Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 54 - 57)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh

học phổ thông huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Kiểm tra, đánh giá DNPT là một trong bốn chức năng cơ bản có vai trò rất quan trọng của công tác quản lý. Quá trình kiểm tra ngƣời quản lý thƣờng đi vào các nội dung sau: kiểm tra giảng dạy của giáo viên; Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn giảng dạy, phân phối chƣơng trình, bài soạn, các hồ sơ chuyên môn, chấm trả bài cho điểm, sử dụng đồ dùng dạy học và thực hiện các tiết học thực hành theo quy định; kiểm tra trình độ tay nghề, nghiệp vụ của giáo viên qua dự giờ, trắc nghiệm bài làm của học sinh, hội giảng, hội thi chuyên môn; kiểm tra kết quả giảng dạy giáo dục xếp loại học lực của học sinh, kết quả thi

của học sinh, kết quả thi tốt nghiệp; kiểm tra việc thực hiện qui định chuyên môn ra vào lớp, tham gia sinh hoạt tổ, nhóm, sinh hoạt chuyên đề, bồi dƣỡng học sinh, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, giúp đỡ đồng nghiệp và học sinh.

Tổ chức thi nghề: Kiểm tra điều kiện dự thi của học sinh về thời gian học và số lƣợng điểm lý thuyết, thực hành; kiểm tra việc tổ chức thi dạy nghề phổ thông với mức độ điều chuyển giám thị từ các nơi khác đến; kiểm tra tình hình phục vụ thiết bị thực hành cho thi DNPT; kiểm tra việc làm bài nghiêm túc của học sinh.

Hình thức kiểm tra, đánh giá DNPT: Kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn do ban chuyên môn thực hiện gồm Phó hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn (trƣởng tiểu ban) các tổ trƣởng và nhóm trƣởng, đại diện đoàn thể và ban thanh tra nhân dân. Việc kiểm tra hồ sơ sẽ thực hiện hình thức kiểm tra chéo để phân loại hồ sơ, đánh giá những hồ sơ thực hiện nghiêm túc và chƣa thực hiện một cách khách quan. Việc kiểm tra tay nghề của giáo viên thông qua dự giờ do trƣởng ban chuyên môn và tổ trƣởng, nhóm trƣởng. Đánh giá giáo viên thực hiện nghiệp vụ có tốt không, có sử dụng tốt thiết bị đồ dùng không, có đổi mới trong phƣơng pháp giảng dạy không.

Việc kiểm tra, đánh giá DNPT là khâu cuối cùng dƣới hình thức thi tốt nghiệp nghề phổ thông do Sở GD&ĐT chủ trì. Mọi trình tự thi DNPT đƣợc thực thi nghiêm túc, có quyết định quản lý của cấp trên, có sự phối hợp của các lực lƣợng xã hội tham gia hội đồng thi.

Thực trạng của việc kiểm tra, đánh giá dạy nghề phổ thông tôi tiến hành khảo sát các trƣờng trung học phổ thông huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc.

Bảng 2.5. Điều tra thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy nghề phổ thông ở trƣờng trung học phổ thông huyện Tam Dƣơng

TT Nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy nghề phổ thông Tỉ lệ kiểm tra

1 Hồ sơ chuyên môn

1.1 Sổ điểm, sổ đầu bài, ký duyệt giáo án 100%

1.2 Thực hiện phân phối chƣơng trình 100%

1.3 Thực hiện kí duyệt giáo án hàng tuần 80%

1.4 Dự giờ đánh giá, xếp loại tay nghề giáo viên 50%

1.5 Giáo viên tổ chức kiểm tra định kỳ 100%

2 Tổ chức thi nghề phổ thông 100%

2.1 Tổ chức thi nghề nghiêm túc theo các phòng thi 60%

2.2 Dụng cụ thực hành đủ cho học sinh làm theo qui định 60%

2.3 Học sinh làm bài tự giác nghiêm túc 100%

2.4 Kì thi coi nghiêm túc nhƣ thi tốt nghiệp văn hoá 40%

Qua bảng 2.5 thấy rõ việc kiểm tra, đánh giá DNPT ở các trƣờng THPT ở huyện Tam Dƣơng còn nhiều điều lƣu ý.

Dự giờ đánh giá, xếp loại tay nghề của giáo viên đạt ở mức độ thấp 50%. Qua tiết dự giờ, giáo viên chƣa chú ý phát triển năng lực của học sinh, mà dạy nghề cần chú trọng việc phát hiện năng lực của học sinh là rất cần thiết, là mục tiêu quan trọng của việc tổ chức hoạt động dạy nghề của giáo viên. Nhờ có chú ý phát triển năng lực của học sinh thì mới đánh giá nhận thức học sinh, mới phát hiện ƣu điểm, hạn chế trong học tập. Nếu dạy nghề mà thƣờng xuyên chú ý đến phát triển năng lực của học sinh thì sẽ giúp học sinh tích cực học tập hơn, nâng cao chất lƣợng học tập và trình độ kỹ năng nghề nghiệp ở trƣờng THPT.

Việc tổ chức thi tốt nghiệp nghề phổ thông (đánh giá cuối cùng) cũng chƣa đảm bảo khách quan, nhƣ thi tốt nghiệp văn hoá. Số giám thị đƣợc điều

chuyển từ các nơi khác đến làm thi còn chƣa thực sự nghiêm túc vì vẫn còn tƣ tƣởng là đây không phải là kỳ thi văn hóa, mà chỉ là thi nghề cho xong. Học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp nghề phổ thông đạt tỉ lệ đỗ hơn 95% - 100%, chất lƣợng DNPT này có phản ánh đúng thực tế không? Điều gì cần phải xem xét lại ở đây?

Sử dụng dụng cụ thực hành phục vụ thi nghề phổ thông còn thấp chỉ đạt 60%, sẽ ảnh hƣởng đến quá trình kiểm tra kỹ năng thực hành nghề.

Tất cả những vấn đề nêu trên cần đƣợc nghiên cứu và có biện pháp khắc phục kịp thời trong công tác kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)