Động cơ làm việc của nhân viên khối kinh doanh tiếp thị theo các yếu tố

Một phần của tài liệu động cơ làm việc của nhân viên khối kinh doanh – tiếp thị ở một số công ty thương mại tại tp hồ chí minh (Trang 54 - 78)

yếu tố cá nhân

2.2.2.1. Động cơ làm việc của nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị theo độ tuổi

Bảng 2.14. Động cơ làm việc của nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị theo độ tuổi

Độ tuổi Động cơ bên trong Động cơ bên ngoài

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Từ 20 – 24 3.75 .37 3.61 .40 Từ 25 - 29 3.85 .39 3.67 .35 Từ 30 – 35 4.05 .37 3.60 .39 Từ 36 - 40 4.21 .50 3.65 .33 ĐTB: điểm trung bình ĐLC: độ lệch chuẩn

Xét tổng quát, động cơ làm việc của nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị ở các nhóm tuổi đều bị thúc đẩy tương đối mạnh từ cả ĐCBT và ĐCBN (Mean > 3.5- khá cao). Mean của ĐCBT của đối tượng khảo sát có khuynh hướng tăng dần theo độ tuổi, trong đó nhóm tuổi từ 36 – 40 có Mean cao nhất - 4.21, thấp nhất là người lao động trong độ tuổi đầu trưởng thành, 20 - 24 tuổi với Mean: 3.75. Còn về ĐCBN,

không có sự chênh lệch đáng kể về Mean ở các nhóm tuổi, Mean trong khoảng 3.60 – 3.67.

Bảng 2.15. Động cơ bên trong của nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị theo độ tuổi

Động cơ bên trong Tuổi từ 20 - 24 Tuổi từ 25 - 29 Tuổi từ 30 - 35 Tuổi từ 36 - 40 ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

Đam mê công việc 3.54 .56 3.62 .57 3.86 .71 4.21 .52

Sự phát triển 3.92 .52 3.98 .59 4.03 .62 4.19 .60

Sự độc lập, tự chủ 3.92 .52 4.06 .49 4.28 .43 4.31 .44

Chinh phục khó khăn, thử

thách 3.80 .50 3.93 .56 4.17 .52 4.19 .76 Sự phản hồi thông tin 3.80 .52 3.84 .53 4.01 .52 4.27 .63

Ý nghĩa xã hội 3.52 .63 3.69 .66 3.97 .50 4.10 .53

Bảng 2.15 trình bày cụ thể Mean của từng động cơ trong hệ thống ĐCBT được khảo sát. Mean của từng động cơ cũng tăng dần theo độ tuổi. Điều này cho thấy rằng càng về sau, người lao động càng tìm đến những giá trị nội tại và những kích thích từ chính bản thân công việc này mới thực sự tạo động lực thúc đẩy con người lao động tích cực, hiệu quả.

Đối với nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị trong độ tuổi từ 20 – 24; 25 – 29; 30 – 35, động cơ có Mean cao nhất là sự phát triển; sự độc lập, tự chủ và chinh phục khó khăn, thử thách (Mean trong khoảng 3.80 – 4.28). Có thể thấy rằng điều thúc đẩy họ làm việc nhiều nhất là mong muốn được vận dụng những kiến thức đã được đào tạo, tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm từ thực tiễn công việc. Với sức trẻ, sự tự tin và khao khát thể hiện, họ sẽ làm việc tích cực năng động hơn nếu được tin tưởng, tự chủ trong công việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình để chinh phục những khó khăn, thử thách. Những khó khăn trong công việc có thể làm họ nản chí, chán nản nhưng cuối cùng họ vẫn xem đó là những bước ngoặc không thể

thiếu trên con đường tạo dựng sự nghiệp và cảm giác hạnh phúc khi vượt qua chính mình sẽ tạo thêm động lực cho họ tiếp tục nỗ lực.

Ở nhóm tuổi từ 36 - 40 có sự khác biệt về Mean cao nhất của các ĐCBT so với các nhóm tuổi trước đó. Cụ thể các động cơ sự độc lập, tự chủ; sự phản hồi thông tin và đam mê công việc (Mean trong khoảng 4.21 – 4.31)là những động lực thúc đẩy mạnh hơn các yếu tố còn lại. Ở giai đoạn cuối của người trưởng thành trẻ tuổi, có thể nói lứa tuổi này họ đã tích lũy khá nhiều kinh nghiệm sống cũng như công việc. Công việc mà họ gắn bó và đạt hiệu quả là những công việc đáp ứng tốt nguyện vọng được tự chủ, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả công việc; sự phản hồi thông tin giữa nhân viên và cấp quản lý nhanh, chính xác, kịp thời. Khi cần thiết, họ chủ động trong việc trao đổi với cấp trên để nhanh chóng giải quyết công việc. Và điều quan trọng đó là công việc ấy chính là niềm đam mê, hứng thú của họ. Không gì quan trọng hơn là niềm vui thích được thực hiện công việc mơ ước và cảm giác hạnh phúc sau khi hoàn thành công việc. Điểm đáng lưu ý là động cơ sự phát triển của khách thể thuộc nhóm tuổi này có Mean cao nhất trong các nhóm tuổi. Kết quả phân tích trong bảng 2.15 còn cho thấy Mean của động cơ sự phát triển tăng dần theo độ tuổi. Thông thường ở những người trẻ tuổi thì sự khao khát học hỏi, rèn luyện luôn ở mức độ cao. Nhưng kết quả khảo sát của mẫu thể hiện độ tuổi càng tăng thì người lao động càng quan tâm đến việc phát triển về mặt chuyên môn nghiệp vụ. Về vấn đề này anh H.V.H , 36 tuổi, trưởng nhóm bán hàng của công ty chuyên về máy động lực chia sẻ: “Càng làm việc tôi càng thấy mình cần phải học hỏi và tích lũy thêm cả về công tác chuyên môn lẫn quản lý. Làm nhân viên kinh doanh, tôi phải thường xuyên nâng cao các kỹ năng bán hàng và giải quyết vấn đề. Để bán hàng hiệu quả còn phải học cách nắm bắt tâm lý, nhu cầu của khách để có thuyết phục họ tốt hơn. Nếu mình không chủ động học hỏi thêm, bổ sung những hiểu biết đó thì dễ bị người trẻ qua mặt. Thêm nữa làm trưởng nhóm, tôi phải học thêm những kỹ năng quản lý để có thể quản lý hiệu quả nhóm của mình. Công ty cũng tạo điều kiện cho nhân viên học tập phát triển nên thấy khóa đào tạo nào cần thiết tôi cũng cố gắng tham gia. Trước giờ chỉ lo bán hàng, giờ

làm quản lý thấy mình cần học thêm nhiều thứ …”. Ở các công ty hiện nay, vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đang được chú trọng. Nhiều công ty đưa ra những chính sách đào tạo nhằm khuyến khích người lao động tham gia những khóa học từ ngắn hạn đến dài hạn để phát triển về nhiều mặt: có thể là bồi dưỡng, rèn luyện những kỹ năng chưa tốt; hoặc hình thành những kỹ năng mới phục vụ cho yêu cầu công việc phát sinh hoặc để chuẩn bị cho người lao động để sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ và vị trí công việc cao hơn…

Bảng 2.16. Động cơ bên ngoài của nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị theo độ tuổi

Động cơ bên ngoài Tuổi từ 20 - 24 Tuổi từ 25 - 29 Tuổi từ 30 - 35 Tuổi từ 36 - 40 ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Tiền lương 3.65 0.63 3.74 0.63 3.44 0.72 3.10 0.55 Khen, thưởng 3.34 0.64 3.47 0.59 3.19 0.74 3.29 0.59 Thăng tiến 3.49 0.63 3.52 0.57 3.63 0.69 4.02 0.64 Sự đảm bảo 3.53 0.57 3.54 .61 3.37 0.70 3.19 0.60 Sự thừa nhận 3.80 0.65 3.85 0.63 3.87 0.66 3.96 0.75 Chức vụ, địa vị 3.60 0.58 3.69 0.59 3.67 0.67 3.67 0.73

Môi trường làm việc 3.60 0.52 3.70 0.49 3.66 0.69 3.92 0.37

Sự khẳng định 3.77 0.64 3.87 0.59 4.05 0.71 4.19 0.63

Đối với ĐCBN thì ở các nhóm tuổi có sự giống nhau trong việc nỗ lực làm việc vì mong muốn khẳng định năng lực, giá trị của bản thân và được đồng nghiệp, quản lý thừa nhận, đánh giá đúng khả năng làm việc của họ. Hai động cơ này ở các nhóm tuổi đều có Mean thuộc nhóm cao nhất và có khuynh hướng tăng dần theo độ tuổi (động cơ sự khẳng định có Mean trong khoảng 3.77 – 4.19; động cơ sự thừa nhận có Mean trong khoảng 3.80 – 3.96). Điều này cho thấy rằng càng về sau, người lao động càng bị thúc đẩy làm việc bởi nhu cầu được thừa nhận có giá trị trong tập thể. Động cơ còn lại trong nhóm Mean có thứ hạng cao nhất ở các nhóm tuổi có sự khác nhau. Đối với nhóm tuổi từ 20 – 24 và 25 – 29 thì đó là động cơ tiền

lương(Mean trong khoảng 3.65 – 3.74), nhóm tuổi từ 30 – 35 là động cơ Chức vụ, địa vị (Mean: 3.67) và nhóm tuổi 36 – 30 là động cơ thăng tiến (Mean: 4.02). Kết quả này phản ánh một thực tế đó là ở giai đoạn nửa đầu của người trưởng thành trẻ tuổi, thu nhập là vấn đề họ khá quan tâm trong việc lựa chọn công việc cũng như sự nỗ lực đầu tư trong công việc. Tiền lương không chỉ đảm bảo cho họ một cuộc sống vật chất như ý muốn mà còn có có ý nghĩa phản ánh năng lực của họ. Chính vì thế hiện tượng “nhảy việc” thường rơi vào người lao động thuộc nhóm tuổi này. Nhân viên khối kinh doanh tiếp thị trong 2 nhóm tuổi còn lại – giai đoạn nửa sau của người trưởng thành trẻ tuổi quan tâm nhiều hơn đến vị trí công việcthăng tiến

(Mean trong khoảng 3.67 – 4.02). Với tuổi đời và kinh nghiệm đã tích lũy, họ nỗ lực phấn đấu để có sự thăng tiến trong nghề nghiệp, đạt đến những vị trí công việc cao hơn. Khi đã có một vị trí nhất định, người lao động vẫn không ngừng cố gắng làm việc hiệu quả để đảm bảo chức vụ mà mình đã đạt được sẽ được duy trì lâu dài hoặc đề bạt những chức vụ cao hơn.

Kiểm định sự khác biệt về động cơ làm việc của nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị theo độ tuổi

Giả thuyết Ho: không có sự khác biệt về động cơ làm việc của nhân viên khối

kinh doanh – tiếp thị giữa các nhóm tuổi.

Kiểm định tương quan giữa động cơ bên trong của nhân viên khối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kinh doanh – tiếp thị với độ tuổi: Nếu lựa chọn độ tin cậy của phép kiểm định là 90% (mức ý nghĩa = 0.1) thì kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One – way Anova) ở các bảng trong phụ lục 04 cho thấy:

- Xét điểm trung bình chung của nhóm ĐCBT: bảng 4.1 – 4.4cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các độ tuổi khác nhau về động cơ bên trong (Sig < 0.1 - bác bỏ giả thuyết Ho). Kết quả kiểm nghiệm t từng cặp trường hợp phương sai khác nhau (Tamhane’s T2) cho thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa về ĐCBT giữa nhóm tuổi từ 20 – 24 với nhóm từ 30 – 35 và nhóm từ 36 – 40; giữa nhóm tuổi từ 25 – 29 với nhóm từ 30 – 35.

Không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các độ tuổi khác nhau về động cơ sự phát triển (Sig > 0.1 – chấp nhận giả thuyết Ho). Như vậy, sự thúc đẩy của động cơ sự phát triển là như nhau ở các nhóm tuổi. (bảng 4.9 – 4.11)

Có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các độ tuổi khác nhau đối với các động cơ: đam mê công việc; sự độc lập, tự chủ; chinh phục khó khăn, thử thách; sự phản hồi thông tin; ý nghĩa xã hội (Sig < 0.1 – bác bỏ giả thuyết Ho). Cụ thể:

Động cơ đam mê công việc: Kết quả kiểm nghiệm t từng cặp trường hợp phương sai khác nhau (Tamhane’s T2) (bảng 4.5 – 4.8) cho thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ đam mê công việc giữa nhóm tuổi từ 20 – 24 với nhóm tuổi từ 30 – 35 và nhóm tuổi từ 36 – 40; giữa nhóm tuổi từ 25 – 29 với nhóm tuổi từ 30 – 35 và nhóm tuổi từ 36 – 40.

Sự độc lập, tự chủ: Kết quả kiểm nghiệm t từng cặp 2 nhóm (Dunnett)

(bảng 4.12 – 4.15) cho thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ sự độc lập, tự chủ giữa nhóm tuổi từ 20 – 24 với nhóm tuổi từ 36 – 40.

Chinh phục khó khăn, thử thách: Kết quả kiểm nghiệm t từng cặp trường hợp phương sai khác nhau (Tamhane’s T2) (bảng 4.16 – 4.19) cho thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ chinh phục khó khăn, thử tháchgiữa nhóm tuổi từ 20 – 24 với nhóm tuổi từ 30 – 35; giữa nhóm tuổi từ 25 – 29 với nhóm tuổi từ 30 – 35.

Sự phản hồi thông tin: Kết quả kiểm nghiệm t từng cặp 2 nhóm (Dunnett)

(bảng 4.20 – 4.23) cho thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ sự phản hồi thông tin giữa nhóm tuổi từ 20 – 24 với nhóm tuổi từ 36 – 40; giữa nhóm tuổi từ 25 – 29 với nhóm tuổi từ 36 – 40.

Ý nghĩa xã hội: Kết quả kiểm nghiệm t từng cặp trường hợp phương sai khác nhau (Tamhane’s T2) (bảng 4.24 – 4.27) cho thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ ý nghĩa xã hội giữa nhóm tuổi từ 20 – 24 với nhóm tuổi từ 30 – 35 và nhóm tuổi từ 36 – 40; giữa nhóm tuổi từ 25 – 29 với nhóm tuổi từ 30 – 35.

Kiểm định tương quan giữa động cơ bên ngoài của nhân viên kinh doanh – tiếp thị với độ tuổi: Nếu lựa chọn độ tin cậy của phép kiểm định là 90% (mức ý nghĩa = 0.1) thì kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One – way Anova) ở các bảng trong phụ lục 05cho thấy:

- Xét điểm trung bình chung của nhóm ĐCBN: bảng 5.1 – 5.2 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các độ tuổi khác nhau về động cơ bên ngoài (Sig > 0.1 - chấp nhận giả thuyết Ho).

- Xét điểm trung bình của từng động cơ trong nhóm ĐCBN:

Không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các độ tuổi khác nhau đối với các động cơ sự thừa nhận; chức vụ, địa vị; môi trường làm việc. (bảng 5.19 – 5.24).

Có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các độ tuổi khác nhau đối với các động cơ tiền lương; khen thưởng; thăng tiến, sự đảm bảo; sự khẳng định

(Sig < 0.1). Cụ thể:

Tiền lương: Kết quả kiểm nghiệm t từng cặp 2 nhóm (Dunnett) (bảng 5.3 – 5.6)cho thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ tiền lương giữa nhóm tuổi từ 20 – 24 với nhóm tuổi từ 36 – 40; giữa nhóm tuổi từ 25 – 29 với nhóm tuổi từ 36 – 40.

Khen thưởng: Kết quả kiểm nghiệm t từng cặp trường hợp phương sai khác nhau (Tamhane’s T2) (bảng 5.7 – 5.10) cho thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ khen thưởng giữa nhóm tuổi từ 25 – 29 với nhóm tuổi từ 30 – 35.

Thăng tiến: Kết quả kiểm nghiệm t từng cặp 2 nhóm (Dunnett) (bảng 5.11 – 5.14) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ thăng tiến giữa nhóm tuổi từ 36 – 40 với các nhóm tuổi còn lại ( nhóm tuổi từ 20 – 24; nhóm tuổi từ 25 – 29; nhóm tuổi từ 30 – 35).

Sự đảm bảo: Kết quả kiểm nghiệm t từng cặp 2 nhóm (Dunnett) (bảng 5.15 – 5.18) cho thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ sự đảm bảo giữa nhóm tuổi từ 20 – 24 với nhóm tuổi từ 36 – 40.

5.25 – 5.28) cho thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ sự khẳng định giữa nhóm tuổi từ 20 – 24 với nhóm tuổi từ 36 – 40

2.2.2.2. Động cơ làm việc theo giới tính

Bảng 2.18. Động cơ làm việc của nhân viên theo giới

Giới tính

Động cơ bên trong Động cơ bên ngoài

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

Nam 3.99 0.39 3.61 0.36

Nữ 3.80 0.39 3.65 0.39

Nhìn chung, động lực thúc đẩy nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị ở cả hai giới làm việc có cả động cơ bên trong và bên ngoài, trong đó động cơ bên trong có Mean cao hơn, có nghĩa là họ bị thúc đẩy bởi động cơ bên trong mạnh hơn. Trong đó động cơ bên trong của nam giới có Mean cao hơn nữ giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.18. Động cơ bên trong của nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị theo giới

Động cơ bên trong Nam Nữ

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

Đam mê công việc 3.82 0.67 3.56 0.55 Sự phát triển 4.01 0.61 3.95 0.55 Sự độc lập, tự chủ 4.20 0.50 3.99 0.49 Chinh phục khó khăn, thử thách 4.08 0.54 3.86 0.55 Sự phản hồi thông tin 3.97 0.52 3.81 0.53 Ý nghĩa xã hội 3.87 0.59 3.60 0.64

Bảng 2.18 cho thấy chi tiết hơn về Mean các ĐCBT của nam và nữ. Kết quả khảo sát thể hiện điểm số trung bình của tất cả các ĐCBT của nam đều cao hơn nữ. Mặc dù vậy ở nhân viên nam và nữ cũng có sự tương đồng về thứ hạng Mean cao nhất của ở các động cơ như: sự phát triển; sự độc lập, tự chủ và chinh phục khó

Một phần của tài liệu động cơ làm việc của nhân viên khối kinh doanh – tiếp thị ở một số công ty thương mại tại tp hồ chí minh (Trang 54 - 78)