Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39)

7. Cấu trúc luận văn

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho

học sinh trung học phổ thông

Các trƣờng THPT quản lý cụ thể và chặt chẽ việc thực hiện nội dung chƣơng trình DNPT cho học sinh THPT; đáp ứng đƣợc yêu cầu tìm hiểu một số nghề, làm quen với kỹ năng lao động trong một số nghề phổ biến; giúp học sinh lựa chọn nghề phổ thông phù hợp với lứa tuổi học sinh phổ thông. Nội dung chƣơng trình DNPT cấp THPT đang đƣợc thực hiện với thời lƣợng 105 tiết. Tuy nhiên, lại tùy vào điều kiện thực tế ở mỗi trƣờng, mỗi địa phƣơng để lựa chọn tổ chức dạy các Nghề phổ thông khác nhau, để đảm bảo tất cả số học sinh THPT đều có thể đƣợc tham gia học nghề.

Đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao các yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng và phục vụ cho nền kinh tế mở cửa, hội nhập nhƣ hiện nay. Nhu cầu nghề và đào tạo nghề không ngừng đƣợc mở rộng, nâng cao chất lƣợng. DNPT không chỉ

còn là dạy ngành nghề truyền thống, mà còn là mở rộng đào tạo các ngành nghề, các hình thức dịch vụ, nông lâm nghiệp, điện tử, tin học, may mặc, cơ khí công nghiệp … Cần khuyến khích các trƣờng THPT có điều kiện CSVC tốt mở rộng dạy nhiều nghề phổ thông cho học sinh nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục và chuẩn bị tích cực cho thế hệ trẻ bƣớc vào cuộc sống. DNPT cho học sinh phổ thông không chỉ là dạy kiến thức, mà còn rèn luyện kỹ năng lao động, hƣớng nghiệp góp phần nâng cao dân trí, chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nƣớc. Nhằm giúp học sinh dễ dàng thích ứng với sự dịch chuyển lao động trong sản xuất và đào tạo nghề mới, phát huy tính sáng tạo và hình thành khả năng lao động tƣ duy. Vì vậy, Quản lý hoạt động DNPT là bộ phận chủ yếu trong toàn bộ hoạt động quản lý của nhà trƣờng.

Đội ngũ giáo viên làm công tác DNPT cho học sinh phổ thông ở trƣờng THPT còn chƣa có trình độ chuyên sâu. Đa số giáo viên DNPT đều là kiêm nhiệm, ít đƣợc bồi dƣỡng thƣờng xuyên về chuyên môn nghiệp vụ DNPT, thiếu cập nhật thông tin, nội dung các giờ DNPT vẫn còn mang nặng phƣơng pháp thuyết giảng chƣa phát huy đƣợc yếu tố chủ động tích cực của học sinh.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật là điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình DNPT, thiếu điều kiện này thì quá trình DNPT diễn ra với hiệu quả thấp. Trong quá trình DNPT cần chú trọng đầu tƣ CSVC, trang thiết bị kỹ thuật để vừa đảm bảo nội dung, phƣơng tiện chuyển tải thông tin từ giáo viên tới học sinh; tạo hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng thực hành nghề, hình thành phƣơng pháp học tập chủ động tích cực, luyện tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp.

Quán triệt chủ trƣơng xã hội hóa DNPT cho học sinh ở các trƣờng THPT của Đảng và Nhà nƣớc trong chỉ đạo thực hiện giáo dục hƣớng nghiệp - dạy nghề phổ thông. Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trƣờng cùng tham gia vào hoạt động DNPT cho học sinh; các trƣờng THPT rất cần sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền, các ban ngành ở địa phƣơng cùng tham gia

doanh nghiệp, các cá nhân có điều kiện hỗ trợ hay trực tiếp tham gia vào quá trình DNPT cho học sinh THPT; góp phần tích cực cùng nhà trƣờng làm tốt công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THPT.

Kết luận chƣơng 1

Nghiên cứu về hoạt động DNPT của một số nƣớc trên thế giới và trong nƣớc: DNPT và quản lý hoạt động DNPT cho học sinh THPT đã đƣợc tiến hành từ nhiều năm với mục tiêu của công tác dạy nghề là giáo dục, bồi dƣỡng, hƣớng dẫn cho học sinh chọn nghề phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, đồng thời phù hợp với nguyện vọng và năng lực bản thân. DNPT cho học sinh là một trong các hoạt động giáo dục học sinh toàn diện cả về tri thức, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ và tƣ tƣởng nghề nghiệp. DNPT là một hoạt động có tính chất định hƣớng, luôn gắn liền với thực tiễn. Các khái niệm quản lý, quản lý trƣờng THPT, quản lý DNPT, nội dung quản lý DNPT; sự cần thiết và yêu cầu phải tăng cƣờng quản lý hoạt động DNPT cho học sinh; các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động DNPT là cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động DNPT cho học sinh THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc ở chƣơng 2.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

HUYỆN TAM DƢƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC

2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Huyện Tam Dƣơng đƣợc tái lập theo Nghị định số 36/1998/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ về việc chia tách huyện Tam Đảo thành 2 huyện Tam Dƣơng và Bình Xuyên, đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 9 năm 1998. Do quy hoạch mở rộng thành phố Vĩnh Yên theo Nghị định số 72/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính, cắt thị trấn Tam Dƣơng và thôn Lai Sơn (xã Thanh Vân), khu đồi Son (xã Vân Hội) của huyện Tam Dƣơng về thành phố Vĩnh Yên kể từ ngày 01 tháng 9 năm 1999.

Tháng 12 năm 2003, thực hiện Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về việc thành lập huyện Tam Đảo và việc điều chỉnh giới hành chính, cắt 4 xã Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu, Đại Đình của huyện Tam Dƣơng về huyện Tam Đảo từ ngày 01 tháng 1 năm 2004.

Từ khi tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng năm 1998 đến ngày 01 tháng 01 năm 2004 đã trải qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính. Tính đến nay huyện Tam Dƣơng có 13 đơn vị xã, thị trấn với 145 thôn. Có 4 xã đồng bằng, 3 xã miền núi và 6 xã, thị trấn trung du. Tổng diện tích tự nhiên 107,18 km2.

Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch. Phía Nam giáp thành phố Vĩnh Yên, huyện Yên Lạc. Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên.

Tam Dƣơng là huyện liền kề với thành phố Vĩnh Yên trung tâm chính trị - kinh tề - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc; có hệ thống đƣờng Quốc lộ 2A, 2B, 2C và đƣờng tỉnh lộ 310, 305, 306, 309, đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua. Huyện Tam Dƣơng là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng, Trung du và Miền núi, là cầu nối để phát triển kinh tế thị trƣờng giữa Sơn Dƣơng (Tuyên Quang) - Tam Đảo - Việt Trì- Vĩnh Yên với thủ đô Hà Nội.

Đồng bào dân tộc huyện Tam Dƣơng chủ yếu là ngƣời kinh chiếm 99, 5 % còn lại là các dân tộc thiểu số anh em nhƣ Tày, Nùng, Cao Lan…. Sinh sống chủ yếu ở các xã miền núi.

Về khí hậu, Tam Dƣơng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa chuyển tiếp: Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau; mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9. Nhiệt độ cực đại trung bình trong năm là 20,5 độ C, độ ẩm tƣơng đối trung bình trong năm 83%. Tổng số giờ nắng trong năm 1464 giờ. Lƣợng mƣa bình quân hàng năm 1661 mm. Hƣớng gió chủ đạo tại khu vực chịu sự chi phối của 2 hệ thống hoàn lƣu gió mùa: Gió Đông Nam, từ tháng 5 đến tháng 10; gió Đông Bắc, từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau.

Nhìn tổng quát, Tam Dƣơng có miền núi, có trung du và đồng bằng, với vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho Tam Dƣơng trong việc giao lƣu, phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.

Trong giai đoạn từ 2005 đến 2010, nền kinh tế Tam Dƣơng tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng cao, bình quân đạt từ 17,4% / năm. Trong đó, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thủy sản. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2010 đạt 31 triệu đồng, tƣơng đƣơng 1.630 USD, gấp 3,45 lần so với năm 2005.

Giai đoạn từ năm 2011 đến 2013 trong điều kiện khó khăn và thách thức chung của cả nƣớc nhƣ sự bất ổn của tình hình chính trị thế giới và khu vực, sự suy giảm kinh tế toàn cầu, các thảm họa xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, … tốc

độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh bình quân đạt 7,52% / năm. Trong tình hình phát triển KT-XH chung của tỉnh, đối với huyện Tam Dƣơng, kinh tế cơ bản ổn định và duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng khá, bình quân 3 năm đạt 13% . Cơ cấu các ngành chuyển dịch theo định hƣớng: tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản. Cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 47,76%, dịch vụ chiếm 20,23%,; nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 32,01%. GDP bình quân đầu ngƣời đạt 26 triệu đồng / ngƣời/năm.

Theo thống kê, dân số huyện Tam Dƣơng năm 2013 là 96.142 ngƣời. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm là 1,2%. Mật độ dân số trung bình là 889 ngƣời/km2, trong đó dân cƣ tập trung sống ở khu vực nông thôn (Chiếm 90,2%).

Dự báo trong thời kỳ từ năm 2010 đến năm 2020, tổng số ngƣời trong các nhóm tuổi đi học tiếp tục tăng dần. Số lƣợng ngƣời trong nhóm tuổi đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học (tập trung trong nhóm 18- 21 tuổi) tăng liên tục và tƣơng đối nhanh đòi hỏi phải đầu tƣ phát triển giáo dục để đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo cho nhóm đối tƣợng này.

Cộng đồng xã hội, dân cƣ huyện Tam Dƣơng có nhiều giá trị văn hóa ƣu việt. Các giá trị văn hóa truyền thống lƣu lại thông qua các di tích lịch sử văn hoá đa dạng, cùng với nền văn hoá phi vật thể cũng đa dạng, hấp dẫn. Tam Dƣơng cũng là nơi lƣu giữ đƣợc nhiều phong tục thuần hậu, những lễ hội truyền thống gắn liền với sự tích, chiến công, hành trạng của các vị thần đƣợc tôn làm Thành hoàng của làng, trên cơ sở nhân cách hóa, đan xen với những yếu tố văn hóa riêng của cộng đồng hòa quyện trong hội làng. Các lễ hội nhƣ Nấu cơm thi (Phần Thạch, xã Đồng Tĩnh), Đúc bụt (làng Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh) hội xuống đồng (Hoàng Đan), hội vật Long Trì (Đạo Tú) thƣờng đƣợc mở vào dịp đầu xuân, từ đồng bằng tới trung du, trở thành ngày hội của nhân dân. Nhờ vậy những kỹ năng về sức mạnh, sự bền bỉ, khéo léo của từng cá nhân và tập thể luôn đƣợc rèn giũa; tính sáng tạo, sức cần cù, dẻo dai trong lao

Sau 16 năm tái lập huyện (1998 - 2014), huyện Tam Dƣơng đã có đƣợc những thành quả tích cực trên mọi lĩnh vực của đời sống KT-XH. Đời sống nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện. Sự nghiệp GD&ĐT, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân đƣợc quan tâm hơn. Văn hóa, thông tin, thể thao tiếp tục phát triển, nhất là tiến độ xây dựng các thiết chế văn hóa, xã hội có nhiều đổi mới. Giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách đối với ngƣời có công với nƣớc và các chính an sinh xã hội đạt kết quả tích cực. Công tác quốc phòng, an ninh đƣợc tăng cƣờng, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Trƣớc yêu cầu cấp thiết của công cuộc xây dựng và phát triển của tỉnh, của huyện, nhiệm vụ hết sức quan trọng trƣớc hết thuộc về ngàng GD&ĐT. Đó là phải đào tạo đƣợc nguồn nhân lực có chất lƣợng phục vụ trực tiếp cho công cuộc kiến thiết của địa phƣơng. Đây cũng chính là mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV nhiệm kì 2010-2015 đặt ra trong đó có nhấn mạnh, phấn đấu đến năm 2015 hầu hết thanh niên từ 15-18 tuổi sau khi học trung học cơ sở đƣợc học tiếp THPT và học nghề. Nhƣ thế có nghĩa là, giáo dục phổ thông (bậc trung học phổ thông), giáo dục nghề nghiệp (trong đó có dạy nghề phổ thông) cho học sinh THPT có vai trò then chốt góp phần vào thực hiện đƣợc mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV nhiệm kì 2010-2015.

Sau 16 năm tái lập huyện (1998-2014), huyện Tam Dƣơng đã đạt đƣợc những bƣớc tích cực trên mọi lĩnh vực của đời sống KT-XH Trong lĩnh vực GD&ĐT, ngƣời dân Tam Dƣơng với truyền thống hiếu học, cầu thị… có ý thức tìm tòi, đổi mới và sáng tạo, có truyền thống khoa bảng, với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức luôn đƣợc giữ gìn và phát huy cho đến ngày nay; cùng với sự chăm lo của Đảng, Nhà nƣớc và của toàn xã hội, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của huyện tiếp tục phát triển mạnh hơn trƣớc những yêu cầu của công cuộc đổi mới nhằm đáp ứng mục tiêu của ngành, góp phần thực hiện tốt giải pháp về

nhân lực để đẩy nhanh tiến trình thực hiện chiến lƣợc công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hƣớng XHCN và kế hoạch 5 năm của tỉnh, góp phần xây dựng quê hƣơng ngày càng giàu đẹp.

2.2. Hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1. Quy mô dạy nghề phổ thông cho học sinh Trung học phổ thông huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Các trƣờng THPT ở huyện Tam Dƣơng đã triển khai, tổ chức thực hiện chƣơng trình DNPT cho học sinh ở các khối lớp 11 với thời lƣợng 105 tiết, theo chỉ đạo thống nhất chung của Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, việc lựa chọn môn nghề phổ thông ở mỗi trƣờng dựa trên danh mục nghề phổ thông cần dạy cho học sinh THPT theo chƣơng trình của Bộ giáo dục và căn cứ tình hình thực tế nguồn lực hiện có của nhà trƣờng. Trƣờng THPT Tam Dƣơng chọn dạy nghề Tin học ứng dụng, trƣờng THPT Tam Dƣơng II dạy nghề Tin học ứng dụng và nghề Điện dân dụng, trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo dạy nghề Làm vƣờn.

Ở cả ba trƣờng đã tận dụng điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên THPT hiện có đang phục vụ và giảng dạy ở các môn văn hóa để dạy nghề. Giáo viên dạy các môn nghề đều là dạy kiêm nghiệm liên môn: Giáo viên môn Vật lý và Công nghệ dạy nghề Điện dân dụng, giáo viên môn Tin học dạy nghề Tin học ứng dụng, giáo viên môn Sinh học, Công nghệ dạy nghề Làm vƣờn. Tận dụng hết các phòng học bộ môn văn hóa để dạy thực hành nghề. Điều này đƣợc minh chứng cụ thể bằng bảng điều tra tình hình học nghề phổ thông trong 2 năm học gần nhất:

Bảng 2.1. Bảng điều tra học Nghề phổ thông năm học 2011-2012 Trƣờng trung học phổ thông Nghể Số lớp Số học sinh Số giáo viên dạy nghề phổ thông Tỉ lệ đỗ tốt nghiệpnghề phổ thông Ghi chú

Tam Dƣơng Tin học ứng dụng 11 409 9 100%

Tam Dƣơng II Tin học ứng dụng 1 36 1 100%

Điện dân dụng 5 184 2 100%

Trần Hƣng Đạo Làm vƣờn 7 249 2 100%

Bảng 2.2. Bảng điều tra học Nghề phổ thông năm học 2012-2013 Trƣờng trung học phổ thông Nghề Số lớp Số học sinh Số giáo viên dạy nghề phổ thông Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp nghề phổ thông Ghi chú

Tam Dƣơng Tin học ứng dụng 11 428 9 100%

Tam Dƣơng II Điện dân dụng 6 213 3 100%

Trần Hƣng Đạo Làm vƣờn 7 250 2 100%

Nhìn vào Bảng 2.1. và 2.2. nhận thấy thực trạng hoạt động DNPT hiện nay. Mặc dù, hoạt động DNPT triển khai đã lâu (từ năm 1991), nhƣng số lƣợng nghề lựa chọn để học trong các nhà trƣờng còn rất ít so với danh mục nghề của Bộ đƣa ra, chƣa đáp ứng kịp nhu cầu cơ bản cấp thiết đang đặt ra trƣớc mắt cần

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39)