thuế nhiều là Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên, Chi cục Thuế huyện Bình Xuyên và Chi cục Thuế Thị xã Phúc
Yên. Phòng Thanh tra 2 và phòng Kiểm tra 2 cùng có nhiệm vụ theo dõi quản lý NNT thuộc loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn lại theo phân cấp thuộc Văn phòng Cục Thuế quản lý và hướng dẫn, chỉ đạo và tiến hành công tác thanh tra đối với 6 Chi cục Thuế huyện còn lại là Tam Đảo, Tam Dương, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Sông Lô, Lập Thạch. Nhìn về giác độ quản lý thuế đối với NNT, công tác thanh tra kiểm tra cùng nhằm mục đích phát hiện ra các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của NNT bằng các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, để có biện pháp xử lý phù hợp, tác động vào ý thức tuân thủ pháp luật của NNT để nhằm quản lý có hiệu quả nguồn thu NSNN.
Bảng 3.7. Tỷ lệ đơn vị khai thác tài nguyên đã thanh tra, kiểm tra trên số cán bộ thanh tra kiểm tra tại Văn phòng Cục Thuế (năm 2010-2012) Năm
Số đơn vị khai thác thuế tài nguyên đã
thanh kiểm tra
Số cán bộ thanh tra, kiểm tra
Số đơn vị đã thanh kiểm tra trên số cán bộ thanh kiểm tra thuế tài nguyên
2010 6 43 1/7
2011 13 44 1/3
2012 5 45 1/9
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc)
Lực lượng thanh tra, kiểm tra thuế nếu chỉ xét riêng trong lĩnh vực quản