0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đánh giá việc dạy học phần học thuyết và định luậ

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ TÀI LIỆU HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO GIÁO VIÊN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG PHẦN HỌC THUYẾT – ĐỊNH LUẬT – KHÁI NIỆM CƠ BẢN (Trang 56 -57 )

1.6.4.1. Đánh giá việc dạy học phần thuyết và định luật

Việc giảng dạy phần học thuyết và định luật trong chương trình Hóa học phổ thông là một yêu cầu quan trọng để hình thành các cơ sở lí luận để học sinh tiếp tục nghiên cứu các phần học về chất cụ thể, và là nền tảng cho các học thuyết, định luật chuyên sâu hơn. Tuy nhiên, đối với nội dung chương trình này, các bài học thường mang nặng tính lí thuyết, chủ yếu là nhắc đến các khái niệm, định nghĩa và những kết luận nhiều hơn. Các bài học về thuyết và định luật thường ít có liên hệ trực tiếp đến những nội dung mang tính ứng dụng thực tế, những kĩ năng thực hành thí nghiệm và những chất hóa học trực quan, vì vậy HS thường cảm thấy khó khăn khi tìm hiểu những học phần này. Ngoài ra, vì đặc thù của phần học thuyết – định luật bao gồm những khái niệm , định nghĩa trừu tượng, nên đòi hỏi người học cần có một mức độ tư duy nhất định để có thể tiếp thu và hiểu được những kiến thức thuộc phần này.

Bên cạnh đó, việc giảng dạy phần học thuyết – định luật cũng là một trong những thử thách đối với GV. GV thường gặp khó khăn trong việc tìm ra những phương pháp dạy học mới cho những bài học thuộc phần này. Vì vậy, GV cần mất nhiều thời gian để xây dựng các hoạt động, hệ thống câu hỏi gợi ý và định hướng cho người học, tạo điều kiện để người học tự tìm ra kiến thức.

56

Như vậy, ngay cả khi sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, GV và HS đều gặp phải một số khó khăn trong việc tìm ra phương pháp dạy và học một cách sinh động, hiệu quả cho các nội dung của phần học thuyết – định luật. Điều đó có thể tạo ra nhiều thử thách hơn cho việc dạy và học phần nội dung này bằng ngôn ngữ khác.

1.6.4.2. Đánh giá việc dạy và học phần thuyết và định luật bằng ngôn ngữ khác.

Thông thường, khi giảng dạy phần học thuyết – định luật bằng ngôn ngữ khác, GV thường chú trọng đến các khái niệm, các từ vựng chuyên ngành hóa học và lưu ý HS cần phải sử dụng chính xác các thuật ngữ khoa học này. Đây là phần học mang tính trừu tượng và nặng về lí thuyết nên thường ít có những thí nghiệm trực quan, mà đòi hỏi người học có những kĩ năng tư duy: so sánh, phân tích, kết luận, … và chuyển các tư duy đó sang ngôn ngữ khác để tham gia tiết học. Việc chuyển từ ngôn ngữ mẹ đẻ sang ngôn ngữ khác để trình bày những quan điểm cá nhân cũng là thách thức đối với việc dạy và học phần này trong chương trình Hóa học phổ thông có sử dụng ngôn ngữ khác.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ TÀI LIỆU HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO GIÁO VIÊN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG PHẦN HỌC THUYẾT – ĐỊNH LUẬT – KHÁI NIỆM CƠ BẢN (Trang 56 -57 )

×