Chuẩn bị bao bì đựng rau quả sấy khô

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun sản xuất rau quả sấy khô (Trang 42 - 47)

5.1. Yêu cầu chung về bao bì

Các loại bao bì sử dụng để chứa đựng sản phẩm sấy cần phải đảm bảo các yêu cầu:

- Bao bì chứa sản phẩm sấy phải bền chắc.

- Không độc, không gỉ, mặt nhẵn, không bị ăn mòn.

- Không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm rau quả sấy.

- Bao bì đạt tiêu chuẩn về vệ sinh bao bì thực phẩm do Bộ Y tế quy định.

5.2. Các loại bao bì

Sản phẩm sấy được đóng trực tiếp trong các thẩu thủy tinh, bao P.E, bao bì ghép nhiều lớp...

5.2.1. Bao P.E

* Đặc điểm: P.E là loại nhựa plastic, có tên thương mại là polyethylen (hình 6.3.41).

Bao P.E trơ với môi trường thực phẩm, có khả năng chống thấm nước, trong suốt nên có thể nhìn thấy được sản phẩm bên trong. Bao P.E nhẹ, giá thành rẻ nên khi chứa đựng trực tiếp sản phẩm có thể làm giảm giá thành của sản phẩm sấy. Vì thế, trên thị trường hiện nay đang sử dụng khá phổ biến loại bao bì này.

hiện nay ít sử dụng (hình 6.3.42).

* Công dụng: Lọ thủy tinh được dùng để chứa đựng trực tiếp sản phẩm rau quả sấy khô với các kích cỡ khác nhau. Thông thường các sản phẩm sấy khô có giá trị cao như chuối sấy, mít sấy... được

chứa đựng trong bao bì thủy tinh.

Hình 6.3.42. Lọ thủy tinh

5.2.3. Bao bì ghép nhiều lớp

* Đặc điểm: Bao bì ghép nhiều lớp là loại bao bì có nhiều lớp vật liệu ghép lại với nhau gồm các lớp vật liệu như: nhôm, P.E, PP.... Bên ngoài là lớp PP, tiếp theo là lớp P.E, rồi đến lớp nhôm và cuối cùng là lớp P.E.

Bao bì ghép nhiều lớp nhẹ, bền, đẹp, kín, đảm bảo được khả năng chống thấm khí, chống thấm nước, có khả năng in ấn và hàn dán cao... (hình 6.3.43).

* Công dụng: Được sử dụng để chứa đựng sản phẩm rau quả sấy có hiệu quả rất cao.

Hình 6.3.43. Bao bì ghép nhiều lớp

5.2.4. Thùng cac tông

* Đặc điểm: Thùng cac tông được làm từ giấy cac tông hoặc giấy

bìa gợn sóng (hình 6.3.44).

Thùng nhẹ, có nhiều kích cỡ khác nhau, có thể in, dán nhãn hiệu lên thùng một cách dễ dàng.

* Công dụng: Thùng cac tông được sử dụng để đóng các bao bì đã

5.3. Vệ sinh bao bì

Đối với sản phẩm sấy thường hay sử dụng bao bì P.E, lọ thủy tinh và bao bì ghép nhiều lớp.

5.3.1. Đối với bao bì P.E và bao bì ghép nhiều lớp

Với các loại bao bì này thường sử dụng bao bì mới và không tái sử dụng nên không cần phải vệ sinh.

5.3.2. Đối với bao bì thủy tinh

Đối với lọ thủy tinh đựng sản phẩm có thể sử dụng mới, cũng có thể mua các lọ cũ về sử dụng lại nhằm giảm giá thành của sản phẩm.

Nếu mua lọ thủy tinh cũ thì mức độ bám bẩn khá cao, khó rửa sạch bằng nước thường vì thế cần phải vệ sinh kỹ. Các bước tiến hành vệ sinh lọ (thẩu) thủy tinh có thể tham khảo mục 5.3.2 ở bài 3 của MĐ 04.

5.4. Bảo quản bao bì

Bao bì được sắp xếp và bảo quản ở nơi riêng biệt, thoáng, khô ráo, sạch sẽ và an toàn.

Các loại bao bì được sắp xếp trên các palet (bục kê) để tránh ẩm ướt (hình 6.3.45).

Hình 6.3.45. Sắp xếp bao bì trên bục

Phía ngoài bao bì được bao bọc lại bằng bao P.E để bảo quản chống ẩm ướt, chống bụi (hình 6.3.46).

Hình 6.3.46. Bọc lớp P.E bên ngoài bao bì

Chú ý: Các loại bao bì khi sắp xếp thì chồng lên nhau nhưng không được quá 10 chồng để tránh ngã đổ.

bước công việc vệ sinh thiết bị trong nhà xưởng sản xuất rau quả sấy khô. - Nguồn lực:

+ Các thiết bị: Máy sục ozon, máy bóc vỏ, máy thái lát, máy sấy, máy hàn bao PE, thau, chậu, xoong inox, rổ, dao, thớt...

+ Hóa chất dùng để vệ sinh thiết bị: xà phòng.

+ Trang phục bảo hộ: Găng tay cao su, ủng cao su,...

- Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ (3  5 học viên/nhóm)

- Nhiệm vụ: Mỗi nhóm nhận nhiệm vụ vệ sinh một số thiết bị, dụng cụ. Các hoạt động cần thực hiện:

+ Mang đồ bảo hộ lao động.

+ Chọn ra những dụng cụ được giao vệ sinh.

+ Thực hiện các bước vệ sinh thiết bị, dụng cụ theo nội dung hướng dẫn:

Bước 1. Hòa dung dịch hóa chất vệ sinh

Bước 2. Rửa thiết bị, dụng cụ bằng nước

Bước 3. Rửa thiết bị, dụng cụ bằng hóa chất

Bước 4. Tráng lại bằng nước sạch

Bước 5. Làm khô

Bước 6. Kiểm tra thiết bị, dụng cụ sau khi vệ sinh

- Thời gian hoàn thành: 30  40 phút/1 nhóm.

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: + Thực hiện các hoạt động theo đúng trình tự;

+ Thao tác vệ sinh thiết bị, dụng cụ đúng yêu cầu; + Thiết bị, dụng cụ đảm bảo sạch sau khi vệ sinh.

2.2. Bài thực hành số 6.3.2: Thực hành vận hành thử các thiết bị sản xuất rau quả sấy khô. xuất rau quả sấy khô.

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc vận hành thử thiết bị trong nhà xưởng sản xuất rau quả sấy khô.

- Nguồn lực: Máy sục ozone để rửa nguyên liệu, máy bóc vỏ, máy thái lát, máy sấy, máy hàn bao P.E.

- Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm). - Nhiệm vụ: Mỗi nhóm nhận nhiệm vụ vận hành một thiết bị. Các hoạt động cần thực hiện:

+ Mang đồ bảo hộ lao động.

+ Chọn ra thiết bị được giao vận hành.

+ Thực hiện các bước vệ sinh thiết bị, dụng cụ theo nội dung hướng dẫn:

Bước 1. Khởi động máy

Bước 2. Cài đặt

Bước 3. Vận hành

Bước 4. Tắt máy

- Thời gian hoàn thành: 30  60 phút/nhóm.

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: + Thực hiện các hoạt động theo đúng trình tự;

+ Vận hành thiết bị theo đúng quy trình; + Thiết bị vận hành an toàn.

C. Ghi nhớ

Cần chú ý các nội dung trọng tâm:

- Thiết bị, dụng cụ, bao bì trong sản xuất rau quả sấy phải dảm bảo sạch sẽ, khô ráo và vận hành tốt.

- Quy trình kiểm tra, vận hành các thiết bị và quy trình vệ sinh thiết bị, dụng cụ, bao bì trong sản xuất rau quả sấy khô.

A. Nội dung

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun sản xuất rau quả sấy khô (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)