CHƯƠNG 3: CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TÂM LÝ VÀ VẤN ĐỀ SỐ PHẬN TINH THẦN CỦA NHÂN VẬT
3.1. Chủ nghĩa hiện thực tâm lý và việc mô tả quá trình thức tỉnh ý thức của nhân vật
PHẬN TINH THẦN CỦA NHÂN VẬT
3.1. Chủ nghĩa hiện thực tâm lý và việc mô tả quá trình thức tỉnh ý thức của nhân vật nhân vật
Trong khi đa số các nhà văn của chúng ta mới chỉ tập trung khắc họa những nét điển hình xã hội, những thăng trầm của cuộc sống đời thường của nhân vật thì Nam Cao đã dựng lên được số phận tinh thần, diễn tả được đời sống của ý thức bên trong con người. Ông không chỉ sử dụng biện pháp miêu tả tâm lý như một phương tiện để khắc họa đời sống nội tâm của nhân vật mà "Tâm lý nhiều khi đã tự vận động như một nguồn mạch như một dòng ý thức" [1, tập 1, 17]. Nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao có chiều sâu tâm lý và tâm lý luôn trong trạng thái vận động. Có thể nói, nhiều tác phẩm trong Tự lực văn đoàn cũng có sự phát triển về chiều sâu tâm lý như Mai (Nửa chừng xuân - Khái Hưng), Liên (Gánh hàng hoa - Khái Hưng - Nhất Linh). . . Tuy nhiên do chạy theo những mơ mộng ảo huyền, nhân vật trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn đôi khi mang tính chất chủ quan, tâm lý phát triển không chặt chẽ, phi lý. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ nhận xét " Ở chương " Bên lò
sưởi", tính cách của Lộc đã phát triển một cách đột ngột, phi lý theo cái ảo tưởng chủ quan
của nhà văn" [9, 269]. Những mâu thuẫn bên trong con người được nhà văn giải quyết theo ảo tưởng chủ quan của mình. Trong truyện dài Ngày mới của Thạch Lam "nhân vật Trường rơi vào cảnh "sống mòn" của Thứ trong tác phẩm của Nam Cao. Chàng băn khoăn, đau khổ
vì cảnh nghèo túng, nhếch nhác của mình và ghen ghét những kẻ hợm của sang trọng,
Nhưng rồi một hôm chàng cảm thấy tâm hồn thư thái, sung sướng vì đã tìm thấy con đường
hạnh phúc: Hình như chàng mới sực biết được một điều rất giản dị: cái vui ở trong lòng mà
ra chứ không phải ở những sự vật bên ngoài..." [9, 269 - 270]. Còn kết thúc tác phẩm của Nam Cao, các nhân vật đều bị rơi vào bi kịch vỡ mộng và bị ném về tỉnh nhỏ, ở đó họ sống vật vờ trôi nổi, chết mòn chết mỏi (Điền - Giăng sáng, Thứ - Sống mòn, Hài - Quên điều độ). . .Bởi "Nam Cao có khả năng "du lịch" triền miên trong thế giới nội tâm của nhân vật để theo dõi những quá trình tâm lý phức tạp, quanh co, nhiều khi thật khó phân biệt là vui hay buồn, cười hay khóc, say hay tỉnh, ghét hay thương." [35, 276 - 277]. Nghĩa là Nam Cao đã đạt đến đỉnh cao của quá trình diễn tả tâm lý nên "Người ta gọi Nam Cao là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực tâm lý." [35,276].
Phải chăng, ở một khía cạnh nào đó trong sáng tác của mình, Nam Cao đã gặp gỡ F. Dostoevski về một chủ nghĩa hiện thực triệt để. F. Dostoevski cho rằng "Với một chủ nghĩa
hiện thực toàn vẹn tìm ra con người trong con người. . .Người ta gọi tôi là một nhà tâm lý
học: không phải, tôi chỉ là nhà văn hiện thực theo nghĩa cao nhất, tức là tôi miêu tả toàn bộ chiều sâu của tâm hồn con người." [4,263].
Nam Cao chú ý đến nội tâm nhiều hơn là ngoại hình nhân vật, trừ những trường hợp có dụng ý đặc biệt. Có thể nói, cái đặc sắc nghệ thuật của ông là gắn bó với sở trường này. Trong Chí Phèo, Nam Cao đã thể hiện quá trình thức tỉnh của nhân vật rất thành công. Ông mượn ánh trăng "Nó xệch xạc về bên phải, nó xệch xạc về bên trái, thu gọn vào rồi lại dài loang ra, xé rách ra vài chỗ. Nó cứ quần quật dưới chân Chí Phèo." [1, tập 1, 103], ánh trăng chiếu lên trên "những tàu lá chuối nằm ngửa, ưỡn cong cong lên hứng lấy trăng xanh rời rợi như là ướt nước, thỉnh thoảng bị gió lay đành đạch như là hứng tình." [1, tập 1, 106] để diễn tả tâm lý thằng say rượu sắp gặp Thị Nở. Trăng rờn rợn rọi vào tâm hồn hắn, làm tràn ra, loang lổ những mảng vỡ, những vết hằn. Hắn say và bước vào cuộc đời Thị Nở như là một sự tình cờ. Nhưng chính sự "tình cờ" bắt gặp Thị Nở ở vườn chuối của Chí Phèo, tác giả đã thể hiện bước ngoặt thức tỉnh ý thức trong lòng Chí Phèo một cách rất tự nhiên. Lần đầu tiên hắn được người đàn bà chăm sóc và lần đầu tiên hắn tỉnh, ngồi nghĩ vẩn vơ mà hắn chợt cảm nhận được âm thanh của cuộc sống. Những tâm sự sâu kín, những ước mơ của một thời trong lòng hắn bỗng sống dậy. Hắn ăn năn, hối tiếc về những ngày tháng đã qua.
Từ một anh lực điền hiền lành sau 7- 8 năm đi tù về hắn trở thành một con người khác. Tác giả không khắc họa quá trình tha hóa của hắn trong những năm tù đày. Ông để cho dòng chảy tâm lý nhân vật biểu hiện, phơi bày ra ở những cao trào thắt nút. Về làng, hắn là con quỷ dữ của làng Vũ Đại - gặp Thị Nở rồi hắn tỉnh để cảm nhận nhịp sống đang diễn ra và nghiền ngẫm về số phận của mình. Hắn ý thức về mình, tuổi già đến và ốm đau, bệnh tật sẽ đánh gục hắn. Không còn mạnh nữa thì làm sao hắn có thể liều được nữa! Hắn không còn lạc loài trong thế giới loài vật mà bắt đầu đặt chân trở lại vào xã hội loài người. Nhưng chính giữa lúc ấy, Chí Phèo lại rơi vào bi kịch. Đâu phải là bước chân vô tình đưa hắn đến nhà Bá Kiến mà đó là diễn biến tâm lý hết sức lôgic của hắn. Hơn bất cứ lúc nào, lúc này hắn đang rất tỉnh táo dù rằng hắn đã cố uống cho say ". . .Phải uống thêm chai nữa. Và hắn
uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không
122]. Bởi tỉnh và đang ở ngưỡng cửa làm người nên hắn nhận ra nguyên nhân nào đưa hắn đến tình trạng bi đát này. Chí Phèo đến nhà Bá Kiến để đòi lại quyền làm người.
Bên cạnh đó, có thể nói Nam Cao cũng rất thành công trong việc xây dựng nhân vật Bá Kiến. Bá Kiến quả là một tay gian hùng "khôn róc đời", biết cách chăn dắt bọn dân đinh. Lão biết đối với hạng dân cùng ấy thì lúc nào cương, lúc nào nhu, biết "mềm nắn rắn buông" và dùng những thằng đầu bò để trị những thằng đầu bò. Kế sách của lão là trị không được thì dùng. Nhưng cái con người gian hùng có giọng cười Tào Tháo ấy lại là một kẻ sợ vợ đáo để. Nam Cao thể hiện đời sống nội tâm Bá Kiến một cách rất độc đáo, đan xen giữa cái lý trí già đời với đời sống tình cảm, điều đó thể hiện trong cách dùng người cũng như trong những mưu ma chước quỷ hại người với tính háo sắc, ghen tuông. Bá Kiến không ưa nói nhiều, lão ngấm ngầm đẩy Chí Phèo vào tù, rồi lão dùng Chí Phèo như một công cụ. Lòng dạ thâm hiểm của lão được ngòi bút Nam Cao khoát cho một bộ mặt giả nhân giả nghĩa: lão ngọt nhạt khi Chí Phèo đến ăn vạ, lão điều khiển Chí Phèo một cách rất khôn khéo "Anh Chí ạ, cả năm chục này phần anh. . . vậy anh cầm chỗ này (năm đồng) để uống
rượu còn để tôi bán cho anh mảnh vườn, không có vườn có đất thì làm ăn gì?" [1, tập 1,
100], hay cái quát dõng dạc thể hiện ta đây là kẻ biết đạo làm người "ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ." [1, tập 1, 124]. Tác giả đã vẽ bức chân dung lão "tiên chỉ" rất độc đáo. Con người bên trong của Bá Kiến cứ lồ lộ ra, phơi bày một cách trần trụi.
Trong truyện ngắn Lão Hạc, diễn biến tâm lý của Lão Hạc vô cùng phức tạp và bất ngờ. Bất ngờ, bởi ông giáo láng giềng không tin một người nông dân như lão mà có thể nghĩ ngợi xa xôi. Có những lúc, ông giáo thờ ơ trước những lời tâm sự của lão. Ông giáo thấy lão vớ vẩn khi nghe lão trò chuyện với con Vàng. Người láng giềng ấy, biết đâu trong lòng lão đang giằng co nỗi băn khoăn vì trót lừa con chó. Ông giáo lại bất ngờ một lần nữa trước cái chết của lão Hạc. Con người chí thiện ấy cả một đời hướng thiện, chưa bao giờ đi chệch ra khỏi đường biên đó.
Cái tài của Nam Cao là ở chỗ "trước những biểu hiện tâm lý mang tính nhân cách, ông
diễn tả nó với cái vẻ dửng dưng hơi khôi hài làm trào nước mắt." [39, 136]. Đó là những
anh nông dân biện minh cho hành động của mình nghe "rất phải". Nhân vật người chồng, người cha trong tác phẩm Trẻ con không được ăn thịt chó, Trẻ con không biết đóiđã rất ung dung ngồi nhắm rượu, vì hắn nghĩ nuôi chó làm gì chỉ tổ tốn cơm. Hoặc, "có lẽ trẻ con không biết đói." [1, tập 1, 318]. Họ biết đâu nhân cách của mình đang trượt dài, mòn dần vì miếng ăn. Tác giả cứ lạnh lùng, dửng dưng phơi bày tâm trạng con người trên trang giấy.
Họ lý sự một cách rất nông dân. Bà lão (Một bữa no) nghĩ "những lúc đói, trí người ta sáng suốt." [1, tập 1, 278]. Và bà tự bào chữa cho mình "Vả đã đi ăn chực thì còn danh giá gì mà làm khách." [1, tập 1, 287]. Có lẽ bà lão đáng thương ấy đã phải cố níu giữ lòng mình rất lâu, đến lúc cái đói hoành hành quá bà mới để cho nhân cách của mình trôi tuột như thế. Lúc đầu bà lão cố xoay sở lấy miếng ăn đến lúc không thể tìm được cái đổ vào mồm bà hờ con, đói quay quắt thì trí bà sáng ra. Đó là cả một quá trình chứ đâu phải trong thoáng chốc. Mặt khác, nhà văn đã xây dựng từng cặp nhân vật trong mỗi tác phẩm như lang Rận - mụ Lợi (Lang Rận), Nhi - Đức (Nửa đêm), lão Hạc - ông giáo (Lão Hạc) hay những cặp vợ chồng trí thức nghèo (Giăng sáng, Nước mắt, Bài học quét nhà. . .) để cho họ bộc bạch, giãi bày tâm sự kín đáo với nhau.
Nếu so sánh Nam Cao với Ngô Tất Tố thì chúng ta sẽ thấy chủ yếu Ngô Tất Tố dùng bút pháp ngoại hiện để diễn tả tâm lý chứ ít khi trực tiếp quan sát và phân tích nội tâm nhân vật. Chẳng hạn, khi miêu tả nỗi thống khổ của chị Dậu (Tắt đèn) rất nhiều lần Ngô Tất Tố đã viết "những giọt nước mắt thánh thót". Có thể nói tiếng khóc trong văn Ngô Tất Tố chưa lột tả được hết tâm trạng, nỗi đau đớn, vật vã của nhân vật. Mặc dù nhà văn đã dụng tâm thể hiện tiếng khóc của mỗi nhân vật mang một sắc thái khác nhau: Chị Dậu ". . .nước mắt chảy quanh gò má ròng ròng." [16, 241], “...chị Dậu chứa chan nước mắt." [16, 258], ". . .chị càng nước mắt ngắn, dài." [16, 283], và "Trên cái gò má ừng hồng, đỏ bừng, vài giọt nước
mắt thánh thót đuổi nhau chẳng khác giọt sương buổi mai lấp lánh đọng trong cánh hoa
hồng mới nở." [16, 285]. . .; và "Anh Dậu nhìn vợ bằng những giọt nước mắt thánh thót."
[16, 349]; còn "cái Tí vẫn khóc rưng rức.” [16, 287], ". . .Cái Tí khóc hu hu." [16, 288]; hay
"thằng Dần sụt sịt khóc." [16, 241], "Rồi nó (Dần) gào khóc rầm rĩ, nhất định bắt mẹ phải đem cái Tí về ngay." [16, 311]. . . nhưng dường như vẫn có cái gì đó gượng ép, không được tự nhiên. Còn Nam Cao miêu tả tiếng khóc của nhân vật như chính mình đang khóc "Nhu khóc đến mòn tất cả người ra thành nước mắt. . ." - Ở hiền [1, tập 1, 368]; "Dì khóc nức nở, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt." - Dì Hảo [1, tập 1, 180]. Qua tiếng khóc của nhân vật, Nam Cao đã thể hiện đượcsố phận của nhân vật một cách rất độc đáo, sâu sắc. Đó là giọt nước mắt uất hận bởi kiếp sống thừa của Hộ (Đời thừa) “. . nhiều khi không còn chịu
nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng đứng phắt lên, mắt chan chứa
nước, mặt hầm hầm, vùng vằng đi ra phố vừa đi vừa nuốt nghẹn." [1, tập 1, 604 -605]. Những giọt nước mắt vì giấc mộng lớn, giấc mộng văn chương, giấc mộng đoạt giải Nobel không thành. Và hắn đã khóc những giọt nước mắt đầy ân hận, day dứt vì hành động vũ phu
của mình "Nước mắt hắn (Hộ) bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh. Và
hắn khóc . . . Chao ôi! Hắn khóc. Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc. Hắn
ôm chặt lấy cái bàn tay bé nhỏ của Từ vào ngực mình mà khóc." [1, tập 1, 616]. Những giọt nước mắt ấy gột rửa, thanh lọc cho tâm hồn hắn trong sạch hơn, cho ta nhìn thấy phần người - nhân cách của một trí thức vẫn còn nguyên vẹn, thanh khiết chứ không hề biến mất. Con người còn biết khóc, còn có thể khóc nghĩa là con người đó còn có khả năng xúc cảm, vẫn là một con người. Chí Phèo (Chí Phèo), một kẻ tưởng đã khô cạn dòng nước mắt, những tưởng chỉ biết "làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện" [1, tập 1, 102]. . . mà lại biết khóc! Vậy mà, kỳ lạ thay trước cử chỉ chăm sóc giản dị của Thị Nở, trước ''bát cháo hành bốc khói" [1, tập 1, 116], Chí Phèo thấy lòng "bâng khuâng". "Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình ươn ướt." [1, tập 1, 116], không phải là tiếng khóc nức nở chỉ là những giọt nước mắt chưa kịp trào ra mới rân rấn vì cảm động. Nhưng đó là giọt nước mắt thức nhận, báo hiệu khát vọng hoàn lương của Chí Phèo. Nó chứng tỏ Chí Phèo vẫn là người chứ không phải hoàn toàn là con quỷ dữ của làng Vũ Đại! Và lần thứ hai Chí Phèo khóc là khi bị Thị Nở "trút vào mặt hắn tất cả lời bà cô." [1, tập 1, 122]. Lần này mắt hắn không chỉ "ươn ướt" mà "Chí ôm mặt khóc rưng rức." [1, tập 1, 122]. Tiếng khóc tấm tức, uất hận vì bị xã hội từ chối. Nam Cao đã miêu tả tiếng khóc và những giọt nước mắt của Chí Phèo rất độc đáo, thể hiện tâm trạng thức tỉnh và nỗi đau bị xã hội cự tuyệt không cho hắn thực hiện khát vọng làm người lương thiện. Đặc biệt, Đức (Nửa đêm) là một kẻ "lớn xác mà không lớn hồn" ngờ nghệch, không nói không rằng, đột ngột bật khóc khi bị lũ trẻ trêu con ông Thiên Lôi "Vừa thấy bà, nó ôm lấy bà mà khóc. Lần đầu tiên nó ôm lấy bà mà khóc" [1, tập 1, 471]. Bà quản Thích vô cùng sung sướng vì cháu bà cũng có cảm xúc, cũng là người. Trước cái đói giéo giắt, bà lão ngoài bảy mươi sau khi hờ con chán "Bà đã khóc đến gần mòn hết ra thành nước mắt." - Một bữa no [1, tập 1, 276]. Hay bà mẹ (Đời thừa) thương con gái bị tình phụ nhưng chẳng thể làm được gì để an ủi con, "bà chỉ còn một cách còn được ít nước mắt nào thì rỏ cả ra mà khóc với con. . ." [1, tập 1, 601]. Ông đồ Cảnh (Đón khách) không thể ngăn được nước mắt trước cái đùa vô tâm, khí ác của Sinh "Ông đồ nghẹn thêm cái nữa. Đôi mắt ông ầng ậng nước." [1, tập 1, 454]. Ông hình dung ra cái tương lai sau tết con ông phải đi đem bán cái thắt lưng mới nguyên để mà trả nợ. Mỗi nhân vật nông dân của Nam Cao dường như đều rơi vào bi kịch không lối thoát, và nước mắt là kết quả tất yếu của những tấn bi kịch ấy. Nó vừa thể hiện nỗi bất lực của con người, vừa là cách giải tỏa làm vơi đi phần nào nỗi đau, sự căng thẳng của đời sống nội tâm. Lão Hạc trong truyện ngắn
cùng tên "đã khóc vì trót lừa một con chó" [1, tập 1, 206]. Nam Cao đã thể hiện nét tâm lý phức tạp của Lão Hạc khi bán "Cậu Vàng" rất độc đáo "Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước. . ." [1, tập 1, 200] . . ."Mặt lão đột
nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão
nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc. . ." [1,
tập 1, 201]. Nước mắt lão Hạc là nước mắt nhân cách dằn vặt, nước mắt của một lương tâm cắn rứt vì cách đối xử với một con vật ". . .tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một