CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ SỐ PHẬN TINH THẦN TRONG TÁC PHẨM NAM CAO
2.2.3.1. Con người bị từ choi quyền làm ngườ
Người nông dân là một đề tài gợi cảm hứng cho rất nhiều nhà văn kỳ cựu những năm 1930 - 1945. Đó là một thế giới đa dạng, phong phú cho các nhà văn khám phá. Ngoại trừ các nhà văn lãng mạn đứng ở một điểm nhìn khác chỉ nhìn thấy sự nhu nhược, hèn nhát, dốt nát của người nông dân để rồi họ tỏ lòng thương hại hay khinh bỉ. Còn các nhà văn hiện thực thì vạch trần bộ mặt của bộ máy thống trị bóc lột, áp bức người nông dân cũng như nỗi ám ảnh của thiên tai dịch họa đối với con người. Bức tranh đời sống xã hội ảm đạm, bế tắt, cùng quẫn được các nhà văn khắc họa một cách chân thực. Riêng Nam Cao không dừng lại ở hiện tượng đói cơm rách áo, ở thân phận vật chất của người nông dân mà ông xoáy sâu vào vấn đề cốt lõi là số phận tinh thần của người nông dân. Ông đi sâu vào khám phá mọi ngóc ngách trong thế giới tâm linh của người nông dân.
Người nông dân không chỉ cảm nhận được thân phận vật chất của mình bị vùi dập, khốn đốn mà còn thấm thía nỗi đau tinh thần. Đó là những số phận đau khổ trót sinh ra là kiếp con người mà lại không được làm người như Chí Phèo, Thị Nở (Chí Phèo), Lộ (Tư cách mõ), lang Rận (Lang Rận), Đức (Nửa đêm). . Con người bị tha hóa, quỷ hóa, bị chính con người tước đoạt quyền làm người. Ngay từ khi mới sinh ra Chí Phèo đã bị từ chối quyền làm người, hắn bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ. Vừa chào đời hắn đã không được làm người như những người khác. Hắn cứ lầm lũi lớn lên như một cây dại trong cuộc đời. Hắn sống lăn lóc. Nhưng hắn là người nên hắn cũng có tâm hồn. Có lẽ cái tâm hồn ấy giản đơn và không có những ước mơ cao xa. Chí Phèo chỉ mong sống lây lất bằng chính sức lao động của mình, không phải nghĩ ngợi mông lung. Đến cái tuổi 20, hắn cũng biết phân biệt cái gì là vinh, cái gì là nhục. Hắn cũng có một ước mơ tầm tầm của người nông dân, nghĩa là hắn biết thân mình, biết phận mình. Khi bị bà ba gọi lên bóp chân, cái tâm hồn trong trắng, non nớt của hắn mơ hồ nhận ra thân phận của mình. Đây là nhát dao đầu tiên cứa vào lòng hắn. Hắn bị đi tù vì lòng ghen của Bá Kiến. Mở ra quá trình tha hóa, quỷ hóa trong con người hắn. Sau khi đi tù 7 - 8 năm, hắn trở về làng với bộ mặt khác. Ngày xưa, hắn bị chối từ quyền làm người song đời còn rộng lượng cho hắn mang bộ mặt người. Cuộc đời chối từ hắn thôi, chứ hắn thì tha thiết làm người lắm. Mặt hắn cơng cơng, có những vết hằn nhàu nát dường như đằng sau cái mặt ấy không còn một tâm hồn. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Sự tha hóa nhân cách của Chí Phèo cứ trượt dài trên cuộc đời hắn. Nó cứ âm thầm gặm nhắm, bào mòn tính người trong hắn. . . Cái tình người duy nhất cho hắn bám víu cuộc đời là Thị
Nở đã bị thành kiến xã hội ngăn cấm, thế là hắn lại rơi vào bi kịch một lần nữa - bi kịch "bị từ chối quyền làm người".
Cũng như Chí Phèo, Đức (Nửa đêm) vừa được sinh ra đã bị người đời nhìn nó bằng con mắt e dè, bởi bố nó là một thằng Thiên Lôi. Nó lớn nhanh như là "tội ác", cứ lì xì "sau này lớn lên chắc nó đần" [1, tập 1, 469]. Nhưng không, người đàn bà trong Nhi đánh thức nó dậy. Từ một thằng ngớ ngẩn, Đức thay hẳn người. Hắn nghĩ cách làm giàu để lấy tiền cưới vợ. Vậy mà cũng chính Nhi dập tắt niềm tin trong lòng hắn. Nhi không đủ sức để cùng hắn đối mặt với những thành kiến của xã hội. Khi Nhi trốn nhà đi Đức cũng lẳng lặng ra đi. Cuộc đời hắn bước sang bước ngoặt mới, những tháng năm lăn lộn nơi đất khách quê người. Môi trường đó làm cho hắn thay đổi, trở thành một tay anh chị ". . .đời của hắn sẽ pha trộn
với đời của bọn kia, hắn sẽ lại có đủ gan góc để đối phó với bất kỳ một cái ghê gớm gì,
người hay ma. . ." [1, tập 1, 494]. Sau một thời gian dài bặt tăm, hắn về làng mang theo một con vợ. Chỉ được ít ngày yên ổn, vợ chồng Đức lại gây sự với nhau liên tục. Cuối cùng vợ hắn bỏ đi, hắn lại trở lại ngớ ngẩn như ngày xưa.
Trong tác phẩm Tư cách mõ, Lộ chỉ là một anh nông dân nghèo chăm chỉ làm ăn nuôi vợ nuôi con. Rồi người ta dỗ hắn "làm mõ Lúc đầu hắn cũng thấy ngượng khi người ta mỉa mai hay thờ ơ với mình "Mặt hắn đỏ bừng lên." [1, tập 1, 352]. Nhưng dần dần trước những lời nói khay, châm chọc và khinh bỉ của mọi người, hắn hối hận vô cùng song không thể rút lui, nên "Một ý phẫn khích đã bắt đầu nẩy mầm trong khối óc hiền lành ấy. . ." [1, tập 1, 351]. Hắn trở thành một thằng mõ "mõ" hơn cả những thằng mõ chính tông. Vì sao ư? Tác giả đã lý giải "Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến nhân cách
của người khác nhiều lắm, nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng
cả, làm nhục người là một cách rất điệu để khiến người sinh đê tiện. . ." [1, tập 1, 354]. Chính con người làm cho nhân cách của Lộ mòn dần.
Ở truyện Ở hiền, Nhu hiền lành từ lúc mới sinh ra. Nhu quen nhịn thằng anh và những đứa em ngang ngạnh. Lâu dần thành quen, Nhu yếu đuối, nhu nhược, bất cứ chuyện gì thuận hay không Nhu cũng im lặng, không hề tỏ ý chống lại "Bao giờ Nhu chả dễ bảo như một con chó xiếc!" [1, tập 1, 367]. Nhu sống lầm lũi giữa mọi người như một cái bóng. Lấy chồng rồi, Nhu lại càng khổ hơn. Chồng Nhu lấy vợ hai, Nhu quen nhịn rồi, nàng không hé răng nói nửa lời. Đau khổ hơn là khi Nhu rơi vào hoàn cảnh bi đát ấy, anh và mẹ Nhu buộc Nhu chọn lựa giữa hoặc là kiện chồng hoặc là ra khỏi cửa. Nhu vâng theo cái bản tính hiền lành của mình và chấp nhận sống cùng chồng với bà vợ hai của hắn. Nhu lặng lẽ sống để
đêm về "Nhu khóc - Chao ôi là Nhu khóc! - Nhu khóc đến mòn tất cả ra thành nước mắt. . ."
[1, tập 1, 368]. Mặc dù sống bên cạnh những người thân, nhưng có lẽ chưa bao giờ Nhu được tiếp sức mạnh để sống như một con người có thể ngẩng cao đầu.
Ngoài nỗi đau vật chất của con người, Nam Cao còn miếu tả nỗi đau con người không được quyền làm người mà biểu hiện rõ nét là họ bị gạt ra ngoài cộng đồng người. Con người bị gạt ra khỏi làng xã văn hóa, không được giao tiếp với con người với tư cách một CON NGƯỜI. Và những kẻ đáng thương ấy trở thành "cái đinh" để người đời mỉa mai, chế giễu (Tư cách mõ, Chí Phèo, Lang Rận, Đòn chồng, Đôi móng giò. . .).
Có nỗi đau nào lớn hơn khi con người sống giữa đồng loại mà không được quyền giao tiếp với con người như một con người. Sau khi đi tù về, Chí Phèo (Chí Phèo) hình như bị gạt ra ngoài mọi tình tự của nhân loại. Chí Phèo say, hắn vừa đi vừa chửi. Hắn chửi trời, chửi đời, chửi làng, chửi ai không chửi nhau với hắn, chửi "đứa chết mẹ nào" đã sinh ra hắn. Đằng sau tiếng chửi tưởng chừng như bâng quơ ấy là một linh hồn tuyệt vọng, đớn đau đến vật vã. Hắn tức thật đấy. "Ai cũng nghĩ chắc nó trừ mình ra !" [1, tập 1, 81]. Và "Không ai lên tiếng cả. " [1, tập 1, 81]. Tức là không ai coi hắn là người, không châp nhận cho hắn hòa mình vào cộng đồng người. Hắn chửi kẻ sinh thành ra mình nghĩa là hắn chửi chính mình. Hắn thấm thía nỗi đau của số phận. Tiếng chửi của hắn chỉ có tiếng chó sủa đáp lại. Hắn không được quyền giao tiếp ngay cả bằng tiếng chửi. Cái linh hồn của hắn vốn chông chênh, lay lắt tự bao giờ thì lúc này càng chao đảo, ngả nghiêng. Ở cái ranh giới giữa người và vật rất mong manh, hắn khó lòng mà gượng dậy, giữ được phần người. Hắn say triền miên. Hắn không còn ý thức về mình nữa, không biết mình là người "Hắn ở ngoài mọi lề luật tập quán của xã hội đồng thời hắn cũng ở ngoài mọi tình tự nhân loại." [39, 334]. Phải chăng linh hồn hắn đã chết rồi? Khi Bá Kiến nhân danh lòng "thương người" cắm cho hắn mấy sào đất ngoài bãi sông tức là lão đã ngấm ngầm đẩy hắn ra khỏi văn hóa làng xã. Hắn không phải là người, không được sưởi ấm tình người. Mặc dù hàng ngày hắn vẫn vào làng để "tồn tại" nhưng không phải với tư cách một CON NGƯỜI.
"Nhưng nói, trao đổi những ý nghĩ, những nỗi lòng, có lẽ là cái tật chung của loài
người." [1, tập 1, 419]. Không được nói, không được giao tiếp thì khổ lắm. Vì thế mà mụ
Lợi (Lang Rận) thường lân la nói chuyện với lang Rận. Những kẻ dở người dở ngợm tìm đến nhau để giãi bày, bộc bạch tâm sự riêng tư với nhau. Con người, nếu không được giao tiếp sẽ trở nên ngờ nghệch, lờ đờ. Đức (Nửa đêm) cứ quanh quẩn bên bà và lặng lẽ, nên khi người ta thuê hắn làm là "dịp để hắn giao tiếp cùng người khác." [1, tập 1, 472]. Nhưng sự
đời đâu đơn giản thế. Người ta vẫn không tin hẳn hắn là con người. "Họ bảo hắn không tinh
nhanh bằng một đứa trẻ con; chắc là hắn chẳng biết ghét thù ai nhưng không nên trêu chọc
hắn. Những con vật chỉ vì thiếu trí khôn nên hay giận dữ, mà khi giận dữ thì vô cùng nguy
hiểm." [1, tập 1, 472].
Từ những tác động bên ngoài cộng với khả năng ý thức nhất định của bản thân, người nông dân bị tha hóa, quỷ hóa dần. Con người xa dần thế giới loài người, lạc loài trong thế giới loài vật. Họ tồn tại chứ không phải sống. Con người không cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian, sắc màu của cuộc sống. Những thân phận ấy cứ lầm lũi, trơ dần trước cuộc đời. Tính người cằn cỗi. Sau khi ra tù, Chí Phèo đã trở thành một con người khác "Cái mặt
hắn không trẻ cũng không giày nó không còn là mặt người: nó là mặt một con vật lạ, nhìn
mặt những con vật có bao giờ biết tuổi?" [1, tập 1, 101]. Và "Chưa bao giờ hắn tỉnh, và có lẽ ở hắn chưa bao giờ tỉnh tảo, để nhớ rằng có hắn ở đời." [1, tập 1, 102]. Không còn khả năng cảm nhận sự trôi chảy của thời gian, làm sao cảm nhận được những gì xảy ra ở đời. Hắn ở ngoài cuộc đời - ở ngoài đời người. Hắn cứ tồn tại như một con vật. Hắn vô cảm trước cuộc sống. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại lúc nào cũng không hay. Hắn cứ bán dần từng hào linh hồn mình để uống rượu. Một cuộc đổi chác không cân xứng: rượu - linh hồn. Hắn bị đánh cắp cả nhân hình lẫn nhân tính. Tâm hồn hắn chỉ còn lại những mảnh vỡ loang lổ, những vết hằn.
Cái đói và miếng ăn đã đẩy con người ra khỏi thế giới người (Một bữa no, Đòn chồng, Trẻ con không được ăn thịt chó. . .). Nhà nghiên cứu Nguyễn Lương Ngọc đã khẳng định "Anh viết nhiều về cái đói, nhưng cái đói của anh là đói người, trong sự giành
giật của con." [47, 253]. Cái đói là nỗi ám ảnh làm cho nhân vật không thể giữ nỗi nhân
cách của mình "Vả đã đi ăn chực thì còn danh giá gì mà làm khách." [1, tập 1, 287]. Người cha (Trẻ con không được ăn thịt chó) cứ thản nhiên, vui vẻ nhắm rượu với bạn bè trước mặt vợ con đang đói queo quắt. Hoặc vợ Lúng (Đòn chồng) ăn gian một tấm bánh giầy cho thỏa cơn đói; thị bất chấp tất cả sau trận đòn nhừ tử lại ăn cháo trai rất ngon lành. Chính miếng ăn đã kéo con người đến chỗ chông chênh giữa người và vật. Nam Cao không dừng lại miêu tả cái đói mà điều ông băn khoăn muốn gửi gắm vào trang viết chính là "đói
người". Để tồn tại, bám víu vào đời, con người đã thực hiện một sự đánh đổi đáng tiếc:
miếng ăn với nhân cách.
Dù bị kéo ghì xuống sát đất, linh hồn cheo leo, xa dần thế giới người nhưng con người trong tác phẩm Nam Cao không chết mà sống khắc khoải. Trước khi rơi vào cái chết sinh
vật, con người phải sống trong tâm trạng giằng níu, hối hận, cay đắng, xót xa. . . vô cùng (Một bữa no, Chí Phèo, Lang Rận, Lão Hạc. . .) Trong khi Nguyễn Công Hoan để cho anh Pha chết sau quá trình đấu tranh với bọn cường hào (Bước đường cùng); Ngô Tất Tố mở ra cho chị Dậu thấy cái tiền đồ đen tối của mình sau những hành động chống chọi rất quyết liệt với những áp bức bất công (Tắt đèn) thì nhân vật trong tác phẩm Nam Cao không chết, họ sống vất vưởng với những linh hồn bị vò nát, biến dạng méo mó không thể nào hồi phục được. Đức (Nửa đêm) không chết, sống trong bấn loạn, bị nỗi đau con thằng Thiên Lôi giày vò. Và bà quản Thích cả một đời tu tâm, trải qua mấy trận ốm nhưng bà vẫn không chết "Khốn nỗi bà cứ sống, dai dẳng như nỗi lầm than trên đời . ." [1, tập 1, 488]. Dì Hảo sống lay lắt bên người chồng tàn nhẫn, bạc tình. Dì sống trong nước mắt ". . .Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt." [1, tập 1, 180]. Còn Nhu sống cam chịu từ khi ở nhà với mẹ cho đến lúc có chồng. "Nhu chẳng bao giờ hé răng nói một lời nào cả!" [1, tập 1, 367]. . .Mỗi mảnh hồn còn vướng lại trần gian quằn quại, đau thương. Những cái linh hồn chỉ còn thoi thóp vật lộn với cuộc sống khắc nghiệt cho đến lúc mòn dần không còn khả năng chống đỡ. Và nếu nhân vật có chết cũng chết trong nỗi đau giằng xé, khoác khoải của thân phận. Chí Phèo tự sát khi hắn không còn lối trở về xã hội con người. Lang Rận chết bởi hắn cũng là người nên biết nhục chứ không phải là con giun chết. Bà lão (Một bữa no) mất sau một trâm ốm, "bà chết no". Ngay đến lão Hạc - một con người chí thiện cũng chết trong nỗi hối hận, đau khổ vì trót nhẫn tâm lừa một con chó.
Cái đáng quý của nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao là dù sống trong những điều kiện hà khắc nhất, khó khăn nhất không những về mặt vật chất mà đời sống tinh thần cũng chịu biết bao áp lực nhưng con người vẫn còn giữ được chút linh hồn thoi thóp. Tận đáy lòng họ vẫn còn le lói ý thức về thân phận con người. Lang Rận nghĩ đến nỗi nhục sáng hôm sau; anh đĩ Chuột cực lòng vì là người đàn ông không gánh vác nổi chuyện gia đình; Đức - kẻ chỉ có một tí ti linh hồn cũng bị ám ảnh không nguôi về nguồn gốc xuất thân của mình. . . Đặc biệt là Chí Phèo, tâm hồn của hắn bị rạch nát, dập xóa, có biết bao vết hằn, nếp gấp ngang dọc như "cái mặt rạch ngang dọc như mặt thớt" của hắn, nhưng cái linh hồn ấy vẫn còn tiềm ẩn một tia sáng mong manh. Có một ngày, trong cơn say, phần người của hắn được đánh thức bởi tình yêu, tình người của một người đàn bà: Thị Nở. Sự gặp gỡ của hai kẻ cùng cảnh ngộ. Phần người của cả hai đều bị xã hội lãng quên và chính bản thân chúng cũng không biết mình là người. Chí Phèo say triền miên, chưa bao giờ hắn tỉnh. Thị Nở là
một người được tạo hóa ban cho bộ mặt chẳng ra mặt con người, lại còn dở hơi. Không phải chỉ là bản năng mà chính tình người, tình yêu đích thực với sự chăm sóc giản dị đã phục sinh linh hồn của hắn. Hắn thức dậy sau một giấc ngủ dài trong những cơn say. Cái phần người, phần nhân tính của hắn bừng sống lại. Chút ánh sáng le lói còn sót tận đáy tâm hồn hắn chợt lóe lên, bắt đầu ấm lại, soi rọi dẫn đường cho hắn trở về làm người từ thân phận