Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy nghề phổ thông cho

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 57 - 61)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.5. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy nghề phổ thông cho

sinh Trung học phổ thông huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, tài liệu, báo tranh ảnh là những thành phần không thể thiếu đƣợc trong quá trình DNPT. Có đƣợc đầy đủ CSVC, trang thiết bị máy móc hiện đại, tài liệu sách báo tranh ảnh sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả DNPT.

Cơ sở vật chất 3 trƣờng trung học phổ thông huyện Tam Dƣơng có một số khu nhà phòng học, làm việc 2 tầng, 3 tầng phục vụ công tác dạy học chung; ngoài những phòng điều hành, phòng bộ môn, phòng máy vi tính phục vụ cho học các môn văn hóa thì chƣa có các phòng học dành riêng cho DNPT, mà chủ yếu là tận dụng dùng dạy xen ghép với các phòng học bộ môn văn hóa khác. Vì vậy, khi dạy các giờ lý thuyết nghề phổ thông giáo viên có thể khắc phục đƣợc nhƣng những tiết dạy thực hành thì gặp rất nhiều khó khăn nhƣ: thiếu phòng thực hành, thiếu dụng cụ để thực hành, nếu có một số lƣợng ít thì lại vận chuyển từ phòng thiết bị lên phòng học vừa tốn thời gian mà hiệu quả không cao.

Mặc dù hai năm trở lại đây các trƣờng đã đầu tƣ: khu vƣờn phục vụ cho thực hành làm vƣờn, phòng học máy tính dành cho công tác dạy nghề nhƣng cũng chỉ đảm bảo ở mức thấp; kinh phí còn hạn hẹp nên mức độ đầu tƣ còn

thấp chƣa đủ đáp ứng thực tế, cũng nhƣ việc chi trả chế độ cho những giáo viên trực tiếp tham gia DNPT còn rất thấp. Những thiếu thốn về CSVC phục vụ cho DNPT ở các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng đƣợc phản ảnh ở tổng hợp, điều tra sau:

Bảng 2.6. Điều tra, khảo sát cơ sở vật chất nhà trƣờng trung học phổ thông

TT Tên trƣờng THPT Phòng học bộ môn Diện tích vƣờn lâm sinh

1 Tam Dƣơng 3 phòng máy vi tính

2 Tam Dƣơng II 1 phòng máy vi tính

3 Trần Hƣng Đạo Không 200 m2

Nhìn vào số liệu tổng hợp trên có thể thấy CSVC phục vụ cho DNPT ở các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng rất thiếu và chƣa đảm bảo điều kiện tốt để dạy thực hành nghề phổ thông cho học sinh.

Trƣờng THPT Tam Dƣơng I với phòng học chuyên môn: Nghề tin học ứng dụng có 3 phòng học, số lƣợng máy tính có 145 máy vi tính, không đủ 1 máy vi tính cho 1 học sinh ở tiết thực hành; trong các tiết học thực hành phải chia nhỏ nhiều ca khác nhau.

Trƣờng THPT Tam Dƣơng II không có phòng học chuyên môn của Nghề điện dân dụng mà chỉ có 1 phòng máy vi tính phục vụ cho dạy Nghề tin học ứng dụng.

Trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo chƣa có phòng học chuyên môn Nghề điện dân dụng, không có phòng học chuyên môn dạy Nghề làm vƣờn mà chỉ có khoảng đất nhỏ để trồng cây và cho học sinh thực hành.

Trang thiết bị kỹ thuật, máy móc phục vụ cho công tác DNPT ở các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng:

Bảng 2.7. Điều tra trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động dạy nghề phổ thông ở trƣờng trung học phổ thông

Tên trƣờng

THPT Tên thiết bị Số lƣợng Nghề phổ thông

Tam Dƣơng Máy vi tính 145 máy Tin học ứng dụng

Tam Dƣơng II

Bảng điện, mạng điện 12 bộ

Điện dân dụng Bộ dụng cụ (kìm, bút thử điện,

các loại ốc vít, cầu trì, ổ cắm, công tắc, phích cắm, dây điện, đui, bóng đèn, băng dính)

10 bộ

Máy vi tính 46 máy Tin học ứng dụng

Trần Hƣng Đạo

Bảng điện, mạng điện 12 bộ

Bộ dụng cụ (kìm, bút thử điện, các loại ốc vít, cầu trì, ổ cắm, công tắc, phích cắm, dây điện, đui, bóng đèn, băng dính)

10 bộ

Dụng cụ cắt tỉa cây dao, kéo cắt

cành, các túi ni lông, vƣờn trƣờng 6 bộ Nghề làm vƣờn

Trang thiết bị kỹ thuật, máy móc ở trƣờng THPT Tam Dƣơng mới đáp ứng đƣợc hơn 40 % yêu cầu; trƣờng THPT Tam Dƣơng II mới đáp ứng đƣợc 60% - 70% yêu cầu; trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo mới đáp ứng đƣợc 40% - 50% yêu cầu.

Tài liệu, sách báo các nhà trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng đều rất quan tâm đầu tƣ. Số lƣợng đầu sách giáo khoa bình quân/ một học sinh cao. Công tác thƣ viện trƣờng học đƣợc quan tâm và phát huy đạt kết quả tốt. Các nhà trƣờng đều có tủ sách ở thƣ viện dành riêng để tài liệu sách báo, thông tin nghề; sách, báo địa phƣơng giới thiệu về nghề phổ thông, liên quan đến các nghề đƣợc học đều có đủ. Tài liệu giới thiệu các cơ sở đào tạo nghề liên quan (Đại học, Cao đẳng, Trung học chuên nghiệp, Trƣờng nghề…), đƣợc in thành sách, in dƣới

chế ở thƣ viện mà các trƣờng chƣa có đủ kinh phí để xây dựng tủ sách, tài liệu báo chí ở tại lớp học để học sinh có thể tranh thủ giờ giải lao đọc; vì vậy học sinh còn chƣa thƣờng xuyên tiếp cận đƣợc nguồn tài liệu ấy.

Phân tích từ thực trạng trên, phản ánh những vấn đề nan giải cho bài toán đầu tƣ về CSVC, trang thiết bị, máy móc, tài liệu sách báo… hiện nay nhƣ thế nào đáp ứng tốt hoạt động DNPT cho học sinh THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh trung học phổ thông huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Công tác tổ chức, quản lý các hoạt động DNPT của các cán bộ quản lý ở các nhà trƣờng đóng vai trò to lớn trong thực hiện mục tiêu hƣớng nghề, định hƣớng cho học sinh cuối cấp lựa chọn con đƣờng đi sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Đội ngũ CBQL ở các nhà trƣờng đã biết thu hút các lực lƣợng để xây dựng kế hoạch hoạt động DNPT; biết huy động và phân phối các nguồn lực để tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động DNPT hiệu quả; biết chỉ đạo việc hỗ trợ và tạo động lực để các lực lƣợng thực hiện nhiệm vụ; biết theo dõi kiểm tra để điều chỉnh và bổ sung các biện pháp cho hoạt động DNPT đạt mục tiêu.

Quản lý thực hiện các hình thức DNPT một cách chặt chẽ thể hiện qua kế hoạch triển khai có chất lƣợng các tiết DNPT; đánh giá các tiết dạy của giáo viên về nội dung dạy nghề ở những giờ học lý thuyết và thực hành; quản lý chất lƣợng DNPT; tổ chức các hoạt động tham quan hƣớng nghiệp đáp ứng yêu cầu tìm hiểu nghề, tìm hiểu và định hƣớng nghề cho học sinh THPT một cách hiệu quả, không thực hiện hình thức.

Hàng năm quản lý việc huy động nguồn lực xây dựng CSVC, mua sắm thiết bị phần nào đã ứng đƣợc việc tổ chức hoạt động DNPT. Đã khuyến khích, phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho DNPT. Có kế hoạch xây dựng phòng học bộ môn, xƣởng DNPT ở trƣờng THPT. Đã cử giáo viên

dạy các môn văn hóa đang kiêm nhiệm DNPT đi tham dự các lớp tập huấn, lớp bồi dƣỡng, các chuyên đề hội thảo theo dự án của Bộ, của ngành, của tỉnh về các môn nghề mà mình đang giảng dạy.

Đã dành nguồn ngân sách trong hoạt động chuyên môn cho hoạt động dạy nghề, có hình thức thi đua khen thƣởng, để thúc đẩy hoàn thành các chỉ tiêu về dạy nghề và phân luồng học sinh. Tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt chƣơng trình DNPT; động viên khen thƣởng kịp thời các tổ chức, cá nhân đã hoàn thành xuất sắc thực hiện dạy, học nghề phổ thông.

Nhƣ vậy, công tác quản lý hoạt động DNPT ở trƣờng THPT đƣợc thực hiện chặt chẽ, chất lƣợng dạy nghề cho học sinh đƣợc nâng cao, đáp ứng yêu cầu cơ bản của học nghề, giúp học sinh tìm hiểu một số nghề và làm quen với các kỹ năng lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 57 - 61)