Kết quả thực hiện phản ứng realtime RT – PCR

Một phần của tài liệu Phân lập và giải trình tự đoạn gen ORF5 của các chủng virus PRRS gây bệnh tai xanh trên lợn tại địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 73 - 78)

Song song với việc quan sát triệu chứng bệnh lý, chúng tôi tiến hành lấy máu ngẫu nhiên 2 lợn trên 1 nhóm (3 nhóm tiêm các chủng virus NH02, NT02 và VN01 để kiểm tra sự có mặt PRRSV bằng phản ứng realtime RT - PCR vào các thời điểm: 7 ngày, 14 ngày và 21 ngày sau khi gây nhiễm. Giá trị Ct của 6 lợn đƣợc trình bày ở bảng 3.10

Bảng 3.10. Kết quả xác định giá trị Ct .

Chủng virus

Giá trị Ct sau khi tiêm PRRSV

7 ngày 14 ngày 21 ngày

NH02 – 1 25,20 34,99 38,60 NT02 - 1 28,45 35,12 00,00 VN01 – 1 22,22 30,15 33,05 NH02 – 2 24,70 32,60 36,86 NH02 – 2 30,72 36,25 00,00 VN01 – 2 32,60 37,37 39,64

Từ giá trị Ct xác định đƣợc của ba nhóm lợn (Bảng 3.10), chúng tôi thấy rằng sau 7 ngày gây nhiễm tất cả các nhóm lợn đều dƣơng tính với PRRSV. Trong đó 2 lợn tiêm chủng NH02 và VN01 nhiễm virus với mức độ trung bình, 4 lợn nhiễm với mức độ nặng. 2 lợn có hàm lƣợng virus giảm dần sau 14 ngày và kết quả PRRSV bị đào thải hết ra khỏi cơ thể và 2 lợn xác định là dƣơng tính với PRRSV sau 21 ngày sau gây nhiễm. Nhƣ vậy, sau 21 ngày gây nhiễm xác định đƣợc 2 lợn để tiến hành khám mổ, ghi nhận dấu hiệu bệnh tích. Ngoài ra, trong khoảng thời gian hàm lƣợng virus trong máu cao nhất thì thân nhiệt của lợn cũng đỉnh điểm sau 7 ngày gây nhiễm (Bảng 3.9). Điều này có thể giải thích là do: ở giai đoạn đầu của quá trình xâm nhiễm của PRRSV, hệ thống miễn dịch của cơ thể vật chủ đƣợc kích hoạt dẫn tới thân nhiệt của lợn tăng cao. Khi đại thực bào đƣợc kích hoạt, hiệu giá kháng thể chống lại các loại virus và vi khuẩn không

62

liên quan khác trong cơ thể của lợn tăng cao. Điều này rất dễ gây ra sự nhầm lẫn trong việc đánh giá mức độ miễn dịch đối với các bệnh truyền nhiễm ở cơ thể lợn (Rossow, 1998).

 Kết quả kiểm tra dấu hiệu bệnh tích

Chúng tôi tiến hành mổ khám kiểm tra bệnh tích 2 lợn đã đƣợc xác định dƣơng tính với PRRSV sau 21 ngày gây nhiễm. Kết quả mổ khám đƣợc thể hiện qua các hình 3.8, hình 3.9, hình 3.10, hình 3.11. Theo mô tả của Kyoungjin và cộng sự. (2003) và kết quả của nhiều nghiên cứu khác, khi lợn bị nhiễm PRRSV thì phổi là vị trí biểu hiện bệnh hay thấy nhất sau đó tới các bộ phận khác nhƣ hạch, gan có thể xuất hiện những đốm trắng. Trong một nghiên cứu khác mô tả khi lợn bị nhiễm PRRSV phổi thƣờng có hiện tƣợng sƣng phù, xuất hiện nhiều đốm trắng hoặc vàng hoại tử đi kèm dấu hiệu xuất huyết, khi soi dƣới kính hiển vi các tế bào mô phổi có thể thấy đƣợc hiện tƣợng viêm. Hạch bạch huyết thƣờng bị sƣng, phù nề, có thể bị chuyển màu nâu và hạch sƣng tạo các u cục to (Yoon và cộng sự, 2003; Tian và cộng sự, 2007; Tô Long Thành và cộng sự, 2008; Hanchun và cộng sự, 2014). So với kết quả ghi nhận triệu chứng bệnh tích tại phổi của nhóm nghiên cứu Hanchun và cộng sự (2014) (Hình 3.8b), phổi của lợn trong nghiên cứu của chúng tôi ít sƣng hơn (Hình 3.8a), nhƣng lại xuất hiện nhiều đốm trắng và hiện tƣợng viêm rõ ràng hơn. Nhƣ vậy, cùng một vị trí biểu hiện bệnh tích nhƣng mức độ có thể khác nhau. Ngoài ra, theo mô tả của Hanchun. (2014) (công ty Boehringer Ingelheim, Đức) khi lợn bị nhiễm HP - PRRSV thì phổi còn bị xuất huyết, màng bao tim bị xuất huyết và phúc mạc bị viêm.

Đặc biệt, kết quả kiểm tra dấu hiệu bệnh tích trong nghiên cứu này tƣơng đồng rất cao với kết quả nghiên cứu của Tian và cộng sự (2007); khi mô tả đặc điểm bệnh tích của đàn lợn đầu tiên bị chết do nhiễm PRRSV vào năm 2006 ở Trung Quốc. Kết quả ghi nhận trên đàn lợn chết do chủng PRRSV cho thấy rằng phổi bị sƣng phù xuất hiện những đốm xuất huyết và phổi bị hoại tử trắng hoặc vàng (Hình 3.8a, Hình 3.11), gan bị hoại tử (đốm trắng), xuất huyết (Hình 3.10), lá lách bị xuất huyết (Hình 3.10), tim, màng bao tim bị xuất huyết (Hình 3.11) và lợn bị viêm khớp. Tuy nhiên trên đàn lợn bị chết đƣợc xác định xuất hiện nhiều dấu hiệu bệnh tích khác đi kèm với tình trạng nhiễm khuẩn trầm trọng (Tian và cộng sự, 2007).

63

Hình 3.8. Phổi của lợn gây nhiễm PRRSV bị viêm.

Trong điều kiện in vivo PRRSV rất nhạy cảm với tế bào đại thực bào phế nang phổi. Khi xâm nhập vào cơ thể PRRSV nhân lên ngay bên trong đại thực bào, sau đó phá huỷ và giết chết đại thực bào dẫn đến làm cho đại thực bào bị giết chết nên sức đề kháng của lợn mắc bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Do vậy lợn mắc PRRS thƣờng dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát hoặc đồng nhiễm một số mầm bệnh khác. Một số loại vi khuẩn thƣờng bị nhiễm thứ phát đó là: Escherichia coli, Streptococcus suis, Haemophilus parasuis… Một số loại khuẩn đồng nhiễm với PRRSV nhƣ: virus Classical swine fever (CSFV)…. gây bệnh dịch tả lợn, virus Porcine circo type 2 (PCV2) gây nên hội chứng suy giảm đa hệ thống sau khi cai sữa hay hội chứng còi cọc, nhiễm Mycoplasma hyopneumoniae gây bệnh viêm phổi ở lợn…(Tian và cộng sự, 2007)

(https://www.pig333.com/prrs/highly-pathogenic-prrs-hp-prrs-in-sia_9333/#comments).

Hình 3.9. Hạch lâm ba bị sƣng, màu nâu vàng có nổi u cục to.

b a

64

Hình 3.10. Phổi bị viêm, gan có đốm trắng hoại tử.

Hình 3.11. Tim sƣng, màng bao tim xuất huyết, phổi bị xuất huyết.

Khi tiến hành mổ khám lợn sau 10 ngày gây nhiễm kết quả kiểm tra tƣơng tự với kết quả mô tả của Kyoungjin và cộng sự. (2003), Yoonvà cộng sự. (2003) và Hanchun và cộng sự. (2014). Từ kết quả theo dõi các triệu chứng và tiến hành kiểm tra mổ khám các biểu hiện bệnh tích trên các cơ quan đích có thể khẳng định việc gây nhiễm với liều 2ml/con ở nồng độ 106 TCID50/ml đã làm 2 lợn trong lô thí nghiệm bị nhiễm bệnh tai xanh. Ngoài ra, yếu tố môi trƣờng nhƣ nhiệt độ và độ ẩm trong mùa hè và nhiễm khuẩn thứ phát có thể đóng góp cho sự bùng phát dịch tai xanh gây ra bởi HP – PRRSV (Tian và cộng sự, 2007).

65

Chủng D1 (cùng nguồn gốc với JXA1) là một chủng biến thể thuộc kiểu gen type II của PRRSV đƣợc phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào tháng 6 năm 2006 và nhanh chóng lan sang các nƣớc Đông Nam Á ngay sau đó. Dịch bệnh đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất lợn và đã trở thành một gánh nặng cho ngƣời chăn nuôi lợn trong khu vực trong đó có Việt Nam. Đây là chủng có độc lực cao, lợn bị nhiễm bệnh có hiện tƣợng sốt cao (40 - 420C) ở mọi lứa tuổi, gây sảy thai, thai chết lƣu và có hiện tƣợng suy hô hấp ở nhiều cấp độ (OIE, 2010). Đã có nhiều nhóm nghiên cứu khả năng gây bệnh của HP - PRRSV, nhƣng với nhiều kết quả khác nhau về mức độ gây bệnh. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phân lập, giải trình tự và phân nhóm các chủng PRRSV trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và xác định tất cả các chủng đều thuộc chủng D1 - có độc lực cao dựa vào trình tự protein GP5. GP5 có một đoạn tín hiệu peptide định hƣớng tại đầu cuối N của protein và bị glycosyl hóa sau dịch mã từ 2 đến 4 vị trí đó là aa 30, aa 33, aa 44 hoặc aa 51. Vị trí đƣợc glycosyl hóa rất quan trọng cho quá trình hình thành cấu trúc và duy trì hoạt tính của protein GP5 (Thaa và cộng sự, 2013; Nedzad and Carl, 2010). GP5 đƣợc biết nhƣ yếu tố kích thích việc sản sinh kháng thể trung hòa ở lợn và đây là một vấn đề then chốt của miễn dịch dịch thể. Những chủng PRRSV mang đột biến loại vùng glycosyl hóa ở GP5 cho thấy khả năng kích thích sinh kháng thể trung hòa cao hơn chủng dại. Để xác định khả năng gây bệnh của PRRSV, chúng tôi tiến hành tiêm trên 4 nhóm lợn với chủng PRRSV - D1 trong 3 mẫu bệnh phẩm có giá trị TCID50 cao nhất với nồng độ 106 TCID50/ml. Kết quả tƣơng tự với kết quả thí nghiệm của Trung tâm nghiên cứu Bệnh Động vật Quốc Gia (Hoa Kỳ) – Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ. Nhƣ vậy, có thể kết luận rằng PRRS là hội chứng đa yếu tố gây ra bởi PRRSV và là yếu tố quan trọng góp phần gây nên các hiện tƣợng nhiễm trùng thứ phát khác (Metwally và cộng sự, 2010).

66

Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân lập và giải trình tự đoạn gen ORF5 của các chủng virus PRRS gây bệnh tai xanh trên lợn tại địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 73 - 78)