Nam Cao khắc họa số phận tinh thần của con ngườ

Một phần của tài liệu số phận tinh thần của con người trong tác phẩm của nam cao (Trang 51 - 52)

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ SỐ PHẬN TINH THẦN TRONG TÁC PHẨM NAM CAO

2.2.1.Nam Cao khắc họa số phận tinh thần của con ngườ

Nam Cao vào nghề muộn hơn so với những người cùng thời. Nhưng Nam Cao đã vượt qua những cây bút khác, ông không dừng lại ở hiện tương đói cơm rách áo, ở thân phận vật chất của con người bị đe dọa, có nguy cơ bị bóp nghẹt, bị giết chết, mà ông đạt tới sự miêu tả thế giới tinh thần của con người. Ông dấn sâu vào các ngóc ngách của thế giới tâm linh con người. Văn của ông đặt số phận tinh thần của con người ở khía cạnh nhân cách, quyền làm người của con người. Ông nghiền ngẫm, thấm thía nỗi đau của số phận tinh thần con người, điều mà không phải nhà văn nào của giai đoạn 1930 - 1945 cũng thực hiện được.

Số phận tinh thần của con người luôn luôn phải chống chọi vất vả với con người, với chính mình để được là CON NGƯỜI. Nhà văn trăn trở, ray rứt về phẩm chất, nhân cách, số phận tinh thần của con người bị làm nhục. Ông nhìn thấy hiện thực bên trong con người là một thế giới vừa gần gũi vừa xa lạ, vừa rộng lớn mông lung vừa nhỏ bé mong manh lại bị quá nhiều vết cứa do chính con người rạch lên. Những bế tắc, cùng quẫn của cuộc sống

nghèo nàn đã giằng xé, vò nát tinh thần con người. Con người trở nên thờ ơ, vô cảm với những người ở xung quanh, chẳng hạn như Chí Phèo (Chí Phèo) bị con người gạt ra ngoài cộng đồng làng xã; lang Rận (Lang Rận) bị chị em nhà nhà ông cựu xem là kẻ “dở người

dở ngợm”; hay Nhu (Ở hiền) ngay từ bé đã nhu nhược trước thằng anh và những đứa em tai

ngược. . . Mặt khác, con người trở nên ganh tị, đố kị với sự sung sướng của người khác (Nhìn người ta sung sướng). Hay con người cứ mãi chú tâm đến cái xấu của người khác để mỉa mai, giễu cợt (Tư cách mõ, Đòn chồng. . .). . .Số phận tinh thần của con người cứ chông chênh, khắc khoải. Con người sống chơi vơi giữa lằn ranh con người và con vật. Để tồn tại, bám víu cuộc đời, con người phải bán dần linh hồn đi, để trôi tuột đi lòng tự trọng, nhân cách của mình. Là con người mà lại xa lạ thế giới người, lạc loài trong thế giới loài vật như Đức (Nửa đêm), Chí Phèo, Thị Nở (Chí Phèo), lang Rận (Lang Rận), Lộ (Tư cách ). . .Dù anh trí thức khiêm tốn “Tâm hồn tôi nó hơi nông” [l, tập 1, 543], hay anh nông dân tự nhận rằng mình không thích lý luận hoặc kẻ thị dân phải chật vật với cuộc sống hàng ngày đều có một đời sống tinh thần rất đa dạng. Đời sống vật chất khó khăn, eo hẹp, con người bất lực trước thực tế đó, họ quay vào cật vấn chính mình nhưng vẫn không tìm ra lối thoát. Con người sa vào vòng lẩn quẩn. Họ thấm thía, cảm nhận được sự ngưng đọng của cuộc sống hiện thực làm cho đời sống bên trong con người mòn dần, gỉ ra (Sống mòn, Đời thừa, Giăng sáng. . .).

Có thể nói số phận tinh thần của cả người nông dân và người trí thức đều được Nam Cao thể hiện rất thành công. Dù người trí thức và người nông dân ở hai thái cực khác nhau nhưng số phận tinh thần của họ cùng có nỗi đau bị giằng xé, vò nát bởi cuộc sống bấp bênh, khắc khoải. Cố nhiên là biểu hiện của nó khác nhau. Anh trí thức thì lật đặt lại vấn đề, chiêm nghiệm, nghiền ngẫm, băn khoăn, lo lắng cho số phận, phẩm giá nhân cách của mình Thứ - Sống mòn, Hộ - Đời thừa, Điền - Giăng sáng. . . Còn người nông dân thì họ không nhìn thấy sự mòn dần, sự gỉ mục của nhân cách mình, sự tàn phá của tâm hồn: Chí Phèo (Chí Phèo), người cha (Trẻ con không được ăn thịt chó, Trẻ con không biết đói), bà lão (Một bữa no), Lộ (Tư cách mõ).. .

Một phần của tài liệu số phận tinh thần của con người trong tác phẩm của nam cao (Trang 51 - 52)