Động cơ làm việc nhân viên khối kinh doanh tiếp thị theo thâm niên

Một phần của tài liệu động cơ làm việc của nhân viên khối kinh doanh – tiếp thị ở một số công ty thương mại tại tp hồ chí minh (Trang 78 - 101)

niên làm việc

Bảng 2.29. Động cơ làm việc nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị theo thâm niên

Thâm niên Động cơ trong Động cơ ngoài ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

Dưới 1 năm 3.78 0.35 3.65 0.39

Từ 1 – dưới 3 năm 3.88 0.40 3.66 0.38

Từ 3 –5 năm 4.07 0.40 3.57 0.32

Trên 5 năm 3.83 0.44 3.53 0.50

Xét về thâm niên làm việc, bảng 2.29 cho thấy nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị có thời gian làm việc ngắn hay dài đều chịu sự thúc đẩy từ cả động cơ bên trong lẫn bên ngoài, có sự chênh lệch về Mean của động cơ bên trong lẫn bên ngoài theo thâm niên làm việc, trong đó ĐCBT có khuynh hướng là động lực thúc đẩy mạnh hơn với Mean cao hơn ĐCBN. Nhìn chung, ĐCBT tăng theo thâm niên làm việc, ngoại trừ ở nhân viên thuộc nhóm có thâm niên lâu nhất - trên 5 năm thì Mean của ĐCBT thấp hơn nhóm từ 1- dưới 3 năm và từ 3-5 năm. Đối với ĐCBN thì ngược lại, có sự giảm khá rõ rệt về Mean của nhóm có thâm niên lâu hơn, từ 3 năm trở lên (Mean chỉ từ 3.53 – 3.57) so với nhóm có thâm niên dưới 3 năm (Mean: 3.65-3.66).

Bảng 2.30. Động cơ bên trong nhân viên khốikinh doanh tiếp thị theo thâm niên

Động cơ bên trong Dưới 1 năm Từ 1 – dưới

3 năm Từ 3 – 5 năm Trên 5 năm

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

Đam mê công việc 3.59 0.53 3.67 0.59 3.80 0.76 3.90 0.79

Sự phát triển 3.99 0.51 3.98 0.58 3.99 0.65 3.87 0.63

Sự độc lập, tự chủ 3.95 0.49 4.06 0.50 4.30 0.43 4.27 0.58

Chinh phục khó khăn, thử

thách 3.78 0.52 3.98 0.54 4.19 0.56 3.87 0.54

Sự phản hồi thông tin 3.80 0.51 3.89 0.54 4.09 0.49 3.47 0.46

Khi xem xét bảng 2.30, kết quả khảo sát cho thấy rõ hơn về động cơ làm việc bên trong của nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị theo thâm niên làm việc. Mean của động cơ đam mê công việc tăng theo thâm niêm làm việc, thấp nhất ở nhóm có thâm niên dưới 1 năm, và cao nhất ở nhóm có thâm niên trên 5 năm. Điều này cho phép rút ra nhận định rằng, thời gian làm việc càng dài, nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị càng chú trọng đến cảm giác hứng thú, say mê trong công việc mà họ đảm nhận và đó cũng chính là tiêu chí tìm kiếm cũng như đảm bảo sự gắn bó lâu dài với công việc. Mean cao nhất của các ĐCBT còn lại tập trung vào nhóm có thâm niên từ 3-5 năm. Có thể nói, ở nhóm này, người lao động đã khá thành thạo về các kỹ năng nghề nghiệp, các kiến thức được đào tạo đã được thực tế kiểm nghiệm và bổ sung những kinh nghiệm quý giá cho công việc từ trải nghiệm của chính bản thân hoặc từ việc học hỏi người đi trước. Đây chính là giai đoạn mà họ nỗ lực hoàn thiện để sẵn sàng cho những công việc đòi hỏi cao về mặt chuyên môn nghiệp vụ lẫn những vị trí quản lý.

Đối với nhóm có thâm niên dưới 1 năm, trong các ĐCBT thì động cơ sự phát triển có Mean cao nhất. Với thời gian làm việc chưa dài, điều thúc đẩy họ trong công việc đó là sự tích lũy kiến thức, kỹ năng từ chính công việc thực tế. Họ sẵn sàng đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau để có thêm sự hiểu biết và đón nhận sự thất bại như là một bài học quý giá mà không trường lớp nào có thể mang lại.

Bảng 2.31. Động cơ bên ngoài nhân viên khốikinh doanh tiếp thị theo thâm niên

Động cơ ngoài Dưới 1 năm Từ 1 – dưới

3 năm Từ 3 – 5 năm Trên 5 năm

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Tiền lương 3.65 0.68 3.70 0.61 3.40 0.69 3.28 0.98 Khen, thưởng 3.41 0.66 3.37 0.64 3.23 0.64 3.17 0.91 Thăng tiến 3.50 0.63 3.58 0.64 3.61 0.62 3.37 0.67 Sự đảm bảo 3.60 0.56 3.54 0.62 3.22 0.60 3.37 0.95 Sự thừa nhận 3.84 0.66 3.84 0.63 3.82 0.67 4.12 0.65 Chức vụ, địa vị 3.65 0.60 3.69 0.61 3.63 0.61 3.42 0.89

Môi trường làm việc 3.65 0.54 3.67 0.52 3.63 0.70 3.82 0.39

Khi xem xét từng ĐCBN của khách thể nghiên cứu theo thâm niên làm việc, kết quả phân tích từ bảng 2.31 cho thấy Mean cao nhất của động cơ tiền lương và chức vụ, địa vị rơi vào nhóm có thâm niên từ 1- dưới 3 năm; của động cơ khen, thưởng và sự đảm bảo rơi vào nhóm dưới 1 năm; của động cơ thăng tiến và sự khẳng định rơi vào nhóm từ 3 - dưới 5 năm; của động cơ sự thừa nhận và môi trường làm việc rơi vào nhóm trên 5 năm – đây cũng chính là 2 động cơ có Mean cao nhất trong nhóm các ĐCBN của nhóm có thâm niên trên 5 năm. Nhưng đối với các động cơ còn lại, khi xét trong từng nhóm thâm niên thì thứ hạng các động cơ đó không nằm trong nhóm các ĐCBN cao nhất. Ở nhóm thâm niên dưới 1 năm, từ 1- dưới 3 năm và nhóm từ 3-5 năm có sự tương đồng khi các động cơ có thứ hạng Mean cao nhất đều là: sự thừa nhận, sự khẳng định.

Về thứ hạng Mean thấp nhất của từng ĐCBN cũng có một số điểm như sau: đối với nhóm có thâm niên dưới 1 năm đó là động cơ khen thưởng và thăng tiến; đối với nhóm từ 1 - dưới 3 năm và từ từ 3 - 5 năm là khen thưởng và sự đảm bảo; đối với nhóm trên 5 năm là khen thưởng và tiền lương. Trong các nguyên nhân thúc đẩy nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị làm việc thì khen thưởng là động cơ có xu hướng giảm dần theo sự tăng lên của thâm niên. Liên quan đến vấn đề khen thưởng,

trả lời cho câu hỏi “Khen thưởng sẽ làm cho Chị tích cực làm việc hơn không? Hình thức khen thưởng nào mà Chị mong muốn nhận được khi hoàn thành tốt công việc?”thì Chị Mộng Th. - trưởng nhóm quan hệ khách hàng có thâm niên làm việc trên 5 năm chia sẻ thêm: “Hoàn thành công việc yêu cầu bắt buộc của bất kỳ ai đảm nhận một vị trí nào đó. Cho nên việc khen thưởng đối với tôi chỉ có ý nghĩa khi gặp phải vấn đề rất phức tạp mà bằng năng lực và trí tuệ của mình tôi đã giải quyết thành công. Tôi không đặt nặng vấn đề hình thức, chỉ bằng một lời khen của sếp cũng làm cho tôi cảm thấy sự nỗ lực của mình có giá trị. Tuy nhiên nếu việc gì cũng khen thưởng, người không xứng đáng cũng được khen thưởng thì thà không có tốt hơn…”

Kiểm định sự khác biệt về động cơ làm việc của nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị theo vị trí làm việc

Giả thuyết Ho: không có sự khác biệt về động cơ làm việc của nhân viên khối

kinh doanh – tiếp thị giữa các nhóm thâm niên làm việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm định tương quan giữa động cơ bên trong của nhân viên khối

kinh doanh – tiếp thị với thâm niên làm việc: Nếu lựa chọn độ tin cậy của phép kiểm định là 90% (mức ý nghĩa = 0.1) thì kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One – way Anova) ở các bảng trong phụ lục 08 cho thấy:

- Xét điểm trung bình chung của nhóm ĐCBT: bảng 8.1 – 8.4 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nhóm thâm niên làm việc khác nhau về ĐCBT (Sig < 0.1 - bác bỏ giả thuyết Ho). Kết quả kiểm nghiệm t từng cặp 2 nhóm (Dunnett) cho thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa về ĐCBT giữa nhân viên kinh doanh – tiếp thị thuộc nhóm thâm niên 3 – 5 năm với nhóm thâm niên trên 5 năm.

- Xét điểm trung bình của từng động cơ trong nhóm ĐCBT:

Không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nhóm thâm niên khác nhau về động cơ đam mê công việc, sự phát triển (Sig > 0.1 – chấp nhận giả thuyết Ho). Như vậy, sự thúc đẩy của các động cơ kể trên là như nhau ở các nhân viên khối kinh doanh – tiếp thị thuộc các nhóm thâm niên làm việc khác nhau.

(bảng 8.5 – 8.10)

Có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nhóm thâm niên khác nhau đối với các động cơ: sự độc lập, tự chủ; chinh phục khó khăn, thử thách; sự phản hồi thông tin; ý nghĩa xã hội (Sig < 0.1 – bác bỏ giả thuyết Ho). Cụ thể:

Sự độc lập, tự chủ: Kết quả kiểm nghiệm t từng cặp 2 nhóm (Dunnett)

(bảng 8.11 – 8.14) cho thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ sự độc lập, tự chủ giữa nhóm thâm niên dưới 1 năm với nhóm trên 5 năm.

Chinh phục khó khăn, thử thách: Kết quả kiểm nghiệm t từng cặp trường hợp phương sai khác nhau (Tamhane’s T2) (bảng 8.15 – 8.178 cho thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ chinh phục khó khăn, thử thách giữa nhóm thâm niên từ 3 – 5 năm với nhóm trên 5 năm.

(bảng 8.19 – 8.22) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ sự phản hồi thông tin giữa nhân viên khối kinh doanh – tiếp thị thuộc nhóm trên 5 năm với các nhóm thâm niên còn lại.

Ý nghĩa xã hội: Kết quả kiểm nghiệm t từng cặp trường hợp phương sai khác nhau (Tamhane’s T2) (bảng 8.23 – 8.26) cho thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ ý nghĩa xã hội giữa nhóm thâm niên dưới 1 năm với nhóm từ 3 – 5 năm; giữa nhóm thâm niên từ 1 – dưới 3 năm với nhóm từ 3 – 5 năm; giữa nhóm thâm niên trên 5 năm với nhóm từ 3 – 5 năm.

Kiểm định tương quan giữa động cơ bên ngoài của nhân viên khối

kinh doanh – tiếp thị với thâm niên làm việc: Nếu lựa chọn độ tin cậy của phép kiểm định là 90% (mức ý nghĩa = 0.1) thì kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One – way Anova) ở các bảng trong phụ lục 09cho thấy:

- Xét điểm trung bình chung của nhóm ĐCBN: bảng 9.1 – 9.2 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nhóm thâm niên khác nhau về động cơ bên ngoài (Sig > 0.1 - chấp nhận giả thuyết Ho).

- Xét điểm trung bình của từng động cơ trong nhóm ĐCBN:

Không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nhóm thâm niên làm việc khác nhau đối với các động cơ khen thưởng (bảng 9.7 – 9.8); thăng tiến (bảng 9.9 – 9.10); sự thừa nhận (9.15 – 9.16); chức vụ, địa vị (9.17 – 9.18); môi trường làm việc (bảng 9.19 – 9-20). Điều này có nghĩa rằng sự thúc đẩy của các động cơ kể trên là như nhau ở nhân viên khối kinh doanh – tiếp thị không phân biệt thâm niên làm việc.

Có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa nhóm thâm niên làm việc khác nhau đối với các động cơ tiền lương; sự đảm bảo; sự khẳng định (Sig < 0.1). Cụ thể:

Tiền lương: Kết quả kiểm nghiệm t từng cặp 2 nhóm (Dunnett) (bảng 9.3 – 9.6) cho thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ tiền lương giữa nhóm có thâm niên trên 5 năm với nhóm dưới 1 năm và từ 1 – dưới 3 năm.

– 9.14) cho thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ sự đảm bảo giữa nhóm có thâm niên từ 3 – 5 năm với nhóm từ dưới 1 năm và nhóm từ 1 – dưới 3 năm.

Sự khẳng định: Kết quả kiểm nghiệm t từng cặp trường hợp phương sai khác nhau (Tamhane’s T2) (bảng 9.21 – 9.24) cho thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ sự khẳng định giữa nhóm có thâm niên từ dưới 1 năm với nhóm từ 3 – 5 năm.

2.2.2.6. Động cơ làm việc nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị theo tình trạng hôn nhân

Bảng 2.33. Động cơ làm việc nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị theo tình trạng hôn nhân

Tình trạng hôn nhân

Động cơ bên trong Động cơ bên ngoài

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

Độc thân 3.83 0.37 3.64 0.38

Đã kết hôn 4.04 0.43 3.62 0.37

Bảng 2.34. Động cơ bên trong nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị theo tình trạng hôn nhân

Động cơ bên trong Độc thân Đã kết hôn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

Đam mê công việc 3.59 0.60 3.91 0.63

Sự phát triển 3.97 0.54 4.01 0.66

Sự độc lập, tự chủ, 4.03 0.50 4.24 0.48

Chinh phục khó khăn, thử thách

3.88 0.53 4.17 0.57

Sự phản hồi thông tin 3.85 0.52 4.00 0.54

Bảng 2.35. Động cơ bên ngoài nhân viên khốikinh doanh tiếp thị theo tình trạng hôn nhân

Động cơ bên ngoài Độc thân Đã kết hôn ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Tiền lương 3.64 0.67 3.52 0.69 Khen, thưởng 3.37 0.63 3.29 0.71 Thăng tiến 3.54 0.63 3.61 0.65 Sự đảm bảo 3.52 0.62 3.37 0.65 Sự thừa nhận 3.85 0.61 3.83 0.73 Chức vụ, địa vị 3.63 0.60 3.73 0.64

Môi trường làm việc 3.65 0.53 3.70 0.63

Sự khẳng định 3.88 0.62 3.96 0.72

Xem xét kết quả từ các bảng 2.33; 2.34; 2.35 cho thấy:

Có sự khác biệt về ĐCBT theo tình trạng hôn nhân với Mean ĐCBT của khách thể đã kết hôn cao hơn khách thể độc thân (bảng 2.33). Trong khi đó ở ĐCBN không có sự khác biệt đáng kể về Mean theo tình trạng hôn nhân. Mặt khác, bảng 2.33 còn thể hiện Mean của ĐCBT của khách thể dù ở tình trạng hôn nhân nào cũng cao hơn Mean của ĐCBN.

Trong từng động cơ thuộc nhóm ĐCBT, Mean của nhóm đã kết hôn đều cao hơn nhóm độc thân. Bên cạnh đó, cũng có sự tương đồng về thứ hạng Mean của tất cả các ĐCBT ở 2 nhóm khách thể: cao nhất là động cơ sự độc lập, tự chủ và thấp nhấp là động cơ đam mê công việc. (bảng 2.34).

Đối với ĐCBN, mặc dù thứ hạng Mean của tất cả các động cơ không giống nhau, nhưng có sự tương đồng ở hai động cơ có trị số cao nhất (sự khẳng định) và thấp nhất (khen, thưởng). (bảng 3.35)

Sự khác biệt về động cơ làm việc của nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị theo tình trạng hôn nhân

Bảng 2.36. Tương quan giữa động cơ làm việc của nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị với tình trạng hôn nhân

Động cơ làm việc * Tình trạng hôn nhân

Leneve’s Test for Equality of Variances

T-test for Equality of Means

F Sig t Sig.(2-

tailed)

Động cơ bên trong Equal variance

assumed 3.825 0.051 -4.851 0.000 Equal variance

not assumed -4.569 0.000 Đam mê công việc Equal variance

assumed 1.357 0.245 -4.759 0.000 Equal variance

not assumed -4.673 0.000 Sự phát triển Equal variance

assumed 8.831 0.003 -0.582 0.561 Equal variance not assumed -0.537 0.592 Sự độc lập, tự chủ Equal variance assumed 0.022 0.883 -3.764 0.000 Equal variance not assumed -3.819 0.000 Chinh phục khó khăn, thử thách Equal variance assumed 2.066 0.151 -4.859 0.000 Equal variance not assumed -4.694 0.000 Sự phản hồi thông tin Equal variance

assumed 0.056 0.813 -2.660 0.008 Equal variance

Ý nghĩa xã hội Equal variance (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

assumed 0.247 0.620 -3.613 0.000

Equal variance

not assumed -3.492 0.001 Động cơ bên ngoài Equal variance

assumed 0.055 0.814 0.386 0.699

Equal variance

not assumed 0.387 0.699 Tiền lương Equal variance

assumed 0.056 0.813 1.718 0.087 Equal variance

not assumed 1.695 0.091 Khen, thưởng Equal variance

assumed 0.501 0.480 1.088 0.277 Equal variance

not assumed 1.041 0.299 Thăng tiến Equal variance

assumed 1.036 0.309 -1.029 0.304 Equal variance

not assumed -1.016 0.311 Sự đảm bảo Equal variance

assumed 2.689 0.102 2.219 0.027 Equal variance

not assumed 2.167 0.031 Sự thừa nhận Equal variance

assumed 8.132 0.005 0.216 0.829 Equal variance

Chức vụ, địa vị Equal variance

assumed 0.984 0.322 -1.505 0.133 Equal variance

not assumed -1.469 0.144 Môi trường làm việc Equal variance

assumed 2.589 0.108 -0.832 0.406 Equal variance not assumed -0.777 0.438 Sự khẳng định Equal variance assumed 4.019 0.046 -1.204 0.229 Equal variance not assumed -1.129 0.260

Giả thuyết Ho: không có sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ làm việc giữa nhân viên độc thân và nhân viên đã kết hôn.

Kết quả kiểm nghiệm T-test dành cho 2 mẫu độc lập (Independent samples T-test) với độ tin cậy 95% (mức ý nghĩa = 0.05) được trình bày ở bảng

Một phần của tài liệu động cơ làm việc của nhân viên khối kinh doanh – tiếp thị ở một số công ty thương mại tại tp hồ chí minh (Trang 78 - 101)