Kiểm tra thiết bị

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun sản xuất rau quả sấy khô (Trang 32 - 41)

e. Máy sấy năng lượng mặt trời nhiều khay di động

2.1.Kiểm tra thiết bị

- Các thiết bị phải đảm bảo đầy đủ các chi tiết: các nút bấm khởi động, các nút bật ON/OFF, nắp đậy, dĩa, khay sấy, lồng ly tâm, các rulo bóc vỏ, đầu sục ozone... theo cấu tạo.

- Thiết bị không bị gỉ sắt, được làm từ vật liệu inox hoặc thép tráng men để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

- Mỗi thiết bị có cầu dao riêng biệt để tiện cho quá trình vận hành và đảm bảo an toàn lao động.

- Mỗi thiết bị đều có bảng hướng dẫn vận hành kèm theo.

2.2. Hướng dẫn vận hành và sử dụng một số thiết bị, dụng cụ trong nhà xưởng xưởng

2.2.1. Hướng dẫn vận hành máy bóc vỏ * Bước 1: Khởi động

Hình 6.3.14. Khởi động máy

* Bước 2: Cho nguyên liệu vào Cho nguyên liệu cần bóc vỏ chạy theo băng tải nạp liệu vào máy (hình 6.3.15).

Hình 6.3.15. Cho nguyên liệu vào

* Bước 3: Tiến hành bóc vỏ Dưới tác dụng của ma sát giữa các rulo quay quanh trục máy, vỏ của nguyên liệu sẽ bóc ra (hình 6.3.16).

Hình 6.3.16. Tiến hành bóc vỏ

* Bước 4: Tháo sản phẩm Nguyên liệu sau khi bóc vỏ sẽ được tháo ra ngoài, đựng trong các giỏ (sọt) nhựa (hình 6.3.17).

* Bước 5: Kết thúc

Sau khi bóc hết vỏ lượng nguyên liệu cần bóc, tắt điện cho máy, dùng nước để vệ sinh máy, sau đó để máy khô tự nhiên hoặc dùng vải lau khô .

2.2.2. Hướng dẫn vận hành máy thái (cắt) lát * Bước 1: Khởi động máy

Cắm điện cho máy, bật nút khởi động (hình 6.3.18).

Hình 6.3.18. Khởi động máy

* Bước 2: Cho nguyên liệu vào Cho nguyên liệu cần thái lát vào máy (hình 6.3.19).

Hình 6.3.19. Cho nguyên liệu vào

* Bước 3: Tiến hành thái lát Nguyên liệu được thái thành từng lát với chiều dày theo yêu cầu (hình 6.3.20).

Hình 6.3.21. Tháo sản phẩm

2.2.3. Hướng dẫn vận hành máy ly tâm * Bước 1: Vệ sinh máy ly tâm

Dùng nước vệ sinh máy ly tâm, sau đó dùng khăn lau khô lại (hình 6.3.22).

Hình 6.3.22. Vệ sinh máy ly tâm

* Bước 2: Cho nguyên liệu vào máy ly tâm. Nguyên liệu sau khi rửa được

cho vào máy ly tâm (hình 6.3.23) theo từng mẻ 1 ÷ 2kg, tùy theo lượng nguyên liệu ít hay nhiều.

Chú ý: Cần phải trải đều nguyên liệu để máy chạy không kêu và vòng quay của máy đều (hình 6.3.24).

Hình 6.3.24. Trải đều nguyên liệu

* Bước 3: Tiến hành ly tâm

Đậy nắp máy ly tâm, cắm điện, bật cầu dao để chạy máy, theo dõi thời gian

vận hành đúng theo yêu cầu, khoảng 3  5 phút (hình 6.3.25). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình ly tâm, dưới tác dụng của lực ly tâm, nước trong nguyên liệu sẽ được tách bớt nhằm tạo điều kiện cho quá trình sấy diễn ra nhanh hơn.

Hình 6.3.25. Tiến hành ly tâm

Chú ý: Trong quá trình ly tâm, có thể mở nắp máy ly tâm để theo dõi nhằm xử lý các sự cố bất thường xảy ra trong khi ly tâm (hình 6.3.26).

Hình 6.3.27. Tháo sản phẩm

2.2.4. Hướng dẫn vận hành máy sấy

* Bước 1: Khởi động máy sấy

Dùng khăn khô lau sạch trong và ngoài máy, kể cả các khay sấy (hình 6.3.28). Sau đó mở máy bằng cách cắm điện, bấm nút “power” (hình 6.3.29).

Hình 6.3.28. Vệ sinh máy sấy và khay sấy

Hình 6.3.29. Mở máy

* Bước 2: Cài đặt chế độ sấy

Dùng tay nhấn và giữ nút màu xám, đồng thời vặn nút cài đặt nhiệt độ theo chiều kim đồng hồ để cài đặt nhiệt độ sấy (hình 6.3.30). Sau đó, cài đặt quạt

thông gió cho máy sấy cũng bằng cách vặn nút đen trên máy cho đến khi trên máy xuất hiện chữ FA1 (hình 6.3.31).

Hình 6.3.30. Cài đặt nhiệt độ sấy Hình 6.3.31. Cài đặt quạt thông gió

* Bước 3: Cho sản phẩm vào sấy Khi nhiệt độ máy sấy ổn định, mở cửa tủ sấy, tiến hành cho các khay nguyên liệu vào sấy (hình 6.3.32).

Chú ý: Cần phải mang găng tay bằng vải để chống nóng

Hình 6.3.32. Cho sản phẩm vào sấy

* Bước 4: Sấy sản phẩm

Sau khi đã cho hết các khay nguyên liệu cần sấy vào máy, đóng cửa máy sấy. Tiến hành sấy nguyên liệu theo nhiệt độ và thời gian yêu cầu.

* Bước 5: Lấy sản phẩm

Sau khi sấy đúng theo thời gian yêu cầu, đồng thời đã tiến hành kiểm tra sản phẩm về trạng thái, độ ẩm thì kết thúc quá trình sấy. Tắt máy bằng cách đưa nút power về vị trí “O” (hình 6.3.33), rút điện, mở cửa tủ sấy và đưa các khay sản phẩm ra ngoài (hình 6.3.34).

* Bước 2: Cài đặt chế độ đo (hình 6.3.36).

- Nhấn SELECT để lựa chọn phương pháp đo (Standard, quikly mode, automatic mode…) (hình a). Nhấn nút mũi tên để di chuyển đến phương pháp đo thích hợp (hình b).

- Nhấn SELECT để lựa chọn nhiệt độ chính xác (Midde, High, Low) (hình c). Nhấn phím mũi tên để lựa chọn nhiệt độ sấy thích hợp (hình d). Và nhấn SELECT để cài đơn vị đo (hình e).

- Nhấn phím mũi tên để cài đơn vị đo (đơn vị đo thông thường là Mositure/W) (hình f). Sau đó, nhấn ENTER để kết thúc việc cài đặt (hình g).

(b) Nhấn mũi tên (a) Nhấn SELECT

(c) Nhấn SELECT (d) Nhấn mũi tên (e) Nhấn SELECT

Hình 6.3.35. Khởi động

Hình 6.3.36. Cài đặt chế độ đo

* Bước 3: Tiến hành đo mẫu

- Chuẩn bị đo mẫu (hình 6.3.37): Cho mẫu nguyên liệu cần đo vào cối nghiền nhỏ (hình a), mở nắp máy, bỏ đĩa sấy (không có mẫu) vào máy (hình b). Nhấn nút RESET trên máy để trừ bì (hình c). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 6.3.37. Chuẩn bị đo mẫu

- Đo độ ẩm của mẫu (hình 6.3.38).

Cho mẫu nguyên liệu đã nghiền vào (hình d), đậy nắp máy, nhấn START để máy tiến hành đo (hình e). Quá trình đo kết thúc khi máy phát ra tiếng “bip”, màn hình xuất hiện giá trị % độ ẩm của nguyên liệu (hình f).

Hình 6.3.38. Đo độ ẩm của mẫu

(e) Nhấn START

(d) Cho mẫu vào (f) Giá trị độ ẩm cần đo

(c) Nhấn nút RESET (b) Bỏ đĩa sấy vào máy

(a) Nghiền mẫu

(g) Nhấn ENTER (f) Nhấn mũi tên

Các thiết bị bố trí trong từng khu vực sản xuất theo nguyên tắc một chiều như đã trình bày ở bài 1.

Các dụng cụ thường được sắp xếp trên các giá, kệ ngay ngắn (hình 6.3.39).

Hình 6.3.39. Kệ sắp xếp dụng cụ

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun sản xuất rau quả sấy khô (Trang 32 - 41)