Vai trò của công chứng trong quản lý hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh bắc giang thực trạng và giải pháp (Trang 29)

Xuất phát từ những phân tích khái niệm công chứng nêu ở trên cho thấy, tuy nội dung cụ thể có khác nhau nhưng vai trò của công chứng được quy định trong các khái niệm thì không thay đổi, đều nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức ở trong nước cũng như ở nước ngoài, ngăn ngừa vi phạm pháp luật đồng thời tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Để đảm đương vai trò nêu trên, công chứng có hai chức năng cơ bản là tạo lập và cung cấp chứng cứ cho hoạt động xét xử của cơ quan tài phán cũng như thể hiện vai trò quản lý nhà nước đối với một số giao dịch nhất định thông qua quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Tùy từng giai đoạn, giá trị chứng cứ của văn bản công chứng được coi là chứng cứ thông thường hay chứng cứ không cần phải chứng minh; chứng cứ đương nhiên hay không còn giá trị chứng cứ khi bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. Nếu như giá trị chứng cứ là giá trị mang tính truyền thống thì giá trị thi hành của văn bản công chứng lại không được pháp luật ghi nhận liên tục, giá trị thi hành của văn bản công chứng thể hiện vai trò quản lý nhà nước của hoạt động này chỉ được ghi nhận chính thức tại Thông tư số 574/QLTPK và Luật Công chứng. Với vai trò là công cụ quản lý nhà nước, văn bản công chứng có giá trị thi hành, không chỉ đối với các bên giao kết hợp đồng, giao dịch mà còn đối với các bên có liên quan, ngay cả khi đó là một cơ quan nhà nước.

Một phần của tài liệu Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh bắc giang thực trạng và giải pháp (Trang 29)