85
2.3.2. Chương 2 – Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học (The Periodic table)
89
2.4. Sử dụng tài liệu tự học
Tài liệu tạo cơ hội cho người học tự mình rèn luyện và cải thiện kĩ năng ngôn ngữ lẫn kiến thức Tiếng Anh chuyên ngành. Tài liệu cho phép người học tự kiểm tra, đánh giá mức độ kiến thức của bản thân thông qua hệ thống bài tập tăng dần mức độ khó. Ngoài ra, tài liệu cũng cung cấp các bài giải rõ ràng cho từng phần, nhằm giúp người học thuận tiện trong việc tự học, tự đánh giá quá trình tự học của bản thân, để có những điều chỉnh trong phương pháp học cho phù hợp.
Tài liệu cung cấp nguồn tư liệu dạy học cần thiết cho người học để thiết kế các tiết dạy Hóa học bằng Tiếng Anh. Ngoài ra, tài liệu còn tạo điều kiện cho người học cơ hội rèn luyện các giao tiếp lớp học, kĩ năng soạn thảo văn bản môn chuyên, kĩ năng giải quyết vấn đề môn chuyên bằng Tiếng Anh,… là những kĩ năng rất cần thiết cho công tác giảng dạy của người học.
Để sử dụng hiệu quả tài liệu, người học cần:
Sử dụng tài liệu theo trình tự các chương vì các chương được sắp xếp theo mức độ tăng dần mức độ khó cả về nội dung môn học lẫn những kĩ năng ngôn ngữ.
Trong các phần nội dung, người học cần nghiên cứu và sử dụng các tư liệu hỗ trợ đính kèm như: từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, hướng dẫn giải quyết vấn đề, file âm thanh, clip tương tác lớp học, … để có thể khai thác tối đa những tiện dụng mà tài liệu mang lại; đồng thời cũng giúp người học rèn luyện các kĩ năng và nâng cao kiến thức cách hiệu quả.
Người học cần chủ động trong việc tự học, tự tìm hiểu nghĩa của từ mới, nghiên cứu thêm các tư liệu liên quan đến chủ đề khoa học có trong tài liệu để tiến bộ hơn.
Người học cần tự rèn luyện thêm kĩ năng soạn giáo án và thiết kế các thí nghiệm cho bài dạy, dựa vào các phụ lục và tư liệu hỗ trợ đính kèm.
90
Sau các chương của tài liệu, người học nên luyện tập trao đổi về chủ đề đó với đồng nghiệp hoặc bạn bè bằng Tiếng Anh để cải thiện khả năng về ngôn ngữ lẫn kiến thức Tiếng Anh chuyên ngành.
91
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Đánh giá chất lượng (về mặt nội dung và hình thức) tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng tài liệu tự học thông qua các phiếu khảo sát được gửi tới đối tượng là SV và GV Hóa học.
3.2. Đối tượng thực nghiệm
Giáo viên giảng dạy môn Hóa học ở các trường phổ thông tại TP.HCM
Sinh viên Khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm TP.HCM
Lí do chọn đối tượng thực nghiệm: GV Hóa học phổ thông và SV sư phạm chuyên ngành Hóa học là hai đối tượng cần rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ và khả năng sử dụng kiến thức môn chuyên để ứng dụng trong công tác giảng dạy. Ngoài ra, đối tượng này cũng ý thức được mức độ cần thiết của giáo trình trong việc tự học để nâng cao năng lực bản thân.
3.3. Nội dung thực nghiệm
Nội dung thực nghiệm được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Chọn mẫu thực nghiệm.
Bước 2: Giới thiệu với đối tượng khảo sát về nội dung, hình thức, cách sử dụng và mục đích sắp xếp các phần, các chương.
Bước 3: Hướng dẫn người khảo sát cách sử dụng 1 chương trong tài liệu. Bước 4: Phát phiếu khảo sát về tính khả thi và hiệu quả của tài liệu. Bước 5: Thống kê kết quả, xử lí số liệu và đánh giá về mặt định tính.
92
3.4. Phương pháp xử lí số liệu
Kết quả thực nghiệm được thống kê theo từng câu hỏi mức độ, tính điểm nội dung theo các mức quy đổi như bảng 3.1.
Bảng 3.1. Điểm quy đổi mức độ trả lời của phiếu thăm dò
STT Mức độ Kí hiệu Điểm quy đổi
1 Không đáp ứng được A 1 điểm 2 Đáp ứng một phần B 2 điểm 3 Tốt C 3 điểm 4 Rất tốt D 4 điểm
Tổng số điểm và điểm trung bình của mỗi nội dung được tính theo công thức:
Tổng số điểm = 1.MA + 2.MB + 3.MC + 4.MD + 5.ME
(với M: số phiếu cùng ý kiến)
Điểm trung bình tính được ở mỗi nội dung khảo sát thể hiện một cách định lượng về hiệu quả mà tài liệu đạt được.
Đối với các câu hỏi dạng lấy ý kiến số đông, chúng tôi tổng hợp ý kiến và tính % để thấy được sự đánh giá nào phù hợp nhất cho những tiêu chí đã đề ra.
3.5. Kết quả thực nghiệm
93
Bảng 3.2. Thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm
Stt Nội dung khảo sát
Mức độ đánh giá
1 2 3 4 TB
1 Đảm bảo các nội dung chuyên ngành phần
học thuyết và định luật. 0 5 60 10 3.07
2 Nội dung tài liệu có ích cho việc ứng dụng
giảng dạy trong chương trình phổ thông. 0 4 62 9 3.07
Nội dung của tài liệu
3 Bài đọc có độ dài hợp lí. 0 5 55 15 3.13
4 Bài đọc cung cấp đủ các nội dung chuyên
ngành phù hợp. 0 4 50 21 3.23
5 Bài đọc có ích trong việc rèn luyện kĩ năng
ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành. 0 6 48 21 3.2
6 Bài nghe có độ dài hợp lí. 0 5 43 27 3.3
7
Bài nghe cung cấp đủ nội dung chuyên ngành có ích cho việc rèn luyện kĩ năng nghe hiểu.
0 4 45 26 3.3
8 Phần luyện nói đưa ra các vấn đề và cách giải quyết vấn đề cần thiết cho việc dạy và
94 học Hóa bằng Tiếng Anh.
9 Các vấn đề phù hợp với yêu cầu môn học và
có ích trong việc ứng dụng vào giảng dạy. 0 3 43 29 3.4
10 Rèn luyện được kĩ năng phiên dịch theo
mứa độ khó tăng dần. 0 5 48 22 3.23
11 Có những chủ để mở để rèn luyện kĩ năng
viết và tư duy về môn học. 0 7 50 18 3.15
12 Cung cấp đầy đủ từ vựng quan trọng. 0 2 13 60 3.8
13 Cung cấp phiên âm, nghĩa của từ (Tiếng
Anh và Tiếng Việt). 0 0 12 63 3.84
14 Có sự hỗ trợ về cách sử dụng các mẫu câu,
ngữ pháp trong Tiếng Anh. 0 3 48 24 3.28
15 Cung cấp các bài tập có ích cho việc củng
cố và rèn luyện từng phần ngữ pháp. 0 2 55 23 3.48
16 Hệ thống câu hỏi và bài tập đa dạng, phong
phú. 0 2 55 18 3.2
17 Các câu hỏi sắp xếp theo thứ tự hợp lí, có
ích cho việc tự rèn luyện các kĩ năng. 0 3 50 22 3.25
95
9 Kiểu chữ rõ ràng, dễ nhìn; cỡ chữ phù hợp. 0 6 33 36 3.4
10 Các tiêu đề, đề mục được sắp xếp theo thứ
tự logic, hợp lí, có hiệu ứng làm nổi bật. 0 4 25 46 3.56
11 Hình ảnh đa dạng, phong phú, gây hứng thú
cho người học. 0 10 43 22 3.16
12 Hình ảnh được sắp xếp theo bố cục hợp lí;
nội dung phù hợp. 0 1 35 39 3.5
13 File âm thanh có chất lượng, âm lượng, tốc
độ đọc vừa phải, rõ ràng, dễ nghe. 0 5 40 30 3.33
1: Không đáp ứng được; 2: Đáp ứng một phần; 3: Tốt; 4: Rất tốt.
3.5.1. Đánh giá về nội dung
Dựa vào số liệu thống kê và tính toán, tôi nhận thấy GV và SV tham gia khảo sát đánh giá khá cao về nội dung tổng quan và nội dung từng phần của tài liệu.
Số liệu và phân tích cụ thể về đánh giá nội dung tài liệu như sau:
Nội dung phần đọc hiểu là khá phù hợp với nhu cầu của người sử dụng; đồng thời có tính ứng dụng tương đối cao trong việc rèn luyện các kĩ năng đọc hiểu. Điều này được thể hiện ở kết quả điều tra ý kiến thu được như sau: 73% người được khảo sát đánh giá nội dung đọc hiểu đáp ứng được các nhu cầu rèn luyện kĩ năng này ở mức độ “tốt”. Trong khi đó, mức độ “rất tốt” chiếm khoảng 20% tỉ lệ người tham gia khảo sát ý kiến.
96 20% 7% 73% Không đáp ứng Đáp ứng 1 phần Tốt Rất tốt Hình 3.1. Tỉ lệ khảo sát về phần đọc hiểu ở các mức độ
Nội dung phần nghe hiểu và phần luyện nói đạt tỉ lệ khảo sát tương tự nhau thể hiện ở các con số sau đây: có 57.33% GV và SV đánh giá ở mức độ “tốt” và
36% ở mức độ “rất tốt”. Từ đó, chúng tôi nhận thấy hai phần nội dung này đáp ứng khá tốt nhu cầu rèn luyện về kĩ năng ngôn ngữ nghe, nói; hơn nữa cung cấp đầy đủ các kiến thức chuyên ngành cần thiết và hỗ trợ hiệu quả người học trong việc phát biểu, giải quyết trình, trình bày các vấn đề Hóa học bằng Tiếng Anh.
36% 7% 57% Không đáp ứng Đáp ứng một phần Tốt Rất tốt
Hình 3.2. Tỉ lệ khảo sát về phần nghe hiểu và phần luyện nói (cùng tỉ lệ)
Nội dung phần viết đạt hiệu quả theo nội dung khảo sát như sau: 64% GV và SV đánh giá mức độ “tốt” và 29% mức độ “rất tốt”. Điều này chứng minh rằng tài liệu đáp ứng tốt việc rèn luyện kĩ năng viết và phiên dịch cho người học. Mặt khác, tài liệu còn giúp người nâng cao năng lực sử dụng ngữ pháp và từ vựng để trình bày, giải quyết các vấn đề hóa học bằng Tiếng Anh dưới dạng văn bản.
97 0% 7% 64% 29% Không đáp ứng Đáp ứng một phần Tốt Rất tốt
Hình 3.3. Tỉ lệ khảo sát về kĩ năng viết
Trong khi đó, các hỗ trợ về mặt ngôn ngữ thu được kết quả khảo sát:
- Từ vựng : có 80% người khảo sát ở mức độ “rất tốt” và 17.33% ở mức độ “tốt”. Điều này cho thấy sự hỗ trợ về mặt từ vựng đạt hiệu quả cao trong việc giúp người học trong quá trình nghiên cứu tài liệu.
- Ngữ pháp: có 64% khảo sát cho rằng ngữ pháp được cung cấp ở mức độ “tốt” và 32% khảo sát cho rằng “rất tốt”. Kết quả khảo sát chứng minh tính hiệu quả và tính cần thiết của việc hỗ trợ các điểm ngữ pháp cho người học trong tài liệu tự học.
Hệ thống bài tập và câu hỏi đạt kết quả khảo sát cho thấy 73.33% GV và SV tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ “tốt” và 24% ở mức độ “rất tốt”, số liệu này chứng tỏ hệ thống bài tập và câu hỏi của tài liệu đa dạng phong phú, phân bố hợp lí, phục vụ tốt cho việc tự học, tự đánh giá năng lực người học trong các phần nội dung của tài liệu.
3.5.2. Đánh giá về hình thức
Các kết quả khảo sát về hình thức tài liệu cho thấy hình thức của giáo trình khá tốt. Các bố cục nội dung, font chữ và cách trình bày hình ảnh trong giáo trình và chất lượng file đính kèm đạt mức độ “tốt” và “rất tốt”với tỉ lệ cao. Kết quả khảo sát sau khi đã xử lí số liệu, được trình bày trong bảng sau:
98
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát hình thức tài liệu
Nội dung khảo sát
Mức độ 1 Không đáp ứng 2 Đáp ứng một phần 3 Tốt 4 Rất tốt Kiểu chữ, cỡ chữ 0% 8% 44% 48% Bố cục, hiệu ứng tiêu đề, nội dung chính 0% 5.33% 33.33% 61.33% Chất lượng hình ảnh 0% 13.33% 57.33% 29.33% Cách bố trí hình ảnh 0% 1.33% 46.67% 52%
Chất lượng file âm thanh
đính kèm 0% 6.67% 53.33% 40%
Kết quả khảo sát tài liệu tự học Hóa học bằng Tiếng Anh dành cho GV và SV cho thấy chất lượng, tính hiệu quả và tính ứng dụng của tài liệu là khá cao. Như vậy, thực nghiệm phần nào cho thấy tài liệu là một công cụ hỗ trợ việc tự học Hóa học bằng Tiếng Anh tương đối tốt, hữu ích cho người học cả về việc rèn luyện năng lực tự học lẫn kiến thức về môn chuyên và ngôn ngữ.
99
KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN
Tuy quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài “Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học Tiếng Anh chuyên ngành dành cho giáo viên hóa học ở trường phổ thông – Phần học thuyết, định luật, khái niệm cơ bản”, gặp nhiều khó khăn về thời gian và tư liệu tham khảo, nhưng đối chiếu với mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã đạt được một số kết quả như sau:
1.1. Nghiên cứu lí luận và thực tiễn của đề tài
Trình bày khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ sở lí luận để thiết kế tài liệu theo định hướng CLIL.
Nghiên cứu về cơ sở lí luận về tự học và các phương pháp tự học.
Tìm hiểu thực trạng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh ở trường phổ thông tại Việt Nam trong những năm gần đây, từ đó làm cơ sở cho việc thiết kế tài liệu phù hợp với nhu cầu nghiên cứu và giảng dạy môn Hóa học bằng Tiếng Anh.
1.2. Thiết kế giáo trình tự học
Tài liệu đã được thiết kế với định hướng nội dung theo phần học thuyết, định luật và các khái niệm cơ bản, nhằm giúp người sử dụng có thể được tiếp cận với những kiến thức Hóa học chuyên ngành bằng Tiếng Anh, cũng như cách sử dụng đúng các định nghĩa, khái niệm.
Tài liệu bao gồm 7 chương và 3 phần phụ lục hỗ trợ cùng các file âm thanh đính kèm. Nội dung các chương của tài liệu được sắp xếp theo mức độ tăng dần độ khó về nội dung môn chuyên và ngôn ngữ tích hợp. Vì vậy, người học có thể dễ dàng hơn khi bắt đầu làm quen với việc sử dụng giáo trình dù ở bất kì khả năng nào. Tài liệu được thiết kế theo định hướng CLIL, lấy môn chuyên làm trọng tâm và hướng đến đối tượng sử dụng là GV và SV ngành sư phạm Hóa học, vì vậy, tài liệu còn
100
cung cấp các nội dung hỗ trợ về mặt ngôn ngữ có ích cho việc tổ chức và tương tác trong tiết học như: các mẫu câu giao tiếp, các nhiệm vụ mang tính tư duy môn học, các chủ để khoa học đòi hỏi trình bày dưới dạng văn bản hoặc dạng giao tiếp, cách thiết kế bài dạy và thí nghiệm trong tiết học, … Mặt khác, ngoài các nội dung trình bày dạng văn bản, tài liệu được đính kèm thêm đĩa CD bao gồm các nọi dung hỗ trợ khác như:
- File âm thanh hỗ trợ cho phần nghe hiểu: chất lượng tốt, ít tạp âm, được tiến hành thu âm với giọng người bản địa (giọng Mỹ và giọng Úc), tốc độ chậm, rõ ràng, dễ nghe.
- Clip tương tác lớp học: hỗ trợ cho phần luyện nói, giúp người học vừa học được cách dùng ngôn ngữ lớp học, vừa biết cách sử dung 5ngon6 ngữ cơ thể khi tham gia giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh.
- Đáp án của các phần bài tập trong tài liệu, để người học có thể tham khảo, kiểm chừng kết quả học tập của mình.
- Các văn bản hỗ trợ cho việc thiết kế bài giảng, các bài giảng mẫu, các tư liệu mẫu có thể sử dụng trong một số bài dạy cụ thể.
Với mục đích giúp người sử dụng có thể rèn luyện các kĩ năng về ngôn ngữ (nghe-nói-đọc-viết) và kĩ năng tư duy, trao đổi các vấn đề chuyên môn bằng Tiếng Anh, đồng thời cung cấp các tư liệu hỗ trợ cho công tác giảng dạy và thiết kế một tiết dạy hoàn chỉnh, tài liệu đã phần nào đáp ứng được những nội dung đó. Tuy nhiên với điều kiện người sử dụng tài liệu dưới hình thức tự học, nên sẽ gặp phải một số khó khăn trong việc phát triển một vài kĩ năng như giao tiếp, trao đổi và tương tác lớp học. Vì vậy, để có thể phát huy tối đa hiệu quả mà giáo trình có thể mang lại, người học cần năng động và chủ động hơn trong việc tìm hiểu kiến thức và tham gia các khóa huấn luyện giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh để tự hoàn