5. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Công tác phối, kết hợp với các cơ quan hữu quan trong việc
lực trong công tác thuế và đã đạt được những thành tích đáng kể.
Các cán bộ thuế luôn cập nhật các chính sách pháp luật mới về thuế tài nguyên, luôn chủ động đăng ký tham gia các buổi tập huấn chính sách thuế mới và tham gia các khoá đào tạo nghiệp vụ do Tổng cục Thuế tổ chức như các lớp Kế toán, các lớp Thanh tra, kiểm tra,... Việc chủ động học tập, trau dồi kiến thức và các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cùng với sự tận tâm trong công việc đã giúp cho các bộ phận đạt được nhiều thành tích trong công tác thuế.
3.2.3. Công tác phối, kết hợp với các cơ quan hữu quan trong việc quản lý thuế tài nguyên thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên bản chất là khoản thu của Nhà nước, đánh vào hoạt động khai thác khoáng sản. Do đó, công tác quản lý thuế tài nguyên gắn liền với công tác quản lý khoáng sản. Để quản lý có hiệu quả thuế tài nguyên, cơ quan thuế phải có mối liên hệ công tác, phối kết hợp với các cơ quan hữu quan có thẩm quyền và trách nhiệm trong việc quản lý khoáng sản. Có rất nhiều các cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao thẩm quyền và trách nhiệm quản lý khoáng sản như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các cấp, Đài báo của tỉnh,... dưới sự chỉ đạo chung của Ủy ban nhân dân tỉnh. Xét trên giác độ quản lý thuế, thì cơ quan thuế cần thiết phải có sự phối kết hợp hoạt động với Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Đài báo của tỉnh và giữa các cơ quan trong ngành tài chính như Kho bạc Nhà nước, Hải quan, Ngân hàng... để quản lý có hiệu quả thuế tài nguyên.
Theo quy định của pháp luật về khoáng sản, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản ở cấp Trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở cấp địa phương là Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương. Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan ra quyết định cấp giấy phép khai thác khoáng sản, nhưng Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan trực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định. Giấy phép khai thác khoáng sản là điều kiện bắt buộc để đơn vị có thể tiến hành khai thác khoáng sản trên địa bàn và từ đó phát sinh nghĩa vụ thuế tài nguyên với Nhà nước. Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, một mặt tiếp nhận hồ sơ đăng ký MST hoặc từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc đối với các đơn vị do Sở Kế hoạch Đầu tư cấp giấy đăng ký kinh doanh, hoặc do NNT chuyển đến đối với các trường hợp khác để cấp MST và phân cấp quản lý cho các phòng ban, chi cục quản lý theo quy định. Mặt khác, phối hợp cùng Sở Tài nguyên Môi trường để theo dõi về việc đơn vị đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản, đã tiến hành khai thác khoáng sản trên địa bàn nhưng chưa thực hiện kê khai thuế tài nguyên; hoặc đơn vị chưa được cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhưng đã phát sinh doanh thu và kê khai thuế tài nguyên để xử lý theo quy định. Công tác quản lý thuế tài nguyên hiệu quả, không chỉ xét riêng về mặt đảm bảo số thu vào NSNN mà còn góp phần bảo vệ, giữ gìn nguồn tài nguyên khoáng sản của quốc gia.
Trong quá trình kiểm tra theo dõi việc chấp hành nghĩa vụ thuế của đơn vị khai thác tài nguyên, nếu phát hiện thấy có những dấu hiệu vi phạm quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản do Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp, cũng đề đạt, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh, hoặc qua Sở Tài nguyên Môi trường để có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời. Thực tế tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, chưa có phát sinh việc phải kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh hay Sở Tài nguyên Môi trường về việc vi phạm quy định trong giấy phép khai thác của đơn vị do cơ quan thuế phát hiện.
Theo quy định trong Luật thuế tài nguyên, giá tính thuế tài nguyên trong các trường hợp không được thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định, đối với các trường hợp không đủ căn cứ xác định giá tính thuế,
thì áp dụng giá tính thuế là mức giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định. Chính vì vậy, giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh đưa ra là rất quan trọng đối với việc xác định số thuế tài nguyên phải nộp vào NSNN, sẽ là căn cứ để các đơn vị khai thác tài nguyên trên địa bàn tính toán và xác định đúng giá bán sản phẩm tài nguyên của mình, từ đó tính ra số thuế tài nguyên phải nộp tương ứng. Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc hàng năm đều kiểm tra, rà soát giá tính thuế tài nguyên của các đơn vị dựa trên Bảng giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh đưa ra và có đề xuất lên Ủy ban nhân dân tỉnh để điều chỉnh mức giá tính thuế đối với các loại tài nguyên khai thác trên địa bàn.
Bảng 3.24: Công văn đề xuất phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh thay đổi mức giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn
Năm Tờ trình của Cục Thuế Quyết định ban hành giá tính thuế tài
nguyên của Uỷ ban nhân dân tỉnh
2008 3776/TTr-CT 3157/QĐ-UBND
2011 35/TTr-CT 128/QĐ-UBND
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc)
Quyết định số 3157/QĐ-UBND ngày 28/8/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành bảng giá tính thuế tài nguyên đối với các loại tài nguyên khai thác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã xem xét đề nghị của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc theo tờ trình của bộ phận Thanh tra số 3776/TTr-CT ngày 25/8/2008 về việc xây dựng giá tính thuế tài nguyên để sửa đổi, cập nhật mức giá tính thuế tài nguyên cho phù hợp với thực tế. Sau đó, trong quá trình thực hiện, giá bán đơn vị tài nguyên có những biến động, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp cùng với Sở Tài chính, lên phương án giá tính thuế tài nguyên mới để Sở Tài chính đề nghị lên Uỷ ban nhân dân tỉnh, ra quyết định số 128/QĐ-UBND ngày 21/1/2011, Quyết định phê duyệt giá tính thuế tài nguyên đối với các loại tài nguyên khai thác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Quyết định này thay thế quyết định số 3157/QĐ-
UBND. Những thay đổi về mức giá tính thuế tài nguyên khoáng sản do Uỷ ban nhân dân tỉnh đưa ra để phù hợp với những thay đổi của chính sách pháp luật thuế tài nguyên, đồng thời cập nhật với những biến động của giá cả thị trường. Điều này tạo thuận lợi cho Cục Thuế Vĩnh Phúc xác định giá tính thuế tài nguyên với từng đơn vị khai thác, để từ đó xác định nghĩa vụ thuế tài nguyên theo đúng quy định.
Chính sách thuế tài nguyên từ năm 2010 đến nay có những thay đổi bước ngoặt, đó là thời điểm Luật thuế tài nguyên có hiệu lực vào tháng 7 năm 2010 khi Bộ Tài chính ra Thông tư số 105/2010/TT-BTC ngày 23/7/2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tài nguyên. Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của các chính sách pháp luật mới về thuế tài nguyên, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động phối hợp cùng với các cơ quan Báo Vĩnh phúc, Đài phát thanh và truyền hình của tỉnh, huyện, thành phố, thị xã, loa truyền thanh cơ sở; Bản tin sinh hoạt chi bộ của Ban tuyên giáo tỉnh uỷ; Ban dân vận Tỉnh uỷ, Bản tin Tư pháp của Sở Tư pháp, các tổ chức đoàn thể quần chúng để đưa nhiều tin, bài về chính sách thuế mới. Đan xen cùng với các chính sách thuế nói chung, các chính sách thuế tài nguyên mới cũng được các cơ quan truyền thông trong tỉnh cùng phối hợp tuyên truyền, phổ biến tới người dân, trong đó có các đơn vị khai thác tài nguyên nắm được và thực hiện.
Với các cơ quan thuộc ngành tài chính đặt tại địa phương như Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chi cục Hải quan tỉnh, các Ngân hàng trên địa bàn, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đang tiếp tục phối hợp quản lý theo Dự án “Hiện đại hóa quy trình thu, nộp thuế giữa cơ quan Thuế, Kho bạc, Hải quan, Tài chính”. Hiện tại ở một số địa bàn, ngành Thuế - Hải quan - Kho bạc cùng với các Ngân hàng thương mại tham gia dự án tổ chức phối hợp thu ngân sách nên các kênh phục vụ tổ chức cá nhân NNT cũng được mở rộng, do vậy tổ chức cá nhân NNT có thể lựa chọn, làm thủ tục nộp tiền vào ngân sách Nhà nước
tại các địa điểm phù hợp nhất ở nơi có trụ sở Kho bạc nhà nước hoặc Chi nhánh, Điểm giao dịch của các Ngân hàng thương mại tham gia dự án. Đối với ngành Kho bạc, khi tham gia hệ thống trao đổi thông tin sẽ cập nhật được thông tin liên tục về người nộp thuế, số thuế phải thu, thông tin tờ khai nộp thuế từ các cơ quan quản lý thu chuyển sang. Từ đó, cán bộ kế toán của Kho bạc không phải nhập nhiều thông tin trên chứng từ khi tiếp người nộp thuế, ngoài ra việc cập nhật thông tin mới nhất, liên tục từ các khoản thu giúp cho cán bộ của Kho bạc tránh được những sai sót khi nhập thông tin chứng từ. Với các ngành quản lý thu Thuế - Hải quan, khi hệ thống thông tin được triển khai, sẽ nhận được chứng từ bằng đường điện tử, không phải trực tiếp sang Kho bạc lấy chứng từ về nhập bằng tay, do vậy tránh được những sai sót trong quá trình nhập liệu, đảm bảo thống nhất thông tin số thu giữa cơ quan hạch toán (Kho bạc) với cơ quan quản lý thu.