7. Cấu trúc luận văn
3.2.6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy nghề phổ thông cho
sinh trung học phổ thông
3.2.6.1. Mục đích của giải pháp
Đổi mới kiểm tra, đánh giá dạy nghề phải đổi mới ngay từ khâu chuẩn bị bài (soạn giáo án). Chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng hệ thống
câu hỏi phát vấn một cách khoa học, hợp lý phát triển từ thấp đến cao nhằm phát huy tính độc lập sáng tạo và chủ động của học sinh trong việc tiếp thu tri thức nghề.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá dạy nghề cũng bao gồm đổi mới phƣơng pháp học nghề của học sinh thông qua bố trí hợp lý vị trí thực hành của từng nhóm, cá nhân học sinh. Trong quá trình học tập giáo viên chủ động tạo điều kiện cho học sinh sử dụng kiến thức đã hiểu biết vận dụng vào thực tiễn rèn luyện kỹ năng thực hành nghề một cách sáng tạo, khoa học.
3.2.6.2. Nội dung của giải pháp
Đổi mới cách kiểm tra đánh giá: khác với phƣơng pháp dạy học trƣớc đây chỉ có giáo viên mới đánh giá kết quả học tập thực hành kỹ thuật, đánh giá sản phẩm học sinh làm ra thì nay học sinh học nghề phổ thông đều đƣợc tham gia tự đánh giá kết quả học tập của chính mình qua sản phẩm tạo ra trong quá trình học tập. Trên cơ sở bản thân học sinh tự đánh giá, các cá nhân khác, nhóm tổ cùng tham gia nhận xét điểm mạnh, điểm yếu, ƣu, nhƣợc điểm của sản phẩm. Giáo viên dạy nghề sẽ có nhận xét chung phân tích tổng hợp các ƣu, khuyết điểm về sự tiếp thu, kỹ năng tay nghề và kết quả sản phẩm của học sinh một cách khách quan.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Để đánh giá kết quả của việc giảng dạy cần vận dụng linh hoạt các hình thức và nội dung kiểm tra: Kiểm tra thƣờng xuyên, hoặc đột xuất, kiểm tra theo kế hoạch định kỳ hoặc không báo trƣớc; kiểm tra từng mặt công tác hoặc kiểm tra toàn diện …Mọi hoạt động kiểm tra đánh giá cần có sự tham gia của các giáo viên có kinh nghiệm chuyên môn và tay nghề, các tổ trƣởng chuyên môn. Trong nội dung kiểm tra cần quan tâm tới việc khai thác và sử dụng hợp lý phƣơng tiện TBDH phù hợp và đặc biệt là hiệu quả tiếp thu tri thức kỹ thuật, kỹ năng thực hành nghề và sản phẩm thực hành của học sinh học nghề qua phƣơng pháp hƣớng dẫn của thầy.
Việc đánh giá xếp loại các sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy nghề tự làm của giáo viên cuối năm phải thực sự khách quan, chính xác mới động viên đúng mức sự cố gắng của giáo viên trong việc tìm tòi sáng tạo đổi mới phƣơng pháp dạy nghề. Kết quả kiểm tra đánh giá và xếp loại sau đợt thi đua đều đƣợc tổng hợp công khai trong nhà trƣờng.
Xây dựng nề nếp dạy nghề phổ thông: bố trí, phân công giao trách nhiệm cụ thể đến từng bộ phận, từng cá nhân, tổ trƣởng, nhóm trƣởng những công việc cụ thể:
Yêu cầu các tổ chuyên môn sinh hoạt đúng kế hoạch, thống nhất thực hiện đúng tiến độ các lớp trong cùng môn nghề thông qua giáo án và ký duyệt giáo án bài giảng cho giáo viên.
Các giáo viên trực tiếp dạy nghề phổ thông phải hƣớng dẫn học sinh thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trƣờng, nội quy sử dụng TBDH, phòng học đảm bảo an toàn lao động có ý thức bảo quản, giữ gìn tài sản cuả tập thể, cá nhân…
Mọi đánh giá hoạt động của giáo viên, xếp loại cho điểm nề nếp học sinh đều đƣợc phản ánh qua sinh hoạt nhóm tổ chuyên môn và qua hội nghị giao ban đều thông báo trƣớc toàn bộ hội đồng giáo viên; kịp thời nhắc nhở, khen chê và điều chỉnh hoạt động cho phù hợp.
Toàn bộ kế hoạch nội dung công việc đã phân công đều phải đƣợc kiểm tra đánh giá mức độ thực hiện đến đâu, có hoàn thành nhiệm vụ hay không? còn hạn chế gì?….
Cần phối hợp công tác kiểm tra định kỳ, thƣờng xuyên với kiểm tra đột xuất việc thực hiện nề nếp của các tổ chuyên môn và cho từng cá nhân giáo viên nhằm đánh giá chính xác về các bộ phận, cá nhân.
Kết hợp hài hoà giữa kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động chuyên môn với kiểm tra theo chuyên đề, trọng tâm một mặt hoạt động nào đó của nề nếp chuyên môn ứng với từng giai đoạn trong năm học.
Kết quả đánh giá kiểm tra đƣợc tổng hợp phân tích rút kinh nghiệm tại nhóm dạy nghề và đƣợc công khai đến mọi cán bộ - giáo viên trong nhà trƣờng.
Gắn kết hợp kiểm tra với các phong trào thi đua lớn nhằm rút kinh nghiệm điều chỉnh và động viên kịp thời trên cơ sở đó thúc đẩy hoạt động của đơn vị nâng cao hiệu quả hoạt động DNPT.
Chú trọng công tác kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên; công tác kiểm tra phải đƣợc đƣa vào kế hoạch cả năm, kế hoạch học kỳ, thông qua và phổ biến công khai trƣớc hội nghị công chức, viên chức đầu năm.
Kế hoạch kiểm tra các mặt hoạt động chuyên môn phải rõ ràng chi tiết cụ thể về: Thành phần ban kiểm tra; Nội dung, phƣơng thức kiểm tra; Thời điểm, thời gian kiểm tra; Đối tƣợng cụ thể phải kiểm tra.
Ngoài kiểm tra định kỳ còn tiến hành kiểm tra đột xuất trên cơ sở điều kiện thực tế của nhà trƣờng.
Sau kiểm tra đều có kết luận nhận xét, đánh giá xếp loại công khai, lƣu tài liệu làm cơ sở bình xét cuối năm.
Kiểm tra chuyên môn của giáo viên DNPT; kiểm tra tiến độ thực hiện chƣơng trình kế hoạch đƣợc duyệt qua sổ báo giảng, sổ đầu bài, sổ dự giờ; kiểm tra qua 2 giờ dự tiêu chuẩn để đánh giá xếp loại giáo viên theo quy định.
Thông qua dự giờ kiểm tra năng lực sƣ phạm trong dạy nghề và đổi mới phƣơng pháp DNPT. Đồng thời qua đó có thể đánh giá trình độ nắm vững tri thức khoa học của giáo viên.
Kiểm tra công tác soạn, giảng, chấm bài của giáo viên có đúng quy chế không? Nội dung kiến thức có chính xác không? việc cho điểm có hợp lý khách quan không; kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị kỹ thuật có hợp lý không sau khi đánh giá việc quản lý TBDH của giáo viên sẽ đƣợc công khai thông báo trong tổ chuyên môn; kiểm tra việc truyền thụ kiến thức, tay nghề của thầy thông qua việc kiểm tra nhận thức hiểu biết kỹ năng thực hành nghề của học sinh và thông qua các sản phẩm cụ thể do học sinh làm; kiểm tra chất
Ban giám hiệu nhà trƣờng quản lý việc thực hiện nội dung chƣơng trình DNPT.
Giáo viên tìm hiểu, nắm vững chƣơng trình DNPT với môn nghề mình trực tiếp giảng dạy.
Tổ chức cập nhật kiến thức mới cho giáo viên học tập văn bản, chƣơng trình mới có bổ sung điều chỉnh và thay đổi.
Đôn đốc kiểm tra kế hoạch giảng dạy, hồ sơ giáo án và chất lƣợng nội dung sinh hoạt chuyên môn: thƣờng xuyên, đột xuất.
Các trƣờng THPT tổ chức hoạt động quản lý DNPT theo đúng quy định chỉ đạo của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc. Thực hiện việc giao nhận chỉ tiêu kế hoạch DNPT cho học sinh ở trƣờng THPT với phòng chuyên môn của Sở; đồng thời căn cứ vào điều kiện giáo viên và điều kiện CSVC hiện có của nhà trƣờng để đăng ký nội dung DNPT với thời lƣợng 105 tiết. Tổ chức DNPT tại trƣờng cần đầu tƣ chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực dạy nghề nhƣ: có đủ giáo viên chuyên môn DNPT, đầu tƣ phòng xƣởng dạy các nghề phổ thông, đầu tƣ thêm trang thiết bị hoặc tự làm thêm đồ dùng dạy học theo yêu cầu của chƣơng trình DNPT.
3.2.6.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp
Các trƣờng THPT trong huyện Tam Dƣơng cần tích cực đầu tƣ thêm nguồn lực để có điều kiện mở rộng dạy nhiều nghề phổ thông, giới thiệu nhiều nghề phổ thông mới nhất là những nghề đang có nhu cầu phát triển ở địa phƣơng để học sinh có điều kiện lựa chọn nghề để học, tìm hiểu nghề, làm quen với một số kỹ năng lao động nghề nghiệp, vận dụng đƣợc trong thực tiễn cuộc sống.
Cần đổi mới kiểm tra, đánh giá DNPT giảm lý thuyết, tăng thực hành, hƣớng dẫn học sinh phƣơng pháp tự học, phát triển tƣ duy, sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức, tăng cƣờng sử dụng các phƣơng pháp trực quan, phƣơng pháp hoạt động nhóm, khuyến khích và tạo điều kiện để giáo viên ứng dụng
công nghệ thông tin vào bài giảng điện tử, sử dụng triệt để đồ dùng trực quan trong bài giảng.
Ban giám hiệu nhà trƣờng quản lý việc thực hiện nội dung chƣơng trình DNPT.
Giáo viên tìm hiểu, nắm vững chƣơng trình DNPT với môn nghề mình trực tiếp giảng dạy.
Tổ chức cập nhật kiến thức mới cho giáo viên học tập văn bản, chƣơng trình mới có bổ sung điều chỉnh và thay đổi.
Đôn đốc kiểm tra kế hoạch giảng dạy, hồ sơ giáo án và chất lƣợng nội dung sinh hoạt chuyên môn: thƣờng xuyên, đột xuất.
Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần lập hồ sơ đăng ký theo hƣớng dẫn và đƣợc sự chấp thuận của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc trƣớc khi tổ chức DNPT cho học sinh THPT. Nếu nhà trƣờng có đủ điều kiện giáo viên và CSVC và bố trí đƣợc thời gian theo đúng quy định DNPT cho học sinh thì Sở GD&ĐT đồng ý cho DNPT tại trƣờng.
Ban chỉ đạo giáo dục hƣớng nghiệp của nhà trƣờng xây dựng kế hoạch thực hiện và lên phƣơng án đề xuất, tham mƣu với Ban giám hiệu nhà trƣờng chuẩn bị những điều kiện để thực hiện hiệu quả hoạt động DNPT cho học sinh THPT ở nhà trƣờng. Giáo viên thực hiện nghiêm túc khâu kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh trong quá trình học tập nghề phổ thông.
3.2.7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh trung học phổ thông
3.2.7.1. Mục đích của giải pháp
Tăng cƣờng xây dựng CSVC, trang thiết bị các nguồn lực khác là các điều kiện, phƣơng tiện cần thiết, quan trọng đảm bảo phục vụ có hiệu quả cho
công tác DNPT. Cho nên cần phải quản lý CSVC, TBDH, nguồn tài chính một cách có hiệu quả, đúng mục đích và đúng quy định nhằm phát huy thế mạnh của nhà trƣờng, địa phƣơng và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chƣơng trình DNPT đạt hiệu quả.
3.2.7.2. Nội dung của giải pháp
Phát huy tiềm năng CSVC, trang thiết bị hiện có của nhà trƣờng, địa phƣơng vào DNPT. Tuy nhiên CSVC, thiết bị dạy nghề ở các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn huyện Tam Dƣơng còn chƣa đáp ứng đủ yêu cầu DNPT, nhƣng ở trên địa bàn huyện lại có lợi thế nhiều mô hình kinh tế trang trại làm vƣờn, chăn nuôi giỏi, mà đa số học sinh ở 3 trƣờng đều ở nông thôn nên khi CSVC của nhà trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc thì có thể tận dụng những tiềm năng sẵn có của nhà trƣờng và địa phƣơng để thực hiện chƣơng trình DNPT đạt hiệu quả cao hơn. Ví dụ nhƣ khi dạy nghề làm vƣờn chúng ta có thể tổ chức đi tham quan những mô hình kinh tế trang trại làm vƣờn, chăn nuôi…
Sử dụng hợp lý CSVC, thiết bị sẵn có của nhà trƣờng; đồng thời cũng cần bổ sung một số trang thiết bị vật chất tối thiểu nhƣ phòng dạy học kỹ thuật và DNPT, tƣ liệu, hiện vật mô hình biểu mẫu, danh mục sách báo tham khảo, trang thiết bị máy móc, công nghệ thông tin; xây dựng những vƣờn trƣờng, xƣởng trƣờng… Muốn làm đƣợc điều này không thể thụ động trông chờ vào kinh phí của cấp trên mà có thể huy động mọi nguồn lực: phụ huynh, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ chức đoàn thể… tạo điều kiện giúp đỡ. Mọi CSVC, TBDH cần đƣợc sử dụng hợp lý có thể phát huy tối đa vai trò hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động DNPT đạt hiệu quả cao hơn. Trong khi lựa chọn thực hiện những DNPT mà đòi hỏi đầu tƣ kinh phí chi phí quá cao mà lại không tận dụng đƣợc CSVC sẵn có của nhà trƣờng thì nhà trƣờng cần có cân nhắc lựa chọn thực hiện DNPT phù hợp với điều kiện nhà trƣờng nhƣng vẫn đảm bảo mục tiêu, kế hoạch DNPT.
3.2.7.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Tổ chức rà soát, thông kê, đánh giá chất lƣợng CSVC, TBDH phục vụ DNPT của nhà trƣờng đầy đủ, chính xác, toàn diện; khai thác có hiệu quả CSVC hiện có. Đồng thời, có kế hoạch bổ sung cải tiến, nâng cấp CSVC, TBDH để đáp ứng yêu cầu của hoạt động DNPT.
Tiếp tục xây dựng hệ thống các quy định, tiêu chí phục vụ cho hoạt động DNPT.
Tăng cƣờng CSVC, TBDH hiện đại phục vụ công tác DNPT cho học sinh THPT ở huyện Tam Dƣơng cụ thể nhƣ sau:
Liên thông liên kết, phối kết hợp chặt chẽ với lãnh đạo các địa phƣơng nhằm tăng cƣờng CSVC, TBDH phục vụ công tác DNPT. Lãnh đạo địa phƣơng cùng chia sẻ khó khăn chung của nhà trƣờng, của ngành để có trách nhiệm hỗ trợ đầu tƣ CSVC tới các nhà trƣờng THPT trên địa bàn huyện.
Thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục “nhà nƣớc và nhân dân cùng lo”. Nhà trƣờng, hội phụ huynh học sinh cùng chăm lo, khắc phục một phần khó khăn do thiếu CSVC, TBDH cho DNPT học sinh hiện nay.
Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ giáo viên khai thác, sử dụng triệt để có hiệu quả, đồng thời bảo quản, quản lý, bảo dƣỡng CSVC, TBDH để có thể sử dụng đƣợc lâu dài.
Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, thực hành một cách sáng tạo gắn với thực tiễn trong tập thể cán bộ giáo viên và học sinh để phục vụ hiệu quả công tác DNPT. Nhà trƣờng hỗ trợ một phần kinh phí để động viên khích lệ tập thể, cá nhân cán bộ giáo viên và học sinh cùng tham gia làm đồ dùng phục vụ trong DNPT.
Xây dựng thƣ viện điện tử phục vụ cho việc tra cứu các tƣ liệu, tài liệu, mô hình, đồ dùng thiết bị hay, sinh động …. của giáo viên, học sinh để tránh đƣợc tình trạng khô khan nhàm chán cho cả ngƣời dạy và ngƣời học để hoạt động DNPT cho học sinh ở trƣờng THPT đạt hiệu quả hơn.
Để thực hiện giải pháp, cần phải có nguồn tài chính đầu tƣ phù hợp cho hoạt động DNPT: tăng ngân sách cho các nhà trƣờng lên khoảng 1,5 lần so với các năm trƣớc để giúp nhà trƣờng mua thêm thiết bị máy móc mới phù hợp, thanh lý máy móc cũ phục vụ DNPT THPT, xây dựng thêm nhiều phòng đạt chuẩn dạy nghề; tăng cƣờng công tác xã hội hoá giáo dục để huy động các nguồn lực cho hoạt động DNPT. Có thể đề xuất những xí nghiệp sản xuất máy móc thiết bị ở địa phƣơng tham gia ủng hộ cho nhà trƣờng thì sẽ đƣợc miễm giảm thuế trong năm. Đồng thời vận động họ dành nhiều điều kiện thuận lợi cho học sinh học nghề đƣợc đi thăm quan ở cơ sở sản xuất, đƣợc ƣu đãi khi học nghề thuộc lĩnh vực của cơ sở đó.
Có kế hoạch bổ sung đội ngũ giáo viên DNPT, khắc phục ngay tình trạng thiếu hụt rất lớn ở các nhà trƣờng, tạo điều kiện cho các nhà trƣờng đủ sức thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.
Về chế độ cho giáo viên DNPT: Tính giờ chuẩn cho giáo viên dạy nghề, nên khuyến khích cách tính nhƣ sau: Một tiết dạy nghề lý thuyết, thao tác mẫu nên tính bằng 1,3 - 1,5 giờ chuẩn (giờ lý thuyết), vì giáo viên dạy nghề phải chuẩn bị dụng cụ đồ nghề máy móc trƣớc, sau khi giảng xong phải kiểm tra lại, sắp xếp đồ dùng đúng qui định, vệ sinh cá nhân, hơn nữa công lao động 1 giờ lên lớp làm thao tác mẫu cũng mệt nhọc hơn là 1 tiết dạy lý thuyết đơn thuần.
Đƣợc tổ chức tham quan, ngoại khoá ở các cơ sở sản xuất có liên quan. Nhà trƣờng tạo điều kiện về kinh phí để họ đi lại và tƣ vấn tại các doanh nghiệp sản xuất.
Điều quan trọng hàng đầu là kết quả DNPT đƣợc gắn vào chế độ xét