Số phận tinh thần của con người trong văn học

Một phần của tài liệu số phận tinh thần của con người trong tác phẩm của nam cao (Trang 49 - 51)

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ SỐ PHẬN TINH THẦN TRONG TÁC PHẨM NAM CAO

2.1.2. Số phận tinh thần của con người trong văn học

Mỗi con người có một số phận tinh thần nên nó cần được tái hiện một cách sâu sắc trong văn học. Một triết gia Pháp có nói “Khoa học là chúng ta, nghệ thuật là tôi.”, văn học khám phá thế giới tinh thần, thể hiện số phận tinh thần của con người đi vào cá thể, riêng biệt. Trong bài viết “Vấn đề con người trong văn học”, nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà có quan niệm “Trong ý nghĩa giản dị, văn học là buồn vui đời người, là sự chiêm nghiệm về

những gì được mất, là hồi ức về quá khứ, sự không thỏa mãn với hiện tại và dự cảm về

tương lai và trầm tư về lẽ tồn vong của con người trong mối quan hệ với xã hội, tự nhiên và vũ trụ.” [65, 61].

Văn học đi vào mọi ngóc ngách, chiều sâu của thế giới tinh thần con người, mở ra mọi cánh cửa bí mật của con người, nó làm cho con người hiểu chính mình hơn và giúp con người trở thành CON NGƯỜI. Từ đó, văn học trở thành chất keo dính con người với con

người hoặc chí ít nó cũng kéo con người lại gần với con người hơn. Số phận tinh thần con người trong văn học có sức ám ảnh ghê gớm. Nó có khả năng làm cho con người hướng thiện nhưng “cũng đa dạng, phong phú, từng trải và hiểu biết hơn.” [65, 58]. Chính vì đời người thường buồn nhiều hơn vui mà số phận tinh thần con người hàm chứa nỗi đau của ý thức con người khát khao tự do, chân lý và lẽ phải. Văn học bàn về số phận tinh thần của con người là đi vào khám phá thế giới tinh thần, đời sống bên trong của con người. Nó đề cập đến mọi phương diện: thiện - ác, tốt - xấu, đúng - sai, nỗi đau, sự mất mát, bi kịch hay hạnh phúc. . . tất cả được thể hiện qua lăng kính và cách cảm nhận của mỗi nhà văn. Qua đó con người soi rọi lại mình và vỡ ra mọi lẽ. Phải chăng, vì thế mà “Văn học là cái làm cho

lương tri ta lúc nào cũng cựa quậy và thức tỉnh.” (Lê Ngọc Trà - Bài giảng về Bản chất

văn học). Văn học miêu tả số phận tinh thần của con người thể hiện những trăn trở, dằn vặt, chiêm nghiệm, suy ngẫm làm cho con người phải luôn đối diện với đời, với người và với chính mình.

Do đặc điểm lịch sử dân tộc có những nét đặc thù riêng và quan niệm “Con người vô ngã”mà văn học Việt Nam xưa nay thường nghiêng về số phận xã hội của con người. Đó là điều tất nhiên. Bởi trong lịch sử, dân tộc ta luôn phải đối mặt với ngoại xâm nên con người phải gắn chặt mình với cộng đồng để phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân, bảo vệ đất nước. Trong suốt trường kỳ văn học Trung đại và hầu như ở phần lớn văn học hiện đại, con người công dân luôn luôn lấn át con người cá nhân “Con người khuất sau sự kiện, phong trào, con

người chưa hiện ra ở mặt trước (avant scène) của hiện thực.” [65, 53]. Tuy nhiên, ở hạ kỳ

văn học Trung đại đã bắt đầu manh nha, thấp thoáng bóng dáng của con người có số phận tinh thần. Chẳng hạn như Cung oán ngâm khúc (Đặng Trần Côn) không chỉ đề cập đến thân phận của tình yêu mà còn ít nhiều bàn về số phận tinh thần của con người. Ở giai đoạn này, có thể khẳng định rằng Truyện Kiều (Nguyễn Du) là tác phẩm đầu tiên của nền văn học Việt Nam đã đặt ra vấn đề số phận con người một cách sâu sắc. Thúy Kiều khát khao được yêu và được sống nhưng cuộc đời nàng là một chuỗi dài bất tận những đau khổ và bất

hạnh “Thúy Kiều không chỉ dám sống mà còn băn khoăn, trăn trở về cái sống của mình.”

[28, 101]. Kiều luôn đặt ra câu hỏi về cuộc đời và bị ám ảnh, day dứt về thân phận, tương lai ngay khi còn sống trong cảnh ấm êm “Mội mình lưỡng lự canh chày, Đường xa nghĩ đến

sau này mà kinh.” [28, 102]. Mặc dù chưa đề cập trực tiếp đến số phận tinh thần của Thúy

Kiều nhưng khi tìm hiểu về chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều, Lê Đình Kỵ cho rằng Nguyễn Du đã quan tâm đến đời sống bên trong của Kiều. . . “ Điều chắc chắn là Thúy Kiều

hấp dẫn Nguyễn Du không phải như một liệt nữ mà trước hết là vì Kiều là một con người

của đời sống hiện thực, có sức hấp dẫn và ám ảnh của những vấn đề do chính cuộc sống đặt

ra.” [28, 112]. . .và “Truyện Kiều cũng làm cái việc tải đạo đến cho người đọc cái đạo của

nó, đó là cái đạo lý làm người, con người sống thực với những thăng trầm, vinh nhục trần thế “Đục trong thân cũng là thân.” [28, 112]. Thúy Kiều đã vượt ra khỏi thói thường

“Trung hiếu tiết nghĩa”, nàng không giấu giếm những dòng chảy bên trong lòng mình “Ở

không yên ổn ngồi không vững vàng.” (Truyện Kiều). Đúng như Phan Ngọc đã nhận định

“. . .Truyện Kiều là quyển bách khoa toàn thư của một ngàn tâm trạng.” [40, 215]. Đến

văn học hiện đại, số phận tinh thần của con người vẫn chưa thật sự được quan tâm, thể hiện. Có rất ít tác phẩm hướng về nội tâm con người, hiện thực bên trong con người, chạm đến nỗi đau tinh thần của con người. Số phận tinh thần con người nhàu nát, chơi vơi, chông chênh, ngụp lặn giữa cái xấu, cái ác, cái đáng ghê tởm của cuộc đời. Số phận tinh thần của con người luôn vùng vẫy, trăn trở. Trong hành trình hành hương đi tìm lại bản ngã của chính mình con người vấp phải biết bao cam go, trắc trở. Con người luôn khao khát chân lý, kiếm tìm hạnh phúc nhưng những khổ đau, cay đắng của cuộc sống đã gây nên những gãy đổ, biến đổi trong tâm hồn họ. Những vết thương trong tâm hồn họ không gì hàn gắn hay tẩy xóa được.

Một phần của tài liệu số phận tinh thần của con người trong tác phẩm của nam cao (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)