Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 63 - 67)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng

- Mặt mạnh: Nghiêm túc thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ, của Sở

GD&ĐT về công tác quản lý triển khai hoạt động DNPT ở trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, thực hiện có hiệu quả hơn trƣớc; hoạt động dạy nghề cho học sinh bƣớc đầu đã đƣợc nâng cao cả về số lƣợng và chất lƣợng, luôn ổn định và tăng đều hàng năm, năm sau cao hơn năm trƣớc. Hoạt động DNPT đã góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh phổ thông đã làm thay đổi đƣợc nhận thức của một số ngƣời, các bậc phụ huynh và học sinh về vai trò, vị trí của học nghề trong trƣờng THPT. Dạy nghề phổ thông cho học sinh THPT đã đáp ứng yêu cầu của các em tìm hiểu nghề và làm quen với các kỹ năng lao động.

Các trƣờng THPT đã thực hiện đƣợc những yêu cầu cơ bản DNPT nhƣ: Việc tổ chức, chỉ đạo và quản lý giáo viên thực hiện nội dung chƣơng trình; quản lý giáo viên thực quy chế chuyên môn trong dạy nghề; cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn chuyên đề liên quan đến môn nghề phụ trách; tăng cƣờng CSVC đáp ứng yêu cầu cơ bản phục vụ cho dạy nghề; dành một phần ngân sách của hoạt động chuyên môn chi cho hoạt động dạy nghề; khuyến khích giáo viên tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phƣơng pháp dạy nghề; tổ chức, chỉ đạo Ban tƣ vấn hƣớng nghiệp cùng tham gia vào công tác dạy nghề qua những buổi sinh hoạt ngoại khóa để làm tốt công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp.

- Hạn chế: Mục tiêu nội dung chƣơng trình hiện nay, giáo dục học sinh toàn diện mà trong đó hoạt động DNPT cho học sinh phổ thông là một phần trong mục tiêu đó, mức độ đầu tƣ dành riêng dạy nghề lại rất tốn kém mà nguồn ngân sách và mọi nguồn lực khác có hạn nên chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu đặt ra.

Quản lý hoạt động DNPT ở các trƣờng THPT trên địa bàn của huyện Tam Dƣơng còn chƣa đồng bộ; việc phối hợp với các đơn vị, lực lƣợng giáo

dục khác nhƣ: các cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng, các trƣờng trung cấp, trƣờng cao đẳng dạy nghề, với chính quyền địa phƣơng… để cùng xây dựng kế hoạch triển khai hiệu quả các hoạt động DNPT, tƣ vấn hƣớng nghiệp ở trƣờng THPT còn chƣa chặt chẽ.

Công tác chỉ đạo thực hiện DNPT theo nội dung chƣơng trình của Bộ, của Sở GD&ĐT hiệu quả chƣa cao là do các nhà trƣờng thiếu giáo viên dạy nghề, phƣơng pháp sƣ phạm kỹ thuật chuyên sâu còn yếu, giáo viên dạy các môn văn hóa làm công tác kiêm nghiệm DNPT ở một số ít nghề: Tin học ứng dụng, Nghề điện dân dụng, Nghề làm vƣờn. Các hoạt động dạy nghề phổ thông chủ yếu mới chỉ dừng lại học lý thuyết là chủ yếu, các giờ thực hành chỉ mang tính hình thức; các hoạt động ngoại khóa nhƣ tham quan các nhà xƣởng, mô hình trang trại làm vƣờn, trung tâm dạy nghề tin học ứng dụng còn hạn chế.

Thực hiện quy chế chuyên môn DNPT, thực hiện kế hoạch, một số công việc dạy và học ở giáo viên và học sinh…. còn chƣa thực sự nghiêm túc vẫn còn buông lỏng. Chƣa đầu tƣ chuẩn bị đủ nguồn lực: phòng học bộ môn, ngân sách…. Chƣa có kế hoạch mở rộng dạy nhiều nghề phổ thông cho học sinh THPT, chƣa đáp ứng yêu cầu của học sinh, nhất là quản lý hoạt động dạy nghề gắn với xu thế phát triển của địa phƣơng.

Phƣơng pháp DNPT còn nặng về lý thuyết, chƣa phát huy hết các vai trò của các phƣơng pháp trực quan, phƣơng pháp hoạt động nhóm… Công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy thực hành nghề phổ thông trong trƣờng THPT chƣa thực sự chú trọng.

Đội ngũ giáo viên DNPT còn thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng, ít đƣợc bồi dƣỡng thƣờng xuyên về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu cập nhật thông tin, nội dung các giờ DNPT hiệu quả chƣa cao.

Việc dạy tích hợp nội dung DNPT vào các môn văn hóa chƣa hiệu quả; còn ít những hội nghị tập huấn bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên dạy các môn văn hóa lồng ghép nội dung DNPT vào các tiết học cụ thể sao cho có hiệu

Công tác kiểm tra, đánh giá chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu, yêu cầu đặt ra vẫn còn mang tính hình thức, chƣa đánh giá đúng thực chất nhận thức của học sinh nên chƣa tạo động lực thúc đẩy nhu cầu học thật sự của học sinh. Hình thức kiểm tra, đánh giá, tổ chức thi cấp chứng chỉ cũng chƣa thực sự nghiêm túc vẫn chỉ cộng điểm vào kết quả thi tốt nghiệp.

Kế hoạch xây dựng, mua sắm, quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động DNPT mới chỉ đáp ứng ở mức thấp, tối thiểu ở một số ít nghề: Nghề điện dân dụng, Nghề tin học, Nghề làm vƣờn. Nguồn kinh phí dành cho đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc; tài liệu sách báo… cho đủ đáp ứng dạy nhiều nghề nhƣ trong danh mục nghề của Bộ thì không có đủ, không thể khắc phục đƣợc vì quỹ nguồn ngân sách Nhà nƣớc chi thƣờng xuyên hàng năm cho các trƣờng phục vụ cho rất nhiều hoạt động giáo dục khác chứ không chỉ tập trung dành riêng cho DNPT.

Kết luận chƣơng 2

Tam Dƣơng là huyện trung du miền núi, kinh tế nông nghiệp phát triển, điều kiện xã hội ổn định, có truyền thống hiếu học; cùng với sự chăm lo của Đảng, Nhà nƣớc, sự nghiệp văn hóa, GD&ĐT của huyện trong những năm gần đây phát triển mạnh, góp phần thực hiện tốt giải pháp nguồn nhân lực, góp phần đẩy mạnh tiến trình CNH-HĐH đất nƣớc. Trƣớc yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lƣợng đào tạo và công tác quản lý hoạt động dạy nghề cho đối tƣợng học sinh THPT đã đƣợc chú trọng. Các trƣờng THPT đã chú trọng dạy nghề phù hợp với điều kiện của trƣờng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phƣơng. Bƣớc đầu đã hình thành những kĩ năng hiểu biết nghề nghiệp, xác định mục tiêu giáo dục nghề phổ thông cho học sinh THPT. Nhìn chung các trƣờng đã thực hiện dạy đúng, dạy đủ số tiết quy định, chủ động sử dụng các nguồn lực, khắc phục những khó khăn. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng bộc lộ những hạn chế tồn tại, đội ngũ CBQL, giáo

viên thiếu kinh nghiệm, CSVC phục vụ cho hoạt động dạy nghề chƣa đáp ứng yêu cầu; việc quản lý nội dung chƣơng trình DNPT hiệu quả chƣa cao, chƣa phát huy đƣợc vai trò chủ động sáng tạo trong đội ngũ CBQL, giáo viên, học sinh. Đó là những cơ sở để nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động DNPT cho học sinh THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc ở chƣơng 3.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN

TAM DƢƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)