5. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Khả năng vận dụng các bài học kinh nghiệm vào thực tế
quản lý thuế tài nguyên tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc
Công tác quản lý thuế tài nguyên được thực hiện đồng bộ và nhất quán về mặt chính sách đường lối, đó chính là Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chính vì lẽ đó, việc vận dụng các bài học kinh nghiệm vào thực tế công tác quản lý thuế tài nguyên tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc phải bắt đầu từ việc vận dụng các bài học kinh nghiệm vào thực tế công tác quản lý thuế tài nguyên ở Việt Nam.
Từ các quy định về thuế tài nguyên cũng như các cách tính thuế tài nguyên trên thế giới, Việt Nam vận dụng linh hoạt vào thực tế phát sinh tại
quốc gia. Tính thuế tài nguyên theo mức tuyệt đối hay tính theo mức thuế suất, mức thuế suất như thế nào cho phù hợp với từng loại tài nguyên để vừa đảm bảo nguồn thu NSNN vừa điều tiết việc khai thác. Tổng cục Thuế, cơ quan chủ quản cấp cao nhất của ngành thuế cũng đang xem xét, tham khảo và vận dụng linh hoạt để trình phương án sửa đổi bổ sung luật thuế tài nguyên trong năm 2013.
Đối với các kinh nghiệm quản lý thuế tài nguyên ở Cục Thuế các tỉnh bạn như Lào Cai, Cao Bằng, có thể nhận thấy các Cục thuế tỉnh bạn rất chú trọng vào công tác quản lý thuế tài nguyên bằng việc thực hiện triệt để các biện pháp quản lý nguồn thu từ thuế tài nguyên, bên cạnh đó cùng góp sức bảo vệ giữ gìn nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.
Từ đó, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, cần tìm hiểu nắm rõ đặc thù hoạt động kinh tế của các đơn vị khai thác tài nguyên trên địa bàn để có hướng xử lý các hành vi trốn tránh nghĩa vụ thuế như đối với các đơn vị khai thác khoáng sản hạch toán toàn ngành. Hay có biện pháp xử lý nợ thuế tài nguyên triệt để thông qua việc phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh về quyền hạn xử lý giấy phép khai thác khoáng sản. Chủ động cùng phối hợp để đưa ra giải pháp quản lý nguồn thu NSNN cho tỉnh, đồng thời bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản của Vĩnh Phúc.
1.3. Quan điểm chính sách đƣờng lối của Đảng về công tác quản lý thuế tài nguyên
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới công tác quản lý thuế tài nguyên, đưa ra các chủ trương, quan điểm chỉ đạo và định hướng phát triển.
Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đưa ra giải pháp về cơ chế, chính sách tài chính đối với hoạt động khai khoáng, trong đó có giải pháp: “Điều chỉnh kịp thời, hợp lý các loại thuế liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản, tăng thu ngân sách nhà nước”.
Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 22/12/2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02- NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã yêu cầu: “Điều chỉnh kịp thời, hợp lý các loại thuế, khung thuế, Bảng thuế, phí, lệ phí liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản với mục tiêu tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước đối với các khoáng sản quan trọng, nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân nơi có khoáng sản được khai thác”.
Nghị quyết số 535/NQ-UBTVQH13 ngày 12/10/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường đã đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp, trong đó có giải pháp: “Hoàn thiện chính sách thuế, phí về khoáng sản”.
Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, trong đó có nêu: “Đối với thuế tài nguyên: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng thuế tài nguyên là công cụ hữu hiệu để góp phần quản lý, bảo vệ và thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, nhất là đối với tài nguyên không tái tạo; thúc đẩy khai thác tài nguyên gắn liền với chế biến sâu và góp phần hạn chế tối đa xuất khẩu tài nguyên chưa qua chế biến; sửa đổi, bổ sung quy định về giá tính thuế, thuế suất và thực hiện phương pháp quản lý thu cho phù hợp với thực tiễn hoạt động khai thác tài nguyên theo từng giai đoạn”.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ phải làm rõ và trả lời được các câu hỏi sau:
2.1.1. Thuế tài nguyên là gì? Vai trò và mục tiêu của công tác quản lý thuế tài nguyên?
2.1.2. Công tác quản lý thuế tài nguyên tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2012 đã đạt được những kết quả gì? Những vấn đề gì còn tồn tại và nguyên nhân?
2.1.3. Làm thế nào để hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới?
2.2. Những phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, có ảnh hưởng khách quan tới kết quả phân tích, mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu. Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm Văn phòng cục thuế và 9 chi cục thuế thuộc các huyện, thành, thị trong tỉnh. Do 90% tổng số thu NSN của toàn cục thuộc Văn phòng Cục Thuế nên đề tài sẽ đi sâu vào phân tích công tác quản lý thuế tài nguyên của tỉnh Vĩnh Phúc tại Văn phòng Cục Thuế.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Đề tài thu thập thông tin sơ cấp thông qua phương pháp thiết kế bảng hỏi. Phương pháp này thu thập được nhiều thông tin theo chủ ý của tác giả, thông tin tập trung, có tính định lượng; tuy có phần cứng nhắc và kém linh hoạt, nhưng dễ nhập liệu và xử lý.
Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế nhất thiết phải xét đến chỉ tiêu “Sự hài lòng của NNT”, do đó tác giả áp dụng phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra, với các câu hỏi đánh giá về mức độ hài lòng của NNT.
- Phương pháp điều tra: gửi phiếu điều tra tới đối tượng điều tra qua thư, bằng hình thức chuyển phát nhanh, kết hợp liên hệ qua điện thoại để tăng số lượng phản hồi phiếu điều tra.
- Nội dung phiếu điều tra: Thiết lập bảng hỏi, đánh giá về 4 tiêu chí là công tác quản lý thuế nói chung, công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, công tác thanh kiểm tra và công tác kê khai kế toán thuế với 3 cấp độ đánh giá: rất hài lòng, hài lòng và không hài lòng, và nêu lý do không hài lòng (nếu có).
- Đối tượng được điều tra: 110 đơn vị có phát sinh nhiều nghĩa vụ thuế thuộc quản lý của Văn phòng Cục thuế. Do số lượng các đơn vị khai thác thuế tài nguyên nhỏ, thêm vào đó thuế tài nguyên được quản lý cùng các sắc thuế khác nên để có cơ sở dữ liệu đánh giá mức độ hài lòng của NNT, tác giả đánh giá chung công tác quản lý thuế.
- Thời gian điều tra: Tiến hành từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2012.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Nguồn số liệu được lấy từ các chương trình phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế như:
- QLT: Chương trình quản lý thuế.
- QTT: Chương trình phân tích tình trạng người nộp thuế. - TINC: Chương trình quản lý thông tin về người nộp thuế. - QHS: Chương trình quản lý hồ sơ (hồ sơ đến, hồ sơ đi). - QLTN: Chương trình quản lý thu nợ.
- TPH: Chương trình tổng hợp dữ liệu toàn ngành …
Ngoài ra, tác giả thu thập số liệu thông qua hệ thống thông tin dữ liệu về người nộp thuế của cơ quan thuế và các kênh thông tin khác (từ các cơ quan hữu quan, đài, báo, Internet…) để phục vụ nghiên cứu luận văn.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin và xử lý dữ liệu
Các tài liệu sau khi điều tra, thu thập, được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa; tổng hợp trên Excel và áp dụng các công thức để ra số liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu.
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
Các thông tin, số liệu sau khi được thu thập, tổng hợp sẽ được tác giả phân tích, đánh giá để rút ra kết luận.
2.2.5. Phương pháp đối chiếu, so sánh
Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh số liệu thu thập được giữa các năm với nhau, cơ cấu giữa các chỉ tiêu trong cùng một năm để thấy được sự biến động tăng, giảm, mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến vấn đề nghiên cứu.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Trên giác độ quản lý cấp ngành thuế, cùng với công tác quản lý thuế nói chung, hiệu quả của công tác quản lý thuế tài nguyên được đánh giá thông qua các nhóm chỉ số, mà cụ thể là nhóm chỉ số đánh giá cấp độ hoạt động. Tuy nhiên, do số lượng đơn vị khai thác tài nguyên là rất nhỏ so với tổng số lượng đơn vị quản lý trên địa bàn, cho nên sẽ có những chỉ tiêu được xem xét chung với công tác quản lý thuế và có những chỉ tiêu không có đủ dữ liệu để đánh giá.
2.3.1. Chỉ số hoạt động chung
- Số NNT bình quân trên một cán bộ thuế.
- Tổng thu thuế tài nguyên do ngành thuế quản lý (trừ thu từ dầu, thu tiền sử dụng đất) trên tổng số cán bộ của cơ quan thuế.
2.3.2. Chỉ số tuyên truyền hỗ trợ
- Số bài viết tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc tại cơ quan thuế (qua điện thoại, trực tiếp) trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ.
- Tỷ lệ văn bản trả lời NNT đúng hạn.
- Số cuộc đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ NNT.
- Sự hài lòng của NNT đối với công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT của cơ quan thuế.
2.3.3. Chỉ số thanh tra, kiểm tra
- Tỷ lệ doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra.
- Tỷ lệ doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra phát hiện có sai phạm. - Số truy thu bình quân một cuộc thanh tra, kiểm tra.
- Số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trên số cán bộ của bộ phận thanh tra, kiểm tra.
- Tỷ lệ số thuế truy thu sau thanh tra, kiểm tra trên tổng số thu thuế tài nguyên do ngành thuế quản lý.
- Sự hài lòng của NNT đối với công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.
2.3.4. Chỉ số quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
- Tỷ nợ tiền nợ thuế tài nguyên với số thực hiện thu thuế tài nguyên của ngành thuế.
- Tỷ lệ số tiền nợ thuế của năm trước thu được trong năm nay so với số nợ có khả năng thu tại thời điểm 31/12 năm trước.
- Tỷ lệ tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh.
2.3.5. Chỉ số kê khai và kế toán thuế
- Số tờ khai thuế bình quân trên một cán bộ bộ phận kê khai và kế toán thuế.
- Số tờ khai thuế đã nộp trên số tờ khai thuế phải nộp.
- Số tờ khai thuế khai đúng các chỉ tiêu trên số tờ khai thuế đã nộp. - Sự hài lòng của NNT đối với công tác quản lý khai thuế, kế toán thuế của cơ quan thuế.
2.3.6. Chỉ số phát triển nguồn nhân lực
- Tỷ lệ cán bộ làm việc tại 4 chức năng quản lý thuế. - Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên.
- Số cán bộ tăng giảm do tuyển dụng mới, do chuyển ngành hoặc nghỉ hưu.
- Tỷ lệ cán bộ được khen thưởng và bị kỷ luật trên tổng số cán bộ của cơ quan thuế.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN TẠI CỤC THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Các yếu tố liên quan đến công tác quản lý thuế tài nguyên của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc thuế tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1. Đặc điểm địa lý - kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là thuộc Vùng quy hoạch Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Theo Niên giám thống kê tỉnh năm 2010, diện tích tự nhiên của tỉnh là 1231,76 km2; dân số của tỉnh là 1.008.337 người, mật độ dân số 819 người/km2.
Vĩnh Phúc có vị trị địa lý hết sức thuận lợi cho quá trình phát triển, có hệ thống giao thông hết sức thuận lợi: nằm trên quốc lộ số 2, có đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua, liền kề với cảng hàng không và sân bay quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông Quốc tế và Quốc gia liên quan, đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của Quốc gia và Quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV Thành phố Hà Nội.
Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Tại đây có một quần thể danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: Rừng Quốc gia Tam đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà,... Nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên, Tháp Bình Sơn, Đền thờ Trần Nguyên Hãn, Di chỉ Đồng Đậu,...
3.1.2. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản của tỉnh Vĩnh Phúc
Tài nguyên khoáng sản ở Vĩnh Phúc khá đa dạng và được chia làm 4 nhóm sau:
Nhóm khoáng sản nhiên liệu có than antraxit, than nâu, than bùn tạo thành những giải hẹp, tập trung ở huyện Lập Thạch.
Nhóm khoáng sản kim loại tập trung ở vùng đứt gãy sườn Tây Nam dãy Tam Đảo, gồm sắt, Barít dạng tảng lăn, nhóm khoáng sản này nghèo và chưa được tìm kiếm, thăm dò chi tiết.
Nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu là cao lanh, phân bố ở Tam Dương, Vĩnh Yên và Lập Thạch với trữ lượng khoảng 7 triệu tấn.
Nhóm vật liệu xây dựng, gồm các loại sét như sét gạch ngói (trữ lượng