Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường

Một phần của tài liệu skkn một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay (Trang 60 - 62)

lượng xã hội trong cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường

Khẳng định nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống nhằm hồn thiện nhân cách học sinh ngày càng trở nên cấp bách trong giai đoạn hiện nay, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý cho rằng, đây là một nhiệm vụ khơng dễ dàng, địi hỏi sự cơng phu, kiên trì, tâm huyết khơng chỉ của tồn ngành giáo dục

mà cần phải cĩ sự chung tay gĩp sức của các cấp, các ngành, của nhiều lực lượng, nhiều tổ chức, đồn thể, của mỗi gia đình và của tồn xã hội.

Đi vào phân tích nguyên nhân thực trạng đạo đức, lối sống của học sinh hiện nay như tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường; diễn biến phức tạp của các loại hình tội phạm; nguồn thơng tin mở trên internet; những thơng tin giật gân, vơ cảm trên báo chí,... do vậy, việc đẩy mạnh hơn nữa quan hệ phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội là vơ cùng quan trọng. Cụ thể, nhà trường giữ vai trị định hướng, uốn nắn những hành vi của học sinh theo chuẩn mực giá trị chung của xã hội; gia đình đĩng vai trị quan trọng và quyết định đến việc hình thành đạo đức, lối sống cho các em. Cần sớm khắc phục tình trạng giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay hầu như được giao phĩ chủ yếu cho nhà trường. Tấm gương của cha mẹ, người thân trong gia đình cũng như thầy cơ giáo luơn cĩ tác dụng giáo dục vơ cùng to lớn, hiệu quả hơn ngàn vạn cuốn sách về đạo đức. Gia đình chính là mơi trường khơng cần nhiều lời nĩi nhưng tác động mạnh mẽ đến cá nhân. Giáo dục đạo đức chỉ khả thi ngay trong cuộc sống của gia đình, trong học đường và phải bằng hành động ngồi xã hội.

Vì vậy, cần giúp cho học sinh cĩ mơi trường thuận lợi để rèn luyện đạo đức. Ngăn chặn kịp thời các hành vi, thĩi quen, vi phạm, ảnh hưởng xấu từ bên ngồi thâm nhập vào học sinh. Do đĩ cần chú trọng xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, nhân dân khu phố, cơng an khu vực và chính quyền địa phương nơi trường đĩng. Hằng năm, thơng qua các văn bản, cơng văn, báo cáo định kỳ, nhà trường trao đổi thơng tin đồng thời triển khai kế hoạch với chính quyền địa phương; tham mưu đưa cơng tác giáo dục đạo đức học sinh vào tiêu chí xây dựng, bình chọn “Gia đình văn hĩa - Khu phố văn hố - Ơng bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”.

Bàn giao học sinh về sinh hoạt hè, tại các địa bàn dân cư do Đồn thanh niên địa phương phụ trách, nhà trường cử giáo viên về thực tế phối hợp thực hiện,cĩ đánh gía nhận xét của Chính quyền địa phương về “sinh hoạt hè” của học

sinh; tổ chức ký cam kết trách nhiệm giữa “Nhà trường - Chính quyền địa phương” tạo được sự hỗ trợ tích cực các lực lượng ngồi nhà trường thành quá trình khép kín trong cơng tác giáo dục đạo đức học sinh.

Mời vị đại diện hội cha mẹ học sinh tham gia hội đồng khen thưởng, kỷ luật của nhà trường. Thơng báo về địa phương những học sinh cá biệt vi phạm đạo đức, phối hợp với địa phương, gia đình cùng giáo dục. Phối kết hợp với cơng an ngăn chặn những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật của học sinh.

Tại buổi nĩi chuyện tại Hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi tồn miền Bắc, ngày 19-2-1959. Bác cĩ lời dạy rằng: “ Trẻ em trong như tấm gương, cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp thu. Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại, sẽ cĩ những ảnh hưởng khơng tốt tới trẻ em và kết quả cũng khơng tốt. Cho nên muốn giáo dục các cháu thành người tốt thì nhà trường, đồn thể, gia đình, xã hội đều phải kết hợp chặt chẽ với nhau”. [ 15, 330-331]

Một phần của tài liệu skkn một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay (Trang 60 - 62)