Thế giới tinh thần của người trí thức

Một phần của tài liệu số phận tinh thần của con người trong tác phẩm của nam cao (Trang 27 - 39)

Có thể nói thế giới tinh thần của người trí thức là một vùng đất màu mỡ và phì nhiêu không chỉ có Nam Cao mà còn có những nhà văn tên tuổi như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nhất Linh, Khái Hưng . . .khám phá và kiếm tìm. Nếu Nguyễn Tuân thể hiện những khoảnh

khắc lòng người muốn vượt thoát khỏi những cái bó buộc đời thường thực hiện nỗi khát khao chiêm ngưỡng, kiếm tìm cái đẹp, hoài cổ và hướng đến thiên lương của những con người tài hoa; Thạch Lam vẽ nên những tâm hồn dung dị, đơn sơ mang nỗi buồn man mác; Khái Hưng, Nhất Linh. . . thiên về tình yêu là chính thì Nam Cao khắc họa những khoảng lặng rất nhỏ nhoi, vụn vặt của lòng người. Mặt khác, phần lớn nhân vật trí thức trong tác phẩm Tự lực văn đoàn thường là những ông tham, ông huyện, những sinh viên trường Cao đẳng (Dũng - Đoạn tuyệt, Lộc - Nửa chừng xuân, Trương - Bướm trắng. . .) bất đắc chí với gia đình hoặc bi lụy vì tình hay nhân vật trí thức của Vũ Trọng Phụng như đốc học Tú Anh - Giông tố, những đốc tờ, giáo sư, nhà cải cách . . . "rởm" (Số đỏ) và đôi khi cũng xuất hiện một ông giáo dạy tư (Phú – Vỡ đê, Nghĩa - Lạnh lùng ) một nhà văn (Minh - Gánh hành hoa) nhưng đó chẳng phải là cái "nghiệp" đa mang cho nhân vật phải băn khoăn, trăn trở. Riêng ngòi bút Nam Cao đặc biệt quan tâm thể hiện đời sống bên trong của nhà văn và nhà giáo. Có lẽ ở trên đời không loại người nào có đời sống nội tâm phức tạp và đầy biến động như giới trí thức. Nam Cao đã phơi bày lên trang sách tất cả những thăng trầm trong tâm hồn của anh nhà văn cũng như anh nhà giáo.

Trong tác phẩm của Nam Cao, thế giới tinh thần người trí thức tồn tại song song với đời sống vật chất thiếu thốn, nghèo nàn. Đời sống bên trong con người bộc lộ rõ nét qua lăng kính hiện thực đời sống xã hội. Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam trì trệ, khủng hoảng, cùng quẩn nên con người - đặc biệt là người trí thức không thể phát huy, thể hiện khả năng của mình. Những tâm hồn trẻ trung dệt bao ước mơ, khao khát thực hiện bao hoài bão lớn lao, mong muốn làm được cái gì đó cho đời. Họ không sống ích kỷ cho riêng mình, họ mong muốn được hết mình với công việc mình làm. Hơn một lần người thầy giáo muốn thể hiện tất cả thiên chức của mình. Thứ (Sống mòn) ao ước: “Mỗi người

sống phải làm thế nào cho phát triển tới tận độ những khả năng của loài người chứa đựng ở

trong mình.” [1, tập 2, 256 - 257] để y xây dựng một ngôi trường phục vụ tốt nhất cho việc

học và dạy - một trường học lý tưởng. Cũng như vậy, Tá (Nguyện vọng) say sưa thiết kế một trường tư thật lớn với rất nhiều ưu điểm: “Anh sẽ trả lương giáo sư rất hậu, đặt quỹ hưu bổng để các ông có thể yên lòng về vật chất mà tận tụy với nghề. Anh sẽ tổ chức các lớp

theo những phương pháp tối tân. Anh sẽ cấp học bổng cho những thiếu niên lanh lợi đi

ngoại quốc để nghiên cứu thêm về khoa sư phạm. . .” [1, tập 1, 130]. Tất cả các dự định cao

đẹp đó vĩnh viễn nằm yên trong lòng họ - mãi mãi chỉ là ước mơ. Vì thực tế họ bị chuyện áo cơm ghì sát đất, thì làm thế nào chấp cánh ước mơ bay cao và bay xa. Thứ khổ sở, nhục nhã

khi phải nhẩm tính chi li từng xu tiền chợ. Những ước mơ lớn lao của Tá gãy đổ khi người hàng gạo gõ cửa đòi nợ. Hay những anh nhà văn nghèo như Hộ (Đời thừa), Điền (Giăng sáng, Nước mắt). . . cháy bỏng niềm hy vọng có thể viết được một tác phẩm để đời và điều đó không phải ngoài khả năng của họ. Vậy mà thực tế cuộc sống đã phá vỡ mọi dự tính tốt đẹp ấy. Hộ không thể viết được một tác phẩm có giá trị vì “Những bận rộn tệp nhẹp, vô

nghĩa lý, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn.” [1, tập 1,

602]. Những chuyện áo cơm, những lo toan tép nhẹp hàng ngày giết chết mất khả năng sáng tạo. Đúng là “đau khổ tinh thần làm nên nghệ thuật, còn nghèo khổ vật chất làm hao mòn

sáng tạo.” [65, 223]. Làm sao một anh nhà văn có thể viết được khi bên tai lúc nào cũng

nheo nhéo tiếng đòi nợ, tiếng gắt gỏng của vợ, tiếng quấy khóc của con; lúc nào cũng lo canh cánh những tiền gạo, tiền nhà, tiền thuốc, tiền nước mắm. . .Họ đã viết những tác phẩm nhạt nhẽo mà người đọc quên ngay sau khi gấp sách lại. Cái đói, cái nghèo ngấm vào máu, vào tim, nó là nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với người nghệ sĩ. Nó thui chột khả năng sáng tạo của nhà văn. Song cái đáng quý là những thiếu thốn vật chất đó dù đôi khi có làm cho nhà văn dễ dãi trong cách viết nhưng không thể bào mòn nhân cách nhà văn, mà ngược lại chính nó đọng lại thành nỗi đau tinh thần xé lòng như hạt cát trong lòng ngọc trai. Tự trong sâu thẳm những người cầm bút vẫn giàu lòng tự trọng. Hộ thấy thẹn với lòng khi đọc lại những sáng tác nhạt nhẽo, vô vị của mình: “Rồi mỗi lần đọc lại mỗi cuốn sách hay một đoạn văn ký tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, càu mày nghiến răng, vò nát sách và mắng mình

như một thằng khốn nạn. . .” [1, tập 1, 603]. Bởi lẽ hơn ai hết Hộ ý thức được trách nhiệm,

lương tâm của người cầm bút phải như thế nào: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là

một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.” [1, tập 1,

603]. Hay nhà văn nọ trong Mua nhà đã thốt lên một cách chua chát, mỉa mai sau khi cố vay công nợ để mua nhà: “Rồi tôi sẽ cố làm việc hơn trước nữa. Tôi sẽ giết tôi nhanh hơn

trước nữa. Trước sau thì cũng chết. Mà ai cũng chết một lần thôi. Sống sẻn so làm gì ?” [1,

tập 1, 594]. Nghĩa là hắn lại viết một thứ văn dễ dãi, chẳng giá trị gì để kiếm tiền trả nợ nhưng tận trong đáy lòng mình hắn hiểu rằng thế là hỏng, ngòi bút của hắn sẽ cùn với lối viết như thế. Hắn tự dối mình để biện minh cho sự tự giết mình song lương tâm day dứt không nguôi: “Bây giờ thì tôi không lẩn trốn những ý nghĩ của tôi nữa. Tôi ác quá! Tôi ác quá! Tôi phải thú với tôi nhiều rồi. . .” [1, tập 1, 599]. Và Điền (Giăng sáng) đành từ bỏ ý định viết những áng văn lãng mạn dành cho những người lãng mạn thưởng thức. Bởi khi hắn đang mơ tưởng đến danh vọng, ao ước lòng yêu của những người con gái đẹp và sang

thì tiếng con đau khóc rấm rứt, tiếng vợ hắn quát tháo ầm ĩ vẳng đến tai, thế là cái mộng văn chương tan biến. Nhưng chính những âm thanh chói tai ấy đã đánh thức lương tâm Điền, hắn can đảm đối diện với sự thực: “Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời ...” [1, tập 1, 588].

Như ở trên đã nói, nhân vật trí thức trong sáng tác của Nam Cao không phải là những con người công thành danh toại. Để họ được đến trường, gia đình phải bán ruộng, bán vườn và cả một đàn em nheo nhóc phải nhịn ăn, nhịn mặc. Cái vốn tri thức mà họ thu nhận được là nhờ vào sự đánh đổi, vào sự chắt chiu và hy sinh của cả gia đình những mong họ có thể làm nên ông phán, ông tham để vinh thân phì gia. Thế nhưng tất cả những hy vọng của những bậc sinh thành chân lấm tay bùn đều lụi tắt. Bởi có người không đủ tiền để theo học đến nơi đến chốn như Thứ (Sống mòn), Tri (Cái mặt không chơi được). . . hoặc phải gắng sức nhiều trong những cuộc tranh đua thi cử tìm kiếm một chỗ đứng đến kiệt sức không thể làm việc nổi như Hài (Quên điều độ), Điền (Giăng sáng), Đích (Sống mòn). . . Họ ý thức được mình là gánh nặng của gia đình, là nỗi thất vọng ê chề của cha mẹ. Họ đành phải tìm một kế sinh nhai. Biết làm gì bây giờ - những anh thư sinh trói gà không chặt? Họ đi dạy tư hoặc viết văn. Những nghề mà tưởng như nhẹ nhàng nhất nhưng thật ra lại lao tâm, lao lực nhất. Trong tác phẩm Quên điều độ, Hài cố xin dạy học để kéo dài sự sống, vì nếu không dạy học hắn sẽ chết ngay - chết đói. Hài tự nhủ lòng mình để có thêm can đảm: “Chết mau nghĩa là chưa chết. Nếu tôi không dạy học thì chết ngay, bởi không ai có thể sống mà không ăn.” [1, tập 1, 642]. Với những tính toán chi li, sẻn so trong cách sống cũng như cách nghĩ, Hài làm cho người đọc phải bật cười. Cười để mà thương thay một con người không có sức khỏe cũng chẳng có tiền nên lúc nào cũng phải sống "điều độ”.

Nhưng họ là những người trí thức đích thực dù họ không phải là người có học vị, có bằng cấp, không phải là giáo sư, bác sĩ mà chỉ là những anh giáo khổ trường tư hay là những anh nhà văn nửa tỉnh nửa quê. Cái chất tạo nên nhân cách của người trí thức chính là ở họ luôn luôn chất chứa khả năng tự ý thức rất cao. Đứng trước một thực trạng cuộc sống đầy ảm đảm, mang một màu sắc xám xịt những anh trí thức cứ tỏ ra thờ ơ, lạnh lùng nhưng thật ra trong lòng họ đang có những dòng chảy cuồn cuộn không ngừng về nỗi đau đời. Tất cả những chuyện vụn vặt hàng ngày cuốn lấy tâm trí của họ là xuất phát từ sự ý thức về vai trò và trách nhiệm của bản thân họ đối với gia đình, vợ con. Trước cảnh nhà túng quẩn, con đau, vợ phải vất vả chạy ngược chạy xuôi đến cáu bẳn, Điền (Giăng sáng) đã âm thầm gác lại cái mộng văn chương để thực hiện vai trò trụ cột gia đình của mình: “ Điền thấy mình

ích kỷ. Sự nghiệp mà làm gì nữa? Bổn phận mình phải nghĩ đến gia đình. Điền phải quên

cái mộng văn chương để kiếm tiền. ” [1, tập 1, 582]. Những lo toan tẹp nhẹp đời thường

choán hết lòng hắn: “. .óc Điền đầy những lo lắng nhỏ nhen.” [1, tập 1, 582]. Chút hy vọng mong manh ấy đồng nghĩa với việc Điền vĩnh viễn hy sinh niềm say mê được viết của mình. Điền sẽ chẳng bao giờ viết nổi những áng văn lãng mạn đầy chất nhạc và thơ. Bởi suốt đời Điền cũng chẳng có tiền . . .Quan niệm nghệ thuật trong sáng tác của Điền đã chuyển sang hướng khác. Điền chấp nhận đối diện với sự thật. Điền chuyển từ quan niệm sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn “Nghệ thuật chính là cái ánh trăng xanh huyền ảo nó làm đẹp đến

cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa. . .” [1, tập 1, 585] sang khuynh hướng hiện

thực “ Chao ôi! chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ

là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng

Điền,” [1, tập 1, 578 - 588]. Cũng là người phải kề vai gánh vác gia đình, lo chuyện áo cơm

cho vợ dại con thơ, Hộ (Đời thừa) đã chọn tình thương mà đành tạm quên đi khát vọng sáng tác nghệ thuật sang một bên “. . . hắn có thể hy sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỷ đi, nhưng hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát tầm thường nhưng hắn

vẫn còn được là người: hắn là người chứ không phải là thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự

ái.” [1, tập 1, 604]. Hộ nghĩ mình phải phí đi vài năm để kiếm tiền rồi sẽ viết cho ra hồn, sẽ để lại những tác phẩm có giá trị đích thực. Nhưng, chao ôi, thực tế cuộc sống đã dội vào lòng Hộ một nỗi chua chát khôn cùng. Làm sao Hộ có thể viết được “một tác phẩm thật giá

trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho

loài người...” [1, tập 1, 614] khi mà lúc nào Hộ cũng phải bận tâm đến những món tiền chi

tiêu vụn vặt, thậm chí đến không dám bước chân ra khỏi cửa bởi sợ phải tốn những món tiền tiêu vặt. Một quyển sách để đời mãi mãi chỉ là khát vọng ấp ủ trong lòng Hộ. Hay một Điền (Nước mắt) cố sẻn so từng đồng xu nhỏ những mong thu vén cho gia đình nhỏ được cơm no áo ấm. Điền ngạc nhiên trước sự mỉa mai của viên đội trạm, thái độ dửng dưng, cáu kỉnh của người thư ký ở nhà dây thép tỉnh. Điền bực bội trước những lời gắt gỏng, đay nghiến của vợ. Hắn cảm thấy trên đời này không ai khổ bằng mình. Nhưng khi bình tâm lại, hắn thấy thương vợ hơn, thương ông thư ký nhà dây thép. . . thương những người cũng có cảnh ngộ như hắn, một mình phải lo đến trăm thứ việc, trăm thứ tiền. Những nỗi lo không tên cứ quấn chặt lấy tâm trí mỗi người. Ai cũng thấy mình khổ quá mà đâm ra gắt gỏng, chua chát với nhau. Sau khi trút tất cả những bực dọc lên vợ, con, Điền chợt nhận ra chẳng ai sung sướng cả “. .Thật ra có ai muốn cau có làm chi ?. . . Vậy thì vợ hắn gắt lên với hắn lúc này

cũng chỉ là việc thường thôi. Cũng như hắn gắt lại với thị và gắt với con. Cũng như ông thư

ký nhà dây thép. . . “ [1, tập 1, 667]. Hắn hối hận và trong lòng dâng lên cảm giác muốn an

ủi và sẻ chia khổ đau cùng mọi người. Thay cho sự bực tức, chua chát, hắn thấy tràn ngập niềm xót thương trong lòng “Hắn thương vợ, thương con, thương tất cả những người phải

khổ đau. Lòng hắn thiết tha rướn lên, muốn vươn ra để ấp ôm lấy mọi người.” [1, tập 1,

669].

Trong tác phẩm Mua nhà, nhà văn nọ cũng phải đối mặt với nỗi lo thường nhật. Mang danh là văn sĩ mà đến một chỗ tiếp bạn cũng không có. Bạn bè đến chơi phải chui rúc trong túp lều ọp ẹp, tanh tưởi. Hắn hổ thẹn khi mọi người thấy sự bần bách của mình. Mặc dù bạn bè muốn hắn đừng bận tâm vì cái nhà tồi tàn. Nhưng lòng hắn không cho hắn nghĩ thế “Suốt

đêm ấy tôi phải thức để mà hành tội tôi” [1, tập 1, 592]. Với vật giá đắt đỏ lúc bấy giờ,

những tưởng không biết đến bao giờ hắn mới có thể làm một cái nhà khác khang trang hơn. Vậy mà một dịp may đã đến với hắn. Có một kẻ thua bạc muốn bán căn nhà của mình, hắn quyết định vay công nợ để mua căn nhà ấy, bởi hắn cũng không thể làm khác được, căn nhà của hắn đã bị bão đánh úp. Trong lòng hắn có nhiều nỗi niềm phức tạp: hắn vừa liều vay nợ và nghĩ rằng mình sẽ giết mình sớm hơn; hắn vừa vui mừng vì vừa vớ được một món hời: căn nhà gỗ mà giá chỉ có ba trăm bạc; hắn vừa khuyên kẻ bán nhà nên suy nghĩ lại . . . nhưng tất cả đều òa vỡ khi hắn nghe tiếng trẻ con khóc nức nở và hờ: “Mẹ ơi!” [1, tập 1, 599]. Sau bao nhiêu lần tự trấn an mình, đời khắt khe làm vậy, chứ hắn nào muốn ác thì khi nhìn thấy cảnh hai đứa trẻ quặt quẹo sẽ không có nhà ở cộng với tiếng hờ “mẹ ơi!” hắn đã ân hận vô cùng. Nỗi ân hận đó sẽ ám ảnh hắn không nguôi: “Rồi đây hối hận sẽ tỏa một bóng đen vào cái nhà mới của tôi, rộng rãi và sạch sẽ hơn cái trước.” [1, tập 1, 599].

Anh nhà văn trong tác phẩm của Nam Cao chỉ toàn viết những cái rất vụn vặt, dường như chẳng đá động gì đến thế sự, đấu tranh giai cấp hay chống lễ giáo phong kiến. Họ viết những cái rất xoàng, Những chuyện không muốn viết. Hắn đã phủ nhận cái tôi “Tâm hồn

tôi nó hơi nông” [1, tập 1, 543]. Và không cần che giấu nỗi lo nơm nớp của lòng mình:

“Trọn đời tôi, tôi chỉ lo chết đói.” [1, tập 1, 543]. Nên hắn viết về “Những chuyện không muốn viết”. Đó là những chuyện muôn thuở, lại là một mụ vợ đành hanh, lắm lời, luôn gắt gỏng, cau có. Hắn vừa ở Hà Nội về, hắn vừa đi vừa tưởng tượng ra cái viễn cảnh con reo

Một phần của tài liệu số phận tinh thần của con người trong tác phẩm của nam cao (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)