Ứng dụng của CLIL trong giảng dạy môn khoa học

Một phần của tài liệu thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học tiếng anh chuyên ngành cho giáo viên hóa học ở trường phổ thông phần học thuyết – định luật – khái niệm cơ bản (Trang 39)

Sau đây là một số ví dụ về tiết dạy môn khoa học được chọn từ khung chương trình khối 7 của trường trung học Cambridge. Mặc dù có nhiều nội dung được đề cập trong các chủ đề cụ thể, nhưng các nội dung này có thể phù hợp với bất kì chủ đề khoa học nào, và áp dụng được cho các HS ở những khối học khác.

1.5.5.1. Dạy bài độ pH

a. Mục tiêu bài học

1. Kể tên các loại axit và baz mà em biết.

2. Hiểu được nguyên nhân tạo ra tính axit, tính baz. 3. Khảo sát về độ pH của các axit và baz.

4. Có khả năng sử dụng giấy chỉ thị vạn năng để xác định pH. 5. Có khả năng ghi nhận các số liệu trong bảng kết quả.

6. Có khả năng kiểm soát các sự thay đổi để xác định kết quả sau khi kết thúc khảo sát.

39

Những mục tiêu bài học bên trên có thể được được phân thành: mục tiêu đối với môn chuyên ngành (mục 2,3,4 và 6) và mục tiêu đối với môn chuyên tích hợp ngôn ngữ (mục 1,5 và 7). GV cần lưu ý rằng những mục tiêu bài học phải có sự hỗ trợ của ngoại ngữ.

b. Kiểm tra kiến thức đã biết

Bắt đầu bài học bằng việc sử dụng các câu hỏi để hệ thống những kiến thức HS đã biết. Vd: HS có thể đã biết cách sử dụng sử dụng giấy chỉ thị vạn năng để đo pH của môi trường trong bài học môn Sinh học. Bạn có thể đặt câu hỏi:

 Giấy chỉ thị vạn năng là gì?

 Nó được sử dụng như thế nào?

 Đơn vị nào được sử dụng để xác định môi trường axit hay baz?

Khi sử dụng câu hỏi, nên nhớ hãy sử dụng các câu hỏi rõ nghĩa, chính xác như những câu hỏi trong ví dụ nêu trên. Những câu hỏi không rõ nghĩa có thể gây khó khăn trong việc sắp xếp từ ngữ, và khó khăn hơn để người học có thể hiểu được câu hỏi. Tránh sử dụng các câu hỏi “Có ai biết…?”, “Bạn có biết…?”, bởi vì với đối tượng thiếu niên của khóa học CLIL, những câu hỏi loại này có thể dẫn đến sự im lặng trong lớp học.

Nên nhớ hãy chờ người học trả lời các câu hỏi, bởi vì người học cần thêm thời gian để chuyển đổi ngôn ngữ, suy nghĩ câu trả lời và tìm cách để trình bày nó bằng tiếng Anh.

Nếu người học đã nắm được những khái niệm , hãy kiểm tra bằng phương pháp vấn đáp nhanh hoặc bằng các câu trắc nghiệm nhỏ. Vd, giao cho các cặp HS bộ 5 câu hỏi nhiều lựa chọn, với câu hỏi có thể là:

Một chất có môi trường axit khi độ pH của nó nằm trong khoảng nào? a. pH = 14 b. pH 7 c. pH = 7 d. pH 7

40

Giới hạn từ 4-5 phút để trả lời và bảo đảm các HS đã thống nhất ý kiến với nhau trước khi đưa ra đáp án.

Tương tự như việc kiểm tra kiến thức đã biết trước khi bắt đầu bài học, thì những câu hỏi vấn đáp hoặc trắc nghiệm cũng giúp củng cố các từ vựng có thể được sử dụng trong tiết học: giấy chỉ thị vạn năng, độ pH, môi trường axit, môi trường baz.

Bạn có thể giúp HS học và hiểu được những từ này bằng cách cho chúng quan sát giấy chỉ thị vạn năng, thang màu để xác định độ pH và dùng lời để mô tả cách sử dụng nó. Phải chắc chắn rằng tất cả HS đều có thể đọc được kết quả đo trên thang màu chuẩn.

c. Thiết lập phụ lục khoa học

Việc thiết lập phụ lục khoa học là một nhiệm vụ khá hay và thích hợp dành cho HS khi bắt đầu tìm hiểu các chủ đề khoa học mới. Ví dụ như những từ khóa có thể được in đậm hơn trong các bảng học tập. GV có thể hỗ trợ HS thiết lập định nghĩa cho các nội dung khoa học, và thêm thời gian để HS viết những nội dung đó vào phụ lục của chúng. Việc thiết lập phụ lục có thể tiến hành trên máy tính, ví dụ như Microsoft Word, để dễ dàng thêm các nội dung mới (ở các khối lớp) theo trình tự bảng chữ cái. Cũng như vậy, GV có thể chuẩn bị từ 10-12 thẻ màu (sử dụng các màu khác nhau): viết từ vựng vào màu thẻ thứ nhất và viết định nghĩa vào các thẻ của màu còn lại. Lần lượt chia các thẻ màu cho các nhóm và yêu cầu các nhóm ghép các thẻ màu từ vựng và định nghĩa cho phù hợp.

Acids Bases

pH

A chemical substance (typically, a corrosive or sour-tasting liquid) that neutralizes alkalis, dissolves some metals, and turns litmus red.

A base is a chemical species that donates electrons or hydroxide ions or that accepts protons.

A figure expressing the acidity or alkalinity of a solution on a logarithmic scale on which 7 is neutral, lower values are more acid,...

41

Hình 1.1. Ví dụ về các thẻ màu – vật dụng dạy học trong CLIL

d. Từ vựng chuyên ngành khoa học

Khoa học gồm nhiều khái niệm kĩ thuật cần được sử dụng chính xác. Một số khái niệm khoa học là từ đa nghĩa khi sử dụng trong đời sống hằng ngày. Vd như từ “environment” có rất nhiều nghĩa khác trong Tiếng Anh. Điều này có thể dẫn đến những nhầm lẫn. Trong một số trường hợp, HS có thể không biết nghĩa của từ chuyên ngành theo nghĩa thông thường, nên sẽ ít bị nhầm lẫn hơn.

1.5.5.2. Dạy phần cấu tạo phân tử và tính chất hóa học đặc trưng của các axit và baz.

Phần này của bài học giới thiệu cho HS về những loại axit, baz và tính chất hóa học đặc trưng của chúng.

Nếu có thể, nên cho HS quan sát các mô hình, clip mô tả cấu tạo của một số axit, baz. Nếu không thể chuẩn bị các mô hình trực quan, giáo viên có thể ghi bảng và dùng lời để giới thiệu về cấu tạo của axit, baz. Đặt câu hỏi cho lớp để gợi ý cấu tạo của axit, baz có ảnh hưởng đến tính chất hóa học như thế nào? Sử dụng câu hỏi này để dẫn vào phần “tính chất hóa học”. Phương pháp đi từ cấu tạo đến tính chất là một ý tưởng chủ đạo và có thể áp dụng cho nhiều chủ đề khác. Gợi ý hoặc giảng trước về tính chất hóa học của axit: tác dụng với kim loại tạo ra khí hidro (vd: Mg, Fe) và tác dụng được với dung dịch baz.

Kể tên các axit, baz trong tiết học, bảo đảm các HS biết cách phát âm chính xác tên của các axit, baz. Hầu hết các HS sẽ dễ tiếp thu các nội dung khoa học kĩ thuật chính xác (vd, “chlohirid acid” thì chính xác hơn “axit clohiđric”)

42

Hai phương pháp sau đây là 2 phương pháp hữu ích để hiểu các từ vựng khoa học:

 Chất vấn người học về tính axit: cung cấp những cách tiếp cận khái niệm khoa học dễ đàng và nhanh chóng, giúp kiểm tra một số từ vựng mà từ đó, GV có thể dễ dàng nhận ra những HS không biết rõ về tính axit.

 Chất vấn người học về những điểm giống và khác nhau bằng những cách hiệu quả để khuyến khích phát triển kĩ năng tư duy bậc cao. Điều này cũng giúp luyện tập cách đọc tên các axit và baz, và giúp HS phát triển các kĩ năng quan sát thang màu xác định độ pH của môi trường.

Sử dụng các phương pháp trao đổi, thảo luận và đặt câu hỏi để củng cố mức độ nhận thức cả về ngôn ngữ lẫn nội dung môn chuyên ngành. Vd, bạn có thể nói và đặt câu hỏi:

 Hãy chú ý các tính chất hóa học của axit (vị chua). Hãy cho biết những chất nào trong đời sống thường gặp cũng có tính chất này?

 Những axit nào có độ axit tương đương nhau, kể tên các axit đó?

Giống như bài tập ở lớp, yêu cầu HS viết tên của các axit và baz theo thứ tự độ pH (độ tăng tính axit) yêu cầu HS đính các thẻ tên vào các công thức hóa học tương ứng. Việc bổ sung tên vào các sơ đồ độ tăng tính axit còn khuyết (nên sử dụng những biểu đồ khác với phần có trong bài tập) là một dạng bài luyện tập hay và giúp HS ghi nhớ những từ vựng mới.

1.5.5.3. Nghiên cứu câu hỏi “Liệu các chất có vị chua như nước chanh và dấm có tính axit không?”

Phần nội dung bài học này giúp HS phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học. Viết trên bảng câu hỏi “Có phải những chất có vị chua như chanh và dấm thì có tính axit không?” và bảo đảm rằng HS hiểu rằng việc phát triển kĩ năng thực hành khoa học là lí do để tiến hành thí nghiệm. Cần có dàn bài các bước tiến hành thí nghiệm nghiên cứu. Ví dụ:

43

a. Nghiên cứu khoa học

Bảng 1.6. Hệ thống các bước để tiến hành nghiên cứu khoa học

Ý tưởng và cơ sở Người học đưa ra những dự đoán và cơ sở của ý

tưởng thực hiện (nếu có thể)

Lên kế hoạch

- Người học quyết định những cách tiếp cận câu trả lời thích hợp cho câu hỏi đặt ra.

- Người học khảo sát nhiều trường hợp và khảo sát thí nghiệm được tiến hành ở các điều kiện như nhau. - Người học sử dụng thông tin từ các nguồn và giới

hạn các dữ liệu tìm kiếm được.

Tiến hành thực nghiệm

- Người học tiến hành việc nghiên cứu theo trình tự và đo lường chính xác bằng các thiết bị thích hợp. - Người học cần biết khi nào cần quan sát và đo lường lại để thu được những dữ liệu đáng tin cậy.

Đọc và xử lí dữ liệu

Người học trao đổi về kết quả thực nghiệm bằng các từ ngữ chuyên ngành khoa học và các sơ đồ hay biểu đồ.

Kết luận

Người học cần lưu ý:

Thực nghiệm có được tiến hành cùng điều kiện không?

44

Độ tin cậy của các kết quả là bao nhiêu?

Cần làm gì để khắc phục, cải thiện việc thực nghiệm? Viết vào phần kết luận.

Nếu có thể, hãy chuẩn bị đủ các dụng cụ để các nhóm có thể làm các thí nghiệm trong giờ học. Đây là một phương pháp tiếp cận môn khoa học thực tế, rất dễ cho HS nhớ bài, mang tính hợp tác và ý nghĩa. Trình bày những hướng dẫn ở dạng phiếu học tập và sử dụng sơ đồ để giúp người học biết được những việc cần làm. Nếu tiết học không có ứng dụng thực nghiệm, yêu cầu HS quan sát GV mô tả thí nghiệm. Nếu HS chỉ đọc về các thí nghiệm từ phiếu học tập, thì HS sẽ không tiếp thu được những kiến thức thực tế.

b. Áp dụng phương pháp làm việc nhóm để phát triển các kĩ năng ngôn ngữ và mức độ hiểu biết môn chuyên ngành.

Việc yêu cầu người học hợp tác nhóm trong các nhiệm vụ khoa học có tính thực nghiệm là rất tốt. Người học có thể được cho phép trao đổi thoải mái. Hãy khuyến khích người họctrao đổi bằng Tiếng Anh nhiều nhất có thể bởi vì điều này tạo điều kiện cho người học luyện tập sử dụng từ vựng trong thực nghiệm khoa học và từ vựng trong các chủ đề cụ thể. Việc thảo luận cũng giúp người học hiểu được họ đang làm gì và tại sao. Nhiều HS có năng lực tốt, sẽ phát triển kĩ năng thảo luận thông qua việc làm sáng tỏ ý kiến của chúng khi giải thích ý kiến đó với các HS khác. Những HS kém hơn thường được các thành viên khác trong nhóm hỗ trợ, và trở nên tự tin hơnkhi phát biểu ý kiến. Hãy cố gắng đi vòng quanh các nhóm và đặt các câu hỏi và sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành, kết hợp với các kĩ năng thực hành. Yêu cầu HS sử dụng các từ ngữ chuyên ngành để trả lời các câu hỏi.

c. Những hỗ trợ về ngôn ngữ

Các nhiệm vụ mang tính hợp tác là một phần quan trọng trong các kĩ năng thực nghiệm. Tuy nhiên, người học thường không có đủ kiến thức về ngôn ngữ để có thể thảo luận, giải quyết các thách thức và luân phiên trình bày ý tưởng. Nhiêm vụ sẽ

45

trở nên hữu ích hơn nếu đính kèm yêu cầu thảo luận sử dụng Tiếng Anh, vd như thảo luận về thí nghiệm và những việc HS đang làm. Những nhiệm vụ không đòi hỏi người học phải sử dụng Tiếng Anh, Vd: có thể tiến hành bằng Tiếng Việt nếu người học không biết những từ vựng khoa học. Mục đích là để làm chậm quá trình tiến hành thực nghiệm, nhưng khuyến khích việc trao đổi các ý tưởng. Rất có ích khi viết các từ Tiếng Anh lên bảng hoặc các thẻ ghép để người học có thể sử dụng, tra cứu khi cần thiết.

Ví dụ:

1. Phân loại các nhiệm vụ: Chúng ta cần làm gì?

2. Các khó khăn gặp phải (dàn ý): Chúng tôi/ Tôi không hiểu rõ ở chỗ/ khi …. 3. Đạt được những kiến thức cơ bản:

- Theo bạn, điều này mang ý nghĩa gì?

- Theo bạn, cô ấy/ anh ấy/ họ có ý muốn đề cập đến điều gì? 4. Đưa ra những quan điểm khác biệt:

- Tôi hiểu ý bạn, nhưng theo tôi thì …

- Cách thực hiện khác như… 5. Khuyến khích một quan điểm:

- Vâng, dĩ nhiên rồi.

- Đúng rồi.

6. Kết nối các ý tưởng:

- Chúng tôi nghĩ điểm chủ yếu là …

46

- Chúng tôi đồng ý với … nhưng không đồng ý với …

- Chúng tôi không đồng ý với …

Bảng 1.7. Thí nghiệm : Liệu chất có vị chua như chanh và dấm có tính axit không?

Thí nghiệm: Liệu những chất có vị chua như chanh và dấm có tính axit không?

Trong thí nghiệm này, bạn sẽ sử dụng nước chanh và dấm ăn. Bạn sẽ phải xác định độ pH của các chất cần khảo sát.

Bạn cần sử dụng giấy chỉ thị vạn năng và thang màu xác định pH.

Làm việc theo nhóm sẽ thuận tiện hơn: Một bạn chuẩn bị các ống nghiệm chứa mẫu dung dịch khảo sát, một bạn đo pH bằng giấy chỉ thị vạn năng rồi đọc kết quả từ thang màu.

1. Ghi lại bảng kết quả vào giấy, để điền kết quả khi tiến hành đo.

2. Chuẩn bị hai ống nghiệm. Ống thứ nhất chứa nước cốt chanh (đã gạn bỏ cặn). Ống thứ hai chứa dấm ăn (có thể mua được từ chợ hoặc siêu thị) cùng lượng với nước chanh ở ống thứ nhất.

3. Xác định thể tích của lượng mẫu thử đã dùng ở ống nghiệm thứ nhất. Điền kết quả đo vào dòng đầu tiên của bảng kết quả.

4. Xác định độ pH của nước chanh trong ống nghiệm thứ nhất, đối chiếu với thang màu. Viết số liệu vào bảng kết quả.

5. Lặp lại các bước 3, 4 với các ống hút nghiệm thứ 2. Câu hỏi:

A1: Để thí nghiệm chính xác, bạn phải tiến hành với các điều kiện thí nghiệm như nhau, trừ việc thay đổi các mẫu thử. Hãy kể tên ba điều kiện thí nghiệm không

47 thay đổi.

A2: Có thể rút ra điều gì từ kết quả thực nghiệm?

Tóm tắt: - Axit là các chất có tính chất hóa học đặc trưng: tác dụng với kim loại đứng trước hidro (axit mạnh), tác dụng với oxit baz và baz, tác dụng với muối.

- Các chất có độ pH 7 thì có môi trường axit.

Với bất kì phương pháp nào, giáo viên cần đặt câu hỏi: “Nội dung môn chuyên ngành có phù hợp không? Ngôn ngữ tích hợp có phù hợp hay không?”

Vd, trong phiếu học tập bên trên, có thể giúp người học:

 Đơn giản hóa ngôn ngữ: thay vì dùng từ “dung dịch nước chanh”“nước cốt chanh”

 Gia tăng vốn từ: hãy tổ chức làm việc theo cặp để tiên lợi và dễ dàng hơn.

 Loại bỏ phần “tóm tắt” nếu không cần thiết đối với nội dung thực nghiệm. Viết những phần hỗ trợ về ngôn ngữ lên bảng để rõ ràng hơn. Ví dụ:

 Danh sách các dụng cụ cần thiết: ống nghiệm, giấy chỉ thị vạn năng, thang màu đo pH, nước chanh, dấm ăn,…

 Thêm 2 nội dung vào bảng kết quả: Điều kiện thực nghiệm thay đổi - đọc số liệu

 Cung cấp sự hỗ trợ ở mức độ câu văn để thảo luận về kết quả thực nghiệm, ví

Một phần của tài liệu thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học tiếng anh chuyên ngành cho giáo viên hóa học ở trường phổ thông phần học thuyết – định luật – khái niệm cơ bản (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)