TP.HCM và Hà Nội là hai thành phố lớn, tiên phong trong việc triển khai thí điểm chương trình giảng dạy các môn khoa học bằng Tiếng Anh ở các trường THPT. Trong năm học 2012 – 2013, TP.HCM đã có 10 trường THPT tiến hành thí điểm chương trình giảng dạy Toán và các môn khoa học tự nhiên khác bằng tiếng Anh bao gồm: THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Lương Thế Vinh, THPT Bùi Thị Xuân, THPT Lê Quý Đôn, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Hùng Vương, THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Gia Định, THPT Mạc Đĩnh Chi, có thêm 5 trường tham gia chương trình thí điểm so với cuối năm học 2011 – 2012.
Về giáo trình dạy và học: Giáo trình ở các trường này vẫn chưa thống nhất, mà do trường tự xây dựng chương trình dạy và chọn giáo trình trên cơ sở nghiên cứu sách giáo khoa của một số nước có nền giáo dục tiên tiến và sử dụng Tiếng Anh như: Mỹ, Anh, Úc hoặc Singapore. Ví dụ như trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai sử dụng giáo trình Chemistry - The central science trong việc giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh, trong khi đó tại trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, chương trình lại sử dụng giáo trình của trường đại học Cambridge. Tổng kết quá trình khảo sát, tác giả nhận thấy có khoảng 98% HS và GV cho rằng nội dung giáo trình được sử dụng để giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh tại các trường phổ thông chỉ giống một phần nội dung chương trình Hóa học phổ thông của hệ thống giáo dục tại Việt Nam, đa số nội dung đề cập nhiều về ứng dụng và thực tế, không chú trọng về phương trình phản ứng và cách giải quyết một số bài tập, vấn đề tình huống lớp học liên quan đến môn chuyên (vd: cách giải quyết bài tóan tính độ pH; làm thế nào để tiến hành thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?; …)
59
Hình 1.2. Biểu đồ về mức độ tương thích của nội dung giáo trình các trường phổ thông đang sử dụng dạy Hóa học bằng tiếng Anh so với nội dung chương trình Hóa
học phổ thông hiện hành
Từ số liệu khảo sát cho thấy, việc nghiên cứu và biên soạn những tài liệu học và tham khảo về việc dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh để phù hợp với đặc trưng của nền giáo dục Việt Nam và bắt kịp với chương trình Hóa học phổ thông của một số nước tiên tiến trên thế giới là rất cần thiết.
Ngoài việc cần chọn một giáo trình phù hợp với trình độ và khả năng về môn học cũng như ngôn ngữ của HS, thì phương pháp dạy và học cũng là một vấn đề cần được chú trọng. Theo kết quả khảo sát, thực trạng dạy và học Hóa học bằng Tiếng Anh có sử khá đa dạng các phương pháp dạy học như: PP đàm thoại; PP hoạt động nhóm; PP trực quan; PP động não; PP thuyết trình theo chủ đề; PP sử dụng SGK, tài liệu học tập; … Việc sử dụng đa dạng phương pháp rất cần thiết trong chương trình giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh vì vừa đảm bảo rèn luyện các kĩ năng về ngôn ngữ, vừa phát triển được các năng lực tư duy môn học bằng Tiếng Anh. Để làm rõ hơn về các phương pháp và tỉ lệ sử dụng, phân bố các phương pháp này trong chương trình giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh ở trường phổ thông, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với câu hỏi “Trong chương trình giảng dạy Hóa học bằng tiếng
60
Anh ở trường phổ thông, GV thường sử dụng các phương pháp nào để tổ chức hoạt động dạy và học, mức độ sử dụng như thế nào?”, và thu được kết quả sau:
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 15,4 15,4 69,2 61,5 0 30,7 15,4 30,8 0 30,8 61,5 38,45 15,4 38,5 0 23,1 53,8 38,4 0 61,5 15,4 38,45 7,7 0 23,1 23,1 30,8 30,8 61,5 7,7 7,7 7,7 7,7 0 76,9 23,1 0 0 38,5 0 Luôn luôn sử dụng Thường sử d Rất ít sử dụn
Hình 1.3. Biểu đồ về các phương pháp tổ chức hoạt động dạy học môn Hóa học bằng tiếng Anh và mức độ sử dụng của GV
Từ số liệu khảo sát thực trạng cho thấy tuy đã có sự đa dạng về phương pháp dạy học nhưng các phương pháp dạy học truyền thống vẫn giữ vai trò chủ yếu trong chương trình dạy. Vì vậy, GV cần có những tư liệu tham khảo và hỗ trợ để ứng dụng các phương pháp dạy học của một số nước tiên tiến khác trong việc giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh, như yêu cầu HS tiến hành các thí nghiệm nhỏ nhằm rèn luyện kĩ năng thực hành Hóa học vừa giúp HS phát triển các kĩ năng về ngôn ngữ (kĩ năng nói, kĩ năng phản biện, kĩ năng thuyết trình bằng Tiếng Anh, …).