Thế giới tinh thần của người nông dân

Một phần của tài liệu số phận tinh thần của con người trong tác phẩm của nam cao (Trang 39 - 49)

Xuất phát từ thực tế nước ta, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu nên người nông dân được đi vào văn học rất sớm. Trước cách mạng Tháng Tám, một lực lượng văn sĩ rất lớn đặc biệt quan tâm đến mảng đề tài người nông dân và đời sống nông thôn. Trong đội ngũ sáng tác hùng hậu đó, không chỉ có các nhà văn hiện thực chủ nghĩa mà ngay cả các nhà văn lãng mạn chủ nghĩa cũng hướng ngòi bút của mình vào đề tài này. Mỗi trào lưu văn học có cách tiếp cận và thể hiện người nông dân ở một góc độ khác nhau. Và trong các trào lưu văn học khác nhau mỗi cây bút cũng khám phá, thể hiện hình tượng người nông dân khác nhau. Các nhà văn lãng mạn chỉ nhìn thấy sự nhếch nhát, dốt nát, sự cam chịu đặc biệt là sự nông cạn

của tâm hồn người nông dân. “Song tính vui cười hồn nhiên vẫn là tính căn bản của hạng

người làm việc bằng chân tay.”Nửa chừng xuân (Khái Hưng) [17, tập 2, 167]. Bên cạnh

đó, hầu như đa số các nhà văn hiện thực thường thiên về miêu tả sự thực đời sống xã hội. Con người phải luôn luôn đối mặt, đấu tranh với thiên tai, dịch họa và nổi bật nhất là sự áp bức bóc lột của tầng lớp thống trị nửa phong kiến - thực dân. Tất cả được thể hiện một cách sâu sắc trên những trang viết của Nguyễn Công Hoan (Bước đường cùng), Ngô Tất Tố (Tắt đèn). . . Nam Cao không dừng lại ở việc thể hiện cái hiện thực bên ngoài của đời sống người nông dân, ông đưa ngòi bút xoáy sâu vào đời sống bên trong tâm hồn họ. Đó là một thế giới tưởng chừng như giản đơn song thật ra nó cũng chứa đầy những biến động, gấp khúc. Thế giới tinh thần của người nông dân được nhà văn đưa ra ánh sáng với những dấu ấn riêng. Ông đặt đời sống bên trong của họ song song với cái hiện thực nghiệt ngã của đời sống xã hội. Trong điều kiện sống chật vật, cái đói luôn là nỗi ám ảnh, đe dọa đến sinh mệnh mỗi con người dường như các nhân vật trong văn Nam Cao không chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, không đấu tranh với sự áp bức bóc lột của giai cấp thống trị mà họ quay về đối diện với chính mình. Người nông dân rơi vào bi kịch bế tắc, cùng đường. Đói rét và ốm đau đè nặng lên con người vật chất. Trong những khoảnh khắc đó, con người bên trong họ thấm thía hơn bao giờ hết sự bất lực của mình. Họ phải tìm đến cái chết để rũ bớt gánh nặng cho vợ con. Anh đĩ chuột (Nghèo) nằm im, lắng nghe và ngậm ngùi trước cảnh vợ con phải ăn cám thay cơm. Anh biết mình không thể gượng dậy được nữa, anh biết sức của mình. Anh thở dài ngao ngán đứng trên ngưỡng tuyệt vọng và lựa chọn cái chết một cách âm thầm. . . “Nó (cái Gái) ra vườn, anh gượng ngồi dậy, xuống khỏi giường, mon men ra đóng chặt cửa buồng lại. Anh lấy cái thừng làm một cái tròng chắc chắn, dùng hết sức tàn còn lại, trèo lên ghế, hai chân khẳng khiu run lẩy bẩy. . .” [1, tập 1, 58]. Anh đã rỏ những giọt nước mắt khóc thương cuối cùng “Rồi anh quả quyết, anh đứng thẳng người lên, chui đầu vào tròng, cái thừng cứng cáp cọ vào cổ làm anh rùng mình, khóc nấc lên một

tiếng.” [1, tập 1, 58], anh quả quyết rời khỏi cuộc đời khốn khổ. Nhưng anh không được ra

đi với tâm trạng thanh thản vì đã bớt đi những lo toan vất vả cho vợ dại con thơ mà anh phải mang theo âm vang của tiếng gắt gỏng đòi nợ. Anh chết trong nỗi thương xót và ấm ức khôn cùng “Anh đĩ chuột rít hai hàm răng lại. Hai chân giận dữ đạp phắt cái ghế đổ văng

xuống đất.” [1, tập 1, 58]. Phải chăng, anh nghĩ về nỗi cơ cực của vợ con khi không còn

người làm trụ cột gia đình? Cũng đứng trước cái đói, sự túng quẩn, cạn kiệt cái ăn, lão Hạc (Lão Hạc) đã chọn cái chết để giữ lại mảnh vườn cho con trai. Trong tâm hồn người lão

nông chân chỉ ấy đã diễn ra quá trình đấu tranh quyết liệt và dứt khoát. Lão đã chuẩn bị rất chu đáo, sắp xếp mọi việc cẩn thận, đã suy nghĩ đến nơi đến chốn và bộc bạch tâm sự của mình cùng người hàng xóm - ông giáo. Lão gửi lại mảnh vườn cho con và tiền lo ma chay cho lão. Lão kể lể về con chó Vàng làm cho ông giáo cứ ngỡ rằng lão già rồi nên lẩn thẩn. Có lẽ, ông giáo không tin một người nông dân lại có đời sống nội tâm dữ dội, dằn vặt không nguôi bởi hành động của mình. Ông giáo xề xòa, an ủi lão Hạc khi nghe lão nói “Thì ra tôi

già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nhẫn tâm lừa nó”

[1, tập 1, 201] để rồi ông ngỡ ngàng trước triết lý chua chát của lão “ . .Kiếp con chó là kiếp

khổ thì ta hóa cho nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút. . .kiếp người như

kiếp tôi chẳng hạn . . .” [1, tập 1, 202]. Điều làm cho ông giáo giật mình thảng thốt là lão đã chọn cái chết bằng bã chó để chuộc tội với con chó Vàng. Lão chết rất dữ dội, vật vã và đau đớn, chết như một con chó “Lão tru tréo bọt mép sùi ra, khắp người chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên.” [1, tập 1, 207] để bảo toàn một tâm hồn chí thiện. Lão trả nghĩa con Vàng và giữ gìn nhân phẩm của mình cho đến phút cuối cùng.

Trong một hoàn cảnh nào đó, đôi khi con người vượt thoát ra khỏi bản năng của mình. Họ chợt nhận ra sao bấy lâu nay mình có thể sống lầy là, hằn học (Hai người ăn tết lạ) . Hai vợ chồng tên kẻ trộm cứ sinh sự với nhau, chẳng ai nhường ai, tiếng bấc đi, tiếng chì quăng lại “Nhận được một lời thô tục, người đàn bà ném trả một lời thô tục. Cứ trông thấy

nhau là chúng đã cau có rồi.” [1, tập 1, 511]. Nhìn thấy một đôi vợ chồng trẻ nghèo sống

hạnh phúc trong cái ổ rơm vào ngày Tết, hắn bỗng ao ước lạ “Hắn thèm thuồng hạnh phúc

của đôi vợ chồng này quá” [1, tập 1, 511]. Và có lẽ đây là lần đầu tiên hắn nghĩ đến vợ

mình một cách dịu dàng, lần đầu tiên hắn nghĩ đến vợ trong tình yêu thương trìu mến chứ không phải chỉ chăm chăm lo cho cái bụng của mình. “Anh muốn ăn vài hột nữa, nhưng cố

nhịn. Anh nghĩ đến vợ, đến cái ổ lá chuối và cái rá.” [1, tập 1, 512]. Nhà văn để cho ngòi

bút của mình chấm phá một khoảng lặng trong tâm hồn hắn. Nhưng đó chính là phút giây lòng hắn hướng thiện. Là câu hỏi tự vấn: Sao hắn không thể sống vui vẻ, hạnh phúc như mọi người?

Những con người cố cùng trong xã hội (Mua danh, Lang Rận, Đôi móng giò. . .) vẫn khát khao vươn lên, kiến tìm cho mình một vị thế thích hợp. Bịch (Mua danh) biết rõ luật tục cuộc sống làng xã “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” nhưng hắn không muốn phí tiền để mua một chức “hương”. Hắn từ chối một cách rất hăng hái “Thôi! Thôi!

nheo nhóc. Song cái thế không khác được, đành vậy. Lòng hắn dâng lên nỗi ấm ức “Mẹ

kiếp! Lại chực bắt bí nhau. . . Chúng nó làm già thì mình cũng làm già!” [1, tập 1, 341]

nhưng hắn đành bất lực “Hắn ngồi bó đùi, cằm ghếch trên đầu gối. Mặt hắn thưỡn ra, vừa

tức tối, vừa chán nản. Một chút nước mắt chạy vòng quanh.” [1, tập 1, 341]. Hắn biết thân

biết phận của một anh đánh dặm. Khác với Bịch, Trạch Văn Đoành (Đôi móng giò) - con một lão chết trôi, bỏ làng đi chán chê, rồi đột nhiên trở về bỏ tiền ra mua lấy chức kỳ mục. Hắn sổ toẹt lên cách ăn bẩn của những ông kỳ mục trong làng. Hắn chế nhạo và khinh bỉ nhìn các ông to nhất làng tranh nhau cái móng giò “Hai cái móng giò không đáng kể. Ra quái gì mà ngấu lên!” [1, tập 1, 191]. Con người bất cần đời ấy (vì đi nhiều biết nhiều) đã từng sống như một thằng điên trong túp lều bên sông gần như ở ngoài cuộc sống làng xã. Hắn không cảm nhận được những nhịp sống của kiếp người “Mỗi buổi tối, những người

phải đi qua, nghe tiếng chúng cười như những thằng điên. Bởi chúng say. Mà khi người ta

say, người ta quên cả sự lầm than của một kiếp người, nghĩa là người ta sung sướng lắm.”

[1, tập 1, 187]. Và hắn đã từng liều lĩnh muốn chết nhưng không thể. Hắn vẫn sống và ngạo nghễ với đời. Hẳn là không phải trong chốc lát mà con người hắn thay đổi như thế. Khi lăn lộn, bôn ba ngoài đời tâm hồn hắn cũng có nhiều biến động, đổi thay.

Với người nông dân chuyện áo cơm là nỗi lo thường trực. Nó là nỗi ám ảnh ghê gớm. Lúc nào người ta cũng nghĩ đến cái đổ vào mồm (Đòn chồng, Trẻ con không được ăn thịt chó, Trẻ con không biết đói . . .). Sau trận đòn chí tử vì ăn gian một tấm bánh dầy, người đàn bà (Đòn chồng) ăn ngấu nghiến nồi cháo trai “Cho chết! Đói bỏ cha đi ấy, hãy ăn cho

sướng đã.” [1, tập 1, 243]. Cái đói làm cho con người không còn biết tâm thế của mình là

gì. Thị không biết thẹn khi “làm cái trò nhập nhòa” chập hai tấm bánh dầy làm một. Miếng ăn không chỉ làm cho con người vật chất bị lăn tuột xuống dốc mà cái chính là đời sống tinh thần con người cằn cõi, chai lỳ. Đầu óc con người chỉ lẩn quẩn nghĩ đến cái ăn và mặc, người ta đánh giá con người mình thế nào không cần thiết “Chậc! ừ thì hắn là người lật

lọng, như vậy thì đã sao?” (Trẻ con không được ăn thịt chó) [1, tập 1, 246]. Hắn không

cần, không muốn nhìn thấy cái đói gieo giắt của vợ con, hắn cứ ung dung chén thịt chó. Hắn quên rằng có lúc hắn đã từng biết “Miếng ăn là miếng nhục.” [1, tập 1, 248]. Cái đói làm cho người đàn ông chỉ nghĩ đến cái bụng của mình mà quên đi bổn phận, trách nhiệm của một người chồng, người cha. Trong óc hắn (Trẻ con không biết đói) chợt lóe lên một ý nghĩ khôi hài khi nhìn thấy mấy đứa con nằm ngủ với cái bụng lép xẹp “Có lẽ trẻ con nó không biết đói.” [1, tập 1, 318]. Sau khi phát hiện ra cái “chân lý” ấy, hắn quyết định đi tìm

cái gì đó lấp đầy cái bụng của mình. Hắn nghĩ mình phải ăn uống cho no say, việc gì phải sẻn. Để rồi về hạch vợ từng đồng xu một. Cứ như thế, hắn nghĩ đến miếng ngon và chai rượu mà bất cần mọi việc “Chậc, hãy khoan giả con mụ Thêm. Ông lại làm nửa chai “ [1, tập 1, 322].

Họ cứ trượt dài, đánh mất nhân cách của mình, quên đi trách nhiệm với vợ con để “cứu vớt” lấy cái bụng của mình. Miếng ăn đã làm cho thế giới tinh thần của người nông dân có những vết rạn nứt không gì hàn gắn nổi. Nó tạo nên những dòng chảy bào mòn tính người của con người. Đâu phải ngẫu nhiên và một lần tình cờ người cha, người chồng ấy sa đà vào cơm rượu, mà đó là một quá trình. Trong trí họ đã có những lý do hết sức thỏa đáng để biện minh cho hành động của mình. Tâm hồn họ không phải là một khối trơ cứng, ở đó luôn luôn diễn ra những diễn biến rất hợp lẽ - theo họ.

Cái đói ám ảnh từ già đến trẻ, ngay đến bà già ngoài bảy mươi (Một bữa no) cũng bị quăng quật nhừ tử bởi miếng ăn. Bị cái đói hoành hành trí bà bỗng “sáng” ra một cách rất nông dân. Sau khi làm hết cách để tự nuôi mình, thậm chí cả ăn xin cũng hết đường, bà nghĩ ra một cách làm no là đi ăn chực. Đến nước này, bà biết rằng không còn danh giá gì phải giữ. Bà lão ấy đã để cho cái đói lôi tuột mình đi, sức lực mòn dần đồng nghĩa với phẩm giá con người cũng mất đi. Bà không đủ sức để chống chọi với cái dạ dày đói cồn cào thì còn sức đâu mà giữ lấy sĩ diện của người có tuổi. Bà “chết no” là một bài học để đời cho bà phó Thụ răn dạy người ăn kẻ ở. Đời sống vật chất khó khăn, eo hẹp chính là tác nhân làm cho con người sống thờ ơ không quan tâm đến mọi người xung quanh. Thực tâm người ta không muốn ác với nhau nhưng vì mãi lo cho mình, người ta không kịp nghĩ đến người khác “Bà

mặc lòng bà héo hắt đi. Bà đày đọa thân bà. Có phải bà cay nghiệt với chính bà mà trở đi

không? Còn trách gì cái cách bà đối đãi với chúng ta! Bà keo cú và tham việc lắm. . ." -

Điếu văn [1, tập 1, 431]. Hoặc là họ cứ chăm bẩm nhìn vào thói xấu của người khác “Cái

xấu của người khác bao giờ chẳng làm ta sung sướng.” - Đòn chồng [1, tập 1, 236]. Đó

chính là nguyên cớ đẩy con người ra xa con người. Những kẻ bị đẩy ra bên ngoài tự tình của nhân loại, ở vào một thế giới khác bên lề cuộc sống cộng đồng như Lộ (Tư cách mõ), Chí Phèo (Chí phèo), Đức (Nửa đêm). . .chính là những con người có một thế giới tinh thần nhàu nát, biến động dữ dội nhất. Anh cu Lộ sinh ra đâu phải là một thằng mõ. Hắn là một nông dân chân chỉ, hiền lành bị người ta dỗ “làm mõ”. Thế là cuộc đời hắn có một bước ngoặt, hắn đã là một thằng mõ, người ta nhìn hắn bằng cái nhìn dành cho thằng mõ. Tâm hồn hắn không còn bằng phẳng nữa. Hắn không thể chỉ chăm chăm chúi mũi lo làm ăn nuôi

vợ nuôi con. Hắn thấm thía nỗi nhục của một thằng mõ, khi vào đám chẳng ai chịu ngồi cùng mâm với hắn. : “Một hôm trong một đám khao, Lộ vừa chực ngồi cỗ, thì ba người ngồi trước đứng cả lên, Lộ ngồi trơ lại một mình. Mặt hắn đỏ bừng lên.” [1, tập 1, 352]...và

“Trông thấy vợ, hắn cúi mặt, không dám nhìn thị, làm như thị đã rõ cả việc nhục nhã vừa

rồi.” [1, tập 1, 352]. Dần dần trước những lời nói kháy của mọi người, hắn bất cần “Muốn

nói, ông cho chúng mày nói chán! Ông cần gì” [1, tập 1, 353]. Tất nhiên trong lòng hắn đã

diễn ra một quá trình tha hóa ngấm ngầm và hắn trở thành một thằng mõ thật sự lúc nào không hay “Bây giờ thì hắn mõ hơn cả những thằng mõ chính tông” [1, tập 1, 354]. Hắn không còn một chút lòng tự trọng.

Ngay từ khi mới sinh ra Chí Phèo (Chí Phèo), Đức (Nửa đêm) đã bị từ chối. Chí Phèo bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ, Đức là con thằng Thiên Lôi lớn nhanh như “tội ác”. Vừa chào đời, chúng đã không được sống như một con người bởi những thành kiến của xã hội. Chúng vẫn sống lăn lóc. Được cái chúng đều hiền như đất. Nhưng chúng là con người nên có tâm hồn. Có lẽ vào buổi thiếu thời, những tâm hồn ấy giản đơn và trong sáng. Chí Phèo là anh thanh niên hiền lành, chăm chỉ; Đức là người lớn xác nhưng dường như “chỉ có một tí ti linh hồn”. Và cả hai đều có một ước mơ dung dị của người nông dân. Chí Phèo ao ước có một gia đình nho nhỏ: chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. . . Đức tính toán làm thế nào để làm giàu, có tiền cưới vợ. Từ một thằng ngây ngô bỗng hắn thông minh đột xuất tính toán như một người bình thường “Hắn sẽ cố dành dụm để có tiền thuê lấy một vài mẫu ruộng;

thiếu gì người có ruộng muốn cho làm thuê? Chỉ cốt có một con bò, hắn sẽ làm ruộng nhà

và nhận ngả ruộng cho người ta nữa. Mấy chốc mà lên ngay. Trời cho mạnh khỏe ta bỏ một

vài con lợn.” [1, tập 1, 477]. Nhưng cái ước mơ nhỏ nhoi ấy không bao giờ trở thành hiện

thực. Cuộc đời chúng lật sang một trang mới. Tâm hồn chúng có nhiều lằn dập xóa. Đức rơi vào khủng hoảng, hắn trở nên dữ tợn và sau đó trở lại thờ thẫn buồn chán “Sau những ngày hung hăng đập phá, nỗi đau đớn lại ngấm vào bên trong. Đức lại trở lại thờ thẫn không nói, không cười và hay thở dài. . .” [1, tập 1, 485]. Hắn bỏ làng ra đi rồi một ngày đột ngột quay về. Lăn lộn với đời nơi đất khách quê người, tâm hồn hắn lại hằn thêm những nét dập xóa,

Một phần của tài liệu số phận tinh thần của con người trong tác phẩm của nam cao (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)