Bảo đảm về năng lực và nhận thức của công chứng viên

Một phần của tài liệu Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh bắc giang thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 31)

bảo đảm về năng lực và nhận thức của công chứng viên có tác động sâu rộng đến chất lượng hoạt động công chứng.

Công chứng viên là người chịu trách nhiệm tiếp nhận hoặc lập các hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng, đảm bảo cho các hợp đồng, giao dịch sau khi được chứng nhận có giá trị pháp lý như một văn bản của cơ quan công quyền. Hành vi chứng nhận hợp đồng, giao dịch của công chứng viên thực hiện trên cơ sở kiến thức pháp lý, kỹ năng nghề nghiệp, tư vấn giúp người yêu cầu công chứng thể hiện ý chí, nguyện vọng của họ trong nội dung các hợp đồng giao dịch mà họ yêu cầu công chứng. Trên cơ sở hợp đồng giao dịch đã được soạn thảo hoàn chỉnh, công chứng viên xác nhận tích xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó bằng việc ghi lời chứng của mình theo thể thức và nội dung pháp luật quy định. Do vậy, bảo đảm về năng lực và nhận thức của công chứng viên chính là sự am hiểu sâu sắc về pháp luật nhằm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm tính khách quan, trung thực khi thực hiện chứng nhận các hợp đồng, giao dich, chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng.

Ngoài vấn đề năng lực và nhận thức của công chứng viên, vấn đề về “đạo đức hành nghề công chứng” đã được nêu trong Luật Công chứng năm 2006 là yếu tố đảm bảo chất lượng hoạt động công chứng. Trong xã hội nào cũng tồn tại quan niệm về đạo đức. Đó là quan niệm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống, đòi hỏi mỗi con người cần điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội. Ở khía cạnh khác, đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, đạo đức nghề nghiệp cần được đề cao hơn nữa nhằm phát huy giá trị nhân văn của một chế độ xã hội tiến bộ. Để người

hành nghề có thể thực hiện công việc với chất lượng cao, tuân thủ pháp luật và phục vụ tốt nhất nhu cầu của nhân dân, thì đạo đức nghề nghiệp cần phải được coi như một tiêu chuẩn quan trọng của người hành nghề. Hoạt động công chứng là nghề mang tính chuyên nghiệp cao, vì vậy, càng cần phải chịu sự chi phối bởi các quy định đạo đức hành nghề. Thực tế cho thấy, người hành nghề công chứng nếu có đạo đức hành nghề thì sẽ tự giác tuân thủ pháp luật và có trách nhiệm thật sự trước quyền lợi của người có yêu cầu công chứng và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Ngược lại, một khi người hành nghề công chứng không thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp thì sẽ rất có thể vi phạm các quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người có nhu cầu công chứng. Giữa chấp hành pháp luật và thực hiện đạo đức hành nghề công chứng có mối quan hệ chặt chẽ, qua lại và hỗ trợ lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh bắc giang thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)