Thực trạng về công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng

Một phần của tài liệu Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh bắc giang thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 80)

Trong thời gian qua, hoạt động công chứng trên cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng đã có những bước phát triển, đóng góp tích

cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khẳng định ngày càng rõ hơn vị trí, vai trò quan trọng của công chứng trong đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về công chứng của tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời là công cụ đắc lực phục vụ quản lý nhà nước có hiệu quả, bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch, góp phần tích cực vào việc phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Có thể nói việc phát triển tổ chức hành nghề công chứng và đội ngũ công chứng viên là kết quả nổi bật nhất của việc thực hiện Luật Công chứng từ năm 2007 đến nay. Trước khi Luật Công chứng ra đời, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chỉ có 02 Phòng Công chứng. Thực hiện chủ trương xã hội hóa công chứng, tỉnh đã có nhiều biện pháp khuyến khích nhằm thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức hành nghề công chứng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 13 tổ chức hành nghề công chứng (gồm 02 Phòng công chứng và 11 Văn phòng công chứng). Có 07/10 huyện, thành phố đã có tổ chức hành nghề công chứng là thành phố Bắc Giang (06 tổ chức, gồm Phòng công chứng số 1 và 05 Văn phòng công chứng), huyện Lục Ngạn (02 tổ chức, gồm Phòng công chứng số 2 và 01 Văn phòng công chứng), huyện Lục Nam (01 Văn phòng công chứng), huyện Tân Yên (01 Văn phòng công chứng), huyện Việt Yên

(01 Văn phòng công chứng), huyện Hiệp Hoà (01 Văn phòng công chứng), huyện Lạng Giang (01 Văn phòng công chứng).

Cùng với việc phát triển về số lượng, các Văn phòng công chứng đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ. Tại trụ sở các Văn phòng công chứng đều thực hiện việc niêm yết các danh mục, quy định hồ sơ yêu cầu công chứng và công khai, minh bạch mức thu phí công chứng để khách hàng có thể thực hiện giao dịch dễ dàng. Các tổ chức hành nghề công chứng có đội ngũ chuyên viên giúp việc được đào tạo bài bản, có

trình độ cử nhân chuyên ngành luật, vì vậy việc công chứng các giao dịch, hợp đồng được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng có tính chuyên nghiệp cao, đảm bảo tính chính xác, tuân thủ pháp luật, hồ sơ văn bản công chứng được lưu giữ khoa học, đầy đủ. Thông qua quá trình tác nghiệp, các tổ chức hành nghề công chứng đã tích cực tuyên truyền, tư vấn cho cá nhân, tổ chức những quy định của pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật cho người dân. Nhìn chung, hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng đã đáp ứng được nhu cầu công chứng của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, quy mô tổ chức và hoạt động công chứng cũng từng bước phát triển theo hướng chuyên nghiệp.

Việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng trong thời gian qua đã từng bước hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa công chứng, việc phát triển đúng lộ trình được phê duyệt đã giảm áp lực lên bộ máy chính quyền cơ sở, tạo điều kiện cho người dân có thêm sự lựa chọn trong việc thực hiện yêu cầu công chứng, tính an toàn pháp lý trong các hợp đồng, giao dịch được đảm bảo cao hơn.

Về đội ngũ công chứng viên, trước khi Luật Công chứng năm 2006 có hiệu lực, tỉnh Bắc Giang có 06 công chứng viên. Để chuẩn bị cho việc phát triển đội ngũ công chứng viên đáp ứng yêu cầu xã hội hóa công chứng, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thực hiện các biện pháp tăng cường đội ngũ công chứng viên như cử cán bộ tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ công chứng, khuyến khích, tạo điều kiện cho những người thuộc đối tượng được miễn đào tạo, đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo quy định. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 27 công chứng viên, trong đó có 06 công chứng viên hoạt động tại các Phòng công chứng số 1 và số 2; 21 công chứng viên hoạt động tại các Văn phòng công chứng, mỗi Văn phòng công chứng có từ 01 đến 03 công chứng viên. Trong số 27 công chứng viên thì có 15 người đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp

vụ công chứng, 12 người thuộc diện được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại Điều 15 Luật Công chứng năm 2006; những công chứng viên này là các thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên và luật sư, sau khi nghỉ công tác hoặc thôi làm luật sư chuyển sang hoạt động hành nghề công chứng và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Với những điều kiện như trên và những biện pháp khuyến khích phát triển đội ngũ công chứng viên của tỉnh đã góp phần nâng cao số lượng đội ngũ công chứng viên, đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân ở những địa bàn có tổ chức hành nghề công chứng.

B ng 2.2: S lư ợ ng t ch c hành ngh công ch ng và s công chng viên Đơn vị hành chính cấp huyện Tổ chức hành nghề công chứng Số lượng công chứng viên Tên tổ chức hành nghề công chứng Năm thành lập

Huyện Sơn Động Chưa có

Huyện Lục Ngạn PCC số 2 2005 03

VPCC Lục Ngạn 2012 01

Huyện Lục Nam VPCC Lục Nam 2012 02

Huyện Yên Thế Chưa có

HuyệnTân Yên VPCC Tư Khoa 2012 02

Huyện Lạng Giang VPCC Quang Minh 2012 02 Huyện Yên Dũng Chưa có

Huyện Việt Yên VPCC Hòa Tiến 2012 03

Huyện Hiệp Hoà VPCC Hiệp Hòa 2011 02

T.P Bắc Giang PCC số 1 1990 03 VPCC Minh Khai 2009 02 VPCC Thiên Long 2009 02 VPCC Xương Giang 2009 01 VPCC Tân Thành 2010 02 VPCC Đ&T 2011 02

Tổng số 02 PCC và 11 VPCC 27

(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang.)

Một phần của tài liệu Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh bắc giang thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 80)