5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Các đề xuất, kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan
4.2.2.1. Đối với các cơ quan cấp trên trực thuộc ngành Tài chính như Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế
Cần xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan tới thuế tài nguyên để hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên về căn cứ tính thuế như mức thuế suất áp dụng đối với từng loại khoáng sản cụ thể và cơ chế áp dụng.
- Về đối tượng chịu thuế:
Đối tượng chịu thuế được quy định cụ thể theo từng nhóm tài nguyên và kế thừa thực hiện thống nhất từ Pháp lệnh thuế tài nguyên và đã được đưa
vào Luật Thuế tài nguyên có hiệu lực từ 7/2010. Tuy nhiên, tiếp tục rà soát các quy định trong hệ thống pháp luật cần làm rõ về một số loại tài nguyên trong đối tượng chịu thuế để tránh xung đột pháp luật và phù hợp với tính chất, giá trị sử dụng của tài nguyên. Ví dụ như đối với đá bazan dạng cột có giá trị sử dụng làm đá xây dựng cao cấp như các loại granite cao cấp, cần xem xét đưa vào đối tượng chịu thuế, với thuế suất cao hơn đá thông thường.
- Về đối tượng nộp thuế
Người khai thác tài nguyên phải nộp thuế. Nếu khai thác nhỏ lẻ không nộp thuế được thì người mua gom phải nộp thay, đảm bảo đúng đối tượng khai thác là người nộp thuế, tăng cường quản lý, tránh trốn thuế
- Về sản lượng tính thuế
Sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng thực tế khai thác trong kỳ. Nên, cần tăng cường quản lý sản lượng tài nguyên khai thác từ khâu cấp phép, cho đến quá trình tổ chức khai thác, tiêu thụ để chống thất thoát, trốn sản lượng tính thuế. Để làm được cần phải có sự phối hợp các ngành, ủy ban nhân dân các cấp. Và cần có quy định thống nhất về nguyên tắc quy đổi sản lượng tính thuế theo tỷ lệ để xác định sản lượng của loại tài nguyên khai thác để thống nhất giữa áp dụng giữa các địa phương.
- Về giá tính thuế
Giá tính thuế là giá bán tài nguyên tại nơi khai thác để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và thực hiện thống nhất. Đối với tài nguyên xuất khẩu đã qua chế biến, sơ chế thì cần nghiên cứu hướng dẫn áp dụng giá tính thuế thống nhất nguyên tắc với thuế GTGT.
4.2.2.2. Đối với các cơ quan hữu quan trực thuộc ngành Tài chính đóng trên địa bàn như Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng
Cùng nhau phối hợp hoàn thiện dự án hiện đại hóa quy trình thu nộp và phối hợp quản lý chặt chẽ nguồn thu thuế tài nguyên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế đối với cả cơ quan thuế và cả NNT. Đồng thời đảm bảo số thu nộp đúng và đủ vào NSNN và đảm bảo điều tiết NSNN theo đúng địa bàn khai thác tài nguyên.
4.2.2.3. Đối với các cơ quan hữu quan nằm trên địa bàn tỉnh như Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường
- Cần cân nhắc khi cấp giấy phép khai thác tài nguyên: thăm dò chi tiết về trữ lượng hiện có của nguồn tài nguyên khoáng sản trước khi cấp giấy phép nhằm tránh thất thoát sản lượng khai thác thực tế so với kê khai. Bên cạnh đó, nhằm thực hiện dân chủ, khách quan việc quy định quản lý và cấp phép khai thác tài nguyên, phương thức đấu thầu là một hình thức đảm bảo chọn được các nhà thầu có tiềm lực tài chính mạnh, khai thác đúng tiến độ, khả năng phục hồi môi trường tốt và quan trọng là nguồn thu cho Nhà nước được phản ánh chính xác hơn, hạn chế việc chạy giấy phép.
- Liên tục cập nhật giá cả thị trường của sản phẩm tài nguyên để ban hành Bảng giá tính thuế phù hợp.
- Đưa ra quy chế phối hợp đồng nhất giữa các sở ban ngành có liên quan trong lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản để tạo thuận lợi cho công tác phối hợp quản lý giữa các cơ quan trong việc quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên.
4.2.2.4. Đối với các cơ quan báo, đài, truyền thông
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn tài nguyên đối với sự sống của con người và giá trị của thuế tài nguyên trong số thu NSNN để chủ động phối hợp với Cục Thuế tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật về thuế tài nguyên.
KẾT LUẬN
Từ thực tế công tác quản lý thuế tài nguyên tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc và thông qua kết quả nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc”, tôi rút ra những kết luận sau:
Công tác quản lý thuế tài nguyên tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện theo quy trình quản lý thuế với 4 bộ phận chức năng cơ bản đó là:
Bộ phận Tuyên truyền hỗ trợ NNT; Bộ phận Thanh tra kiểm tra thuế; Bộ phận Quản lý nợ thuế;
Bộ phận Kê khai kế toán thuế.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác quản lý thuế tài nguyên tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, tiêu Bảng trong số đó là:
Công tác quản lý thuế tài nguyên theo quy trình;
Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thuế tài nguyên;
Cơ chế phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan hữu quan như Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường; các cơ quan trực thuộc ngành tài chính đóng trên địa bàn như Kho bạc, Ngân hàng; và các cơ quan báo đài truyền thông khác.
Công tác quản lý thuế tài nguyên tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định về tốc độ tăng trưởng số thu, về ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của NNT tốt thể hiện qua việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế đúng hạn và đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế như việc quản lý thuế tài nguyên theo quy trình còn chưa chặt chẽ và triệt để, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thuế tài nguyên chưa cao cũng như công tác phối hợp quản lý thuế tài nguyên với các cơ quan hữu quan còn nhiều bất cập. Do đó, cần thiết phải nâng cao tầm quan trọng của thuế tài nguyên trong sự đóng góp vào số thu
NSNN và ý nghĩa về mặt xã hội trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản của quốc gia để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.
Đề tài đi sâu nghiên cứu tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, nơi tập trung quản lý các đơn vị khai thác tài nguyên lớn mà chưa đề cập tới công tác quản lý thuế tài nguyên tại các Chi cục Thuế trên địa bàn, do đó việc quản lý thuế tài nguyên đối với các đơn vị khai thác tài nguyên nhỏ lẻ chưa được phân tích tới. Đây là sẽ là nội dung mà bản thân tác giả sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng để đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Đức Ảnh (2012), Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá - Nhìn
từ thực tiễn tỉnh Lào Cai, http://tapchithue.com.vn/dien-dan-nghiep-
vu/159-dien-dan-nghiep-vu/883-quan-ly-chong-chuyen-gia-nhin-tu-lao- cai.html, 10/09/2012.
2. Bộ Chính trị (2011), Về định hướng chiến lược khoáng sản và công
nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Chính phủ (2011), Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Cục Thuế tỉnh Cao Bằng (2011), Báo cáo đánh giá công tác quản lý
thuế tài nguyên năm 2011, Cao Bằng.
5. Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ
công tác thuế năm 2010; Nhiệm vụ và giải pháp công tác thuế năm 2011
và giai đoạn 2011-2015, Vĩnh Phúc.
6. Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo tổng kết công tác thu NSNN
năm 2011, nhiệm vụ và giải pháp thu NSNN năm 2012, Vĩnh Phúc.
7. Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Báo cáo tóm tắt Tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2012; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thuế
năm 2013, Vĩnh Phúc.
8. Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Quốc hội ban hành ngày 29/11/2006. 9. Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12, Quốc hội ban hành ngày 25/11/2009. 10. Nghị quyết số 535/NQ-UBTVQH13 về kết quả giám sát và đẩy mạnh việc
thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 12/10/2012. 11. Nghị định số 50/2010/NĐ-CP, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
12. Quyết định số 732/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ
thống thuế giai đoạn 2011-2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
17/5/2011.
13. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Đánh giá thực trạng
quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.
14. Trần Thị Kim Trang (2012), Sáng kiến Chống thất thu thuế tài nguyên
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.
15. Thông tư số 28/2011/TT-BTC hướng dẫn dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành ngày 28/2/2012.
16. Thông tư số 105/2010/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tài nguyên và hướng dẫn thi hành Nghị định số 50/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế tài nguyên, Bộ Tài chính ban hành ngày 23/7/2010.
17. Tổng cục Thuế (2013), Báo cáo tổng kết, đánh giá thực hiện Luật thuế
tài nguyên, Hà Nội.
18. Tổng cục Thuế (2013), Hội thảo về kinh nghiệm Thuế tài nguyên trên
thế giới, Hà Nội.
19. Tổng cục Thuế - Trường Nghiệp vụ thuế (2011), Bài giảng về thuế tài
nguyên, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Văn Hiệu (2008), Giáo trình Nghiệp vụ thuế, NXB Tài chính, Hà Nội.
21. Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Quy hoạch phát triển khoa học
và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
Vĩnh Phúc.
22. Nguyễn Thị Hồng Vân (2010), Sáng kiến Một số giải pháp nhằm tăng cương công tác quản lý thuế tài nguyên và kiểm tra chống thất thu thuế
PHIẾU ĐIỀU TRA
MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NNT ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TẠI VĂN PHÒNG CỤC THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC
Tên đơn vị: Người đại diện: Chức vụ:
Chức năng quản lý
Mức độ đánh giá
Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng
Công tác quản lý thuế nói chung Tuyên truyền hỗ trợ NNT
Kê khai kế toán thuế Thanh tra, kiểm tra thuế