Đặc điểm của nhân viên khối kinh doanh – tiếp thị

Một phần của tài liệu động cơ làm việc của nhân viên khối kinh doanh – tiếp thị ở một số công ty thương mại tại tp hồ chí minh (Trang 39)

Khối Kinh doanh – Tiếp thị (hay phòng/bộ phận Kinh doanh – Tiếp thị) - tên gọi chung của bộ phận thuộc doanh nghiệp trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các họat động bán hàng - tiếp thị tới các khách hàng và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần …

Tùy theo quy mô và lĩnh vực kinh doanh đặc thù của từng doanh nghiệp, Phòng Kinh doanh có thể có từ vài nhân sự làm việc cho tới hàng nghìn nhân sự làm việc, về căn bản các Phòng Kinh doanh đều có người đứng đầu có chức danh là Trưởng phòng Kinh doanh hoặc Giám đốc Kinh doanh (tùy theo cách đặt tên của từng doanh nghiệp) và các Nhân viên Kinh doanh dưới quyền.

Khi doanh nghiệp phát triển lên quy mô lớn, do yêu cầu về chuyên biệt và chuyên sâu hóa các nhiệm vụ, Phòng Kinh doanh thường được tách (hoặc là tổ chức) thành 02 bộ phận độc lập là bộ phận (phòng) Tiếp thị và bộ phận (phòng) Bán hàng hay bộ phận (phòng) Kinh doanh.

Chức năng chính của bộ phận Kinh doanh (sales)

Lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai thực hiện

Thiết lập, giao dich trực tiếp với hệ thống Khách hàng, hệ thống nhà phân phối

Thực hiện hoạt động bán hàng tới các Khách hàng nhằm mang lại Doanh thu cho Doanh nghiệp

Phối hợp với các bộ phận liên quan như Kế toán, Sản xuất, Phân phối,...nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho Khách hàng

Phòng Tiếp thị là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài, giữa sản phẩm và khách hàng, giữa thuộc tính của sản phẩm và nhu cầu khách hàng.

Theo Philip Kotler: tiếp thị là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác

Chức năng của bộ phận tiếp thị

Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng

Khảo sát hành vi ứng xử của khách hàng tiềm năng

Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu

Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn (thực hiện trước khi sản xuất sản phẩm, xây dựng nhà hàng,….)

Quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão hòa, suy thoái, và đôi khi là hồi sinh.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược tiếp thị

1.4.2. Đặc điểm của nhân viên khối kinh doanh – tiếp thị

Từ chức năng, nhiệm vụ của bộ phận Kinh doanh – Tiếp thị, để đảm bảo việc thực hiện tốt chức năng này, các nhà quản lý đòi hỏi những nhân viên làm việc trong lĩnh vực này ngoài việc đáp ứng những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp liên quan còn phải có những đặc điểm sau đây:

Năng động

Nhạy bén

Sáng tạo

Linh hoạt

Khả năng giao tiếp tốt

Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm

Khả năng giải quyết vấn đề

Những yêu cầu này thường được thể hiện chi tiết trong các thông báo tuyển dụng hay mô tả công việc của các nhân viên thuộc bộ phận Kinh doanh – Tiếp thị.

1.4.3. Một số đặc điểm tâm lý của người lao động trẻ hiện nay

Người lao động trẻ trong phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định là người trưởng thành trẻ tuổi, giới hạn trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Từ 20 đến 40 tuổi là giai đoạn những người trưởng thành trẻ tuổi lập thânlập nghiệp. E.Erikxơn cho rằng ở giai đoạn này nhiều người trẻ tuổi xuất hiện nhu cầu sẵn sàng gắn bó với người khác, tình yêu nam nữ đích thực xuất hiện. Tình yêu giai đoạn này có xu hướng gắn kết lâu dài và đi đến hôn nhân. Đời sống hôn nhân và sự xuất hiện của con cái đã dẫn đến những biến động lớn về mặt tâm lý của cả nam và nữ. Song

song với việc “lập thân”, quãng đời từ 20 đến 40 tuổi cũng là giai đoạn con người tập trung cho sự nghiệp. Nhìn chung đây là giai đoạn con người đã có nghề và đang đi vào giai đoạn hành nghề một cách tích cực. Vào khoảng 30 đến 40 tuổi, người ta không chỉ có nghề mà bắt đầu có tay nghề cao. Lao động nghề nghiệp của những người trưởng thành trẻ tuổi có ý nghĩa to lớn đối với gia đình và xã hội. Sự say mê sáng tạo trong nghề nghiệp bắt đầu được hình thành và ngày càng phát triển ở mức bền vững, sâu sắc. [17]

Kết quả nghiên cứu đề tài “Thực trạng động cơ thành đạt của thanh niên hiện nay” của TS. Lê Thị Thanh Hương, tạp chí Tâm lý học số 7, tháng 7-2008 đã phác thảo bức tranh sơ nét về đặc điểm tâm lý đáng chú ý này. Theo tự đánh giá của thanh niên thì thu nhập tốt, có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn và được cống hiến, qua đó thể hiện giá trị của mình đối với gia đình, xã hội là những động lực mạnh nhất thôi thúc họ làm việc. Trong đó:

Thu nhập tốt (nhiều tiền) và đi kèm theo đó là khả năng tự làm chủ cuộc sống của bản thân, không phải lệ thuộc vào người khác là những điều có ý nghĩa nhất đối với họ: hơn 80% số thanh niên xem những điều đó là 1 trong 5 lực mạnh nhất thôi thúc họ cố gắng trong công việc và khoảng 1/4 số người xem đây là những lực thúc đẩy mạnh nhất và khoảng 1/6 số người xem đây là lực thúc đẩy mạnh thứ hai trong so sánh với 5 lực thúc đẩy mà họ đưa ra. Thu nhập tốt cũng là một trong ba điều mà 80% thanh niên mong muốn đạt được nhất trong thời gian 5 năm sắp tới.

Nắm vững kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp: 66.3%, trong đó 15.6% thanh niên nhìn nhận đó là động lực thúc đẩy mạnh nhất và 14.6% - động lực thúc đẩy mạnh thức hai và 50.7% số người coi đây là một trong ba điều mà họ mong muốn đạt được nhất trong 5 năm tới.

Như vậy, có thể thấy rằng thanh niên hiện nay khá thực tế, họ coi trọng những thứ có giá trị thiết thực cho cuộc sống. Đó có thể là thu nhập (nhiều tiền), cũng có thể là những điều kiện để họ có thể đạt được mục tiêu đó (kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, địa vị xã hội). Một sự đánh giá chung chung của xã hội không còn được nhiều thanh niên nhìn nhận như những nỗ lực có thể thúc đẩy họ cố gắng làm

việc. Điều đáng nói ở đây là giá trị của đồng tiền không phải được thanh niên hiểu một cách thô thiển. Đồng tiền từ thu nhập được nhiều thanh niên hiểu là phải phù hợp với công sức lao động mà họ đã bỏ ra.

Tuy nhiên, nếu chúng ta thừa nhận việc nâng cao trình độ chuyên môn là một điều kiện quan trọng nhất để thanh niên – những người lao động trẻ có cơ hội nâng cao thu nhập thì sự chênh lệch giữa số người xem hai giá trị này như những lực mạnh nhất thúc đẩy họ cố gắng làm việc và như những điều mà họ muốn đạt được nhất trong 5 năm tới – trong đó giá trị “nâng cao trình độ chuyên môn” luôn thấp hơn giá trị “thu nhập tốt” cũng cho thấy không phải thanh niên nao cũng nhìn nhận thu nhập như thước đo, như một chỉ số đánh giá giá trị sức lao động của họ.

Các kết quả nghiên cứu thực tiễn cũng cho thấy thanh niên không chỉ chú trọng những lợi ích của cá nhân họ, rất nhiều người mong muốn trở thành những

người có ích cho gia đình, xã hội, họ muốn được cống hiến. Đây là giá trị được thanh niên xếp hạng chỉ sau thu nhập và kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên, giá trị này chỉ được gần 1/10 thanh niên nhìn nhận như lực mạnh nhất thúc đẩy họ làm việc và 13.9% - động lực mạnh thứ hai trong so sánh với 5 động lực được họ nêu ra và cũng chỉ có 11.4% số người xem đây là điều mà họ mong muốn đạt được nhất trong 5 năm tới. Những kết quả này cho thấy rằng những nhà quản lý cần phải biết kết hợp một cách hài hòa những biện pháp kích thích người lao động là thanh niên sao cho phù hợp với định hướng giá trị của họ thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao và họ mới trở thành những nhân cách tích cực đối với xã hội, đất nước.

Có một điểm rất cần được chú ý là 40.8% số thanh niên xem “công việc ổn định” là một trong ba điều họ mong muốn có được trong 5 năm sắp tới, trong đó 28.5% số người xem đây là điều mong muốn nhất (tỷ lệ này cao hơn cả tỷ lệ số người xem “thu nhập tốt” hoặc “có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn” là điều mong muốn có nhất trong 5 năm sắp tới). Ở một khía cạnh nào đó thì việc đề cao tính ổn định của việc làm là một biểu hiện của tính kém năng động và tính chấp nhận mạo hiểm thấp và những tính cách này sẽ không thuận lợi cho người lao động

trong nền kinh tế thị trường. Nhưng ở một khía cạnh khác, cũng phải thấy rằng đối với phần lớn người lao động Việt Nam hiện nay thì công việc ổn định là một điều kiện quan trọng để đảm bảo tính ổn định trong cuộc sống của họ, để họ yên tâm làm việc, yên tâm đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn để không ngừng nâng cao hiệu quả làm việc. Như vậy, bên cạnh những điều kiện khác thì việc đảm bảo tính ổn định của việc làm cũng là điều các nhà sử dụng lao động cần quan tâm để có thể thúc đẩy sự nỗ lực của không ít thanh niên trong công việc.

Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được cải thiện, nâng cao. Những hệ giá trị của con người cũng thay đổi theo thời gian. Ngày nay người lao động lựa chọn những giá trị nào trong công việc? Đề tài nghiên cứu “Định hướng giá trị trong công việc của người lao động ở một số doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Giàu khảo sát trên 300 người lao động chủ yếu làm việc trong lĩnh vực Kinh doanh – Tiếp thị và Hành chính – Nhân sự đã cho thấy 12 giá trị trong công việc được người lao động hiện nay đánh giá quan trọng là:

Tương quan với người quản lý

Lương

Được sử dụng chuyên môn

Chính sách và việc thực thi chính sách công ty

Các giá trị đạo đức

Thành quả

Sự sáng tạo

Đồng nghiệp

Điều kiện làm việc

Sự thừa nhận

Tính trung thực

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KHỐI KINH DOANH – TIẾP THỊ Ở MỘT SỐ CÔNG TY

THƯƠNG MẠI TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

2.1. Mô tả về khách thể nghiên cứu

Tại TP.Hồ Chí Minh có đầy đủ các công ty thương mại với các ngành nghề kinh doanh khác nhau, từ các sản phẩm như hàng tiêu dùng, thực phẩm – đồ uống, máy móc kỹ thuật … đến các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh (vận chuyển, truyền thông, cung ứng nguồn nhân lực …), dịch vụ giáo dục và đào tạo, dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể chất lẫn tinh thần … Điều này đã thu hút mạnh mẽ nguồn lao động từ khắp các tỉnh thành trên cả nước lẫn lao động nước ngoài. Với đặc điểm của một thành phố thương mại và dịch vụ, lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như của thành phố. Vì vậy đây cũng là hoạt động nghề nghiệp thu hút đông đảo nhất lực lượng lao động cả nam và nữ đủ mọi lứa tuổi và trình độ. Kết quả khảo sát cho thấy kết cấu của mẫu theo các đặc điểm như sau:

2.1.1. Tuổi: Bảng 2.1. Kết cấu tuổi Bảng 2.1. Kết cấu tuổi Tuổi Tần số Tỉ lệ % Ghi chú Từ 20 – 24 118 29.5 Từ 25 – 29 155 38.8 Từ 30 – 35 115 28.7 Từ 36 - 40 12 3.0 Tổng 400 100.0

Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ khảo sát các khách thể là người lao động trẻ trong độ tuổi từ 20 – 40. Kết quả cho thấy nhóm tuổi 25 – 29 chiếm tỉ lệ cao nhất

(38.8%), kế đến là tuổi từ 20 – 24 (29.5%) và tuổi từ 30 – 35 (28.7%). Thấp nhất là tuổi từ 36 – 40 (3%). 2.1.2. Giới tính: Bảng 2.2. Kết cấu giới tính Giới tính Tần số Tỉ lệ % Ghi chú Nam 194 48.5 Nữ 206 51.5 Tổng 400 100.0

Về kết cấu giới tính của mẫu khảo sát, nam giới có 194 đối tượng và nữ giới có 206 đối tượng tương ứng với tỉ lệ Nam : Nữ là 48.5% : 52.5%.

2.1.3. Loại hình công ty

Đề tài chỉ khảo sát người lao động trong các công ty có chức năng thương mại, dịch vụ nên những khách thể làm việc trong công ty sản xuất đã bị loại trừ.

Bảng 2.3. Kết cấu loại hình công ty

Loại hình công ty Tần số Tỉ lệ% Ghi chú

Thương mại – dịch vụ 348 87 Nhà hàng – Khách sạn 52 13

Tổng 400 100.0

Như đã đề cập ở trên, TP.Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa nên các công ty thương mại, dịch vụ phát triển rất mạnh mẽ. Bên cạnh đó lĩnh vực nhà hàng – khách sạn cũng nhanh chóng phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân thành phố lẫn khách du lịch. Khách thể được khảo sát trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu làm việc trong các công ty thương mại - dịch vụ và nhà hàng – khách sạn với tỉ lệ 87% : 13%.

Bảng 2.4. Kết cấu phòng ban làm việc

Phòng ban Tần số Tỉ lệ% Ghi chú

Kinh doanh 213 53.3

Tiếp thị 187 46.7

Tổng 400 100.0

Đề tài chỉ nghiên cứu người lao động trong 2 phòng kinh doanh và phòng tiếp thị, do đó những khách thể thuộc các phòng ban khác đã bị loại trừ. Trong thực tế, tùy theo quy mô có công ty tách phòng kinh doanh và tiếp thị thành hai bộ phận riêng biệt, nhưng cũng có công ty gộp chung thành phòng kinh doanh tiếp thị. Do đó để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu, người viết quy ước nhân viên phụ trách công việc trong lĩnh vực kinh doanh sẽ thuộc phòng kinh doanh, nhân viên phụ trách công việc trong lĩnh vực marketing (tiếp thị) sẽ thuộc phòng tiếp thị. Tỉ lệ nhân viên kinh doanh và tiếp thị trong khách thể khảo sát là 53.3% : 46.7%.

2.1.5. Vị trí công việc

Bảng 2.5. Kết cấu chức vụ

Vị trí công việc Tần số Tỉ lệ% Ghi chú

Giám đốc 8 2.0

Trưởng/phó phòng 35 8.8

Trưởng nhóm 130 32.5

Chuyên viên/ nhân viên 227 56.7

Tổng 400 100.0

Đối tượng là chuyên viên /nhân viên chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số khách thể được khảo sát: 56.7%, kế đến là người lao động giữ vị trí trưởng nhóm: 32.5%, các vị trí quản lý cao hơn có tỉ lệ thấp: trưởng/phó phòng là 8.8%, giám đốc là 2%.

2.1.6. Thâm niên làm việc

Bảng 2.6. Kết cấu thâm niên làm việc

Thâm niên Tần số Tỉ lệ% Ghi chú

Dưới 1 năm 107 26.7

Từ 1 – dưới 3 năm 193 48.3

Từ 3 –5 năm 85 21.3

Trên 5 năm 15 3.7

Tổng 400 100.0

Thâm niên làm việc của khách thể được khảo sát chủ yếu từ 1 - dưới 3 năm, chiếm tỉ lệ cao nhất là 48.3%, tiếp đến là thâm niên dưới 1 năm, chiếm 26.7% và từ 3 – 5 năm, chiếm 21.3%. Thấp nhất là người lao động có thâm niên làm việc trên 5 năm, chỉ chiếm 3.7%. Điều này tương ứng với tỉ lệ thấp người lao động được khảo sát trong độ tuổi từ 35 – 40.

2.1.7. Tình trạng hôn nhân

Bảng 2.7. Kết cấu tình trạng hôn nhân

Tình trạng hôn nhân Tần số Tỉ lệ% Ghi chú

Độc thân 284 71.0

Kết hôn 116 29.0

Tổng 400 100.0

Tỉ lệ người lao động độc thân và kết hôn trong mẫu khảo sát là 71% : 29%. Tỉ

Một phần của tài liệu động cơ làm việc của nhân viên khối kinh doanh – tiếp thị ở một số công ty thương mại tại tp hồ chí minh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)