Việc giảng dạy các môn khoa học nói chung, và môn Hóa học nói riêng, bằng Tiếng Anh ở trường phổ thông đã tạo nhiều cơ hội để phát triển khả năng tư duy môn chuyên và năng lực sử dụng ngôn ngữ cho cả GV lẫn HS. Đồng thời, với nội dung môn chuyên tích hợp ngôn ngữ, HS có thể vừa tiếp thu kiến thức chuyên ngành, vừa rèn luyện các kĩ năng về ngôn ngữ (thông qua các hình thức thảo luận, trao đổi, thuyết trình, nêu quan điểm …). Mặt khác, thông qua cách sử dụng từ vựng và ngữ pháp Tiếng Anh, người học rèn luyện các kĩ năng trao đổi, kĩ năng dùng lời để trình bày các vấn đề khoa học có liên quan đến nội dung bài học.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, chương trình cũng đặt ra nhiều thách thức cho cả GV lẫn HS. Thực tế cho thấy, những khó khăn và thách thức ấy không hề ít, phương pháp dạy và học hiện nay vẫn chưa thực sự hiệu quả; giáo trình và khung chương trình giảng dạy vẫn chưa được thống nhất giữa các trường; chưa có chủ trương cụ thể về nội dung chương trình; chưa có hệ thống đánh giá hợp lí và hiệu quả, nên chất lượng của việc dạy và học Hóa học bằng Tiếng Anh vẫn chưa thực sự đạt kết quả cao; chưa có sự đầu tư và hỗ trợ tương thích về ngân sách để có thể mở rông phạm vi ứng dụng của việc dạy và học các môn khoa học bằng Tiếng Anh. Trong cuộc khảo sát thực trạng của chúng tôi, có đến 84.6% GV và HS thể hiện rằng khó khăn họ gặp phải khi tiến hành dạy và học Hóa học bằng Tiếng Anh là sự giới hạn về khả năng ngôn ngữ của HS vả cả GV, cụ thể:
- Đối với HS: Hầu hết HS có thể vì chưa được trang bị đủ kiến thức và kĩ năng về ngôn ngữ để tham gia các tiết học Hóa bằng Tiếng Anh. Vì vậy, khả năng tiếp thu và tham gia các hoạt động xây dựng bài trong giờ học có thể bị hạn chế, và tiết học kém hiệu quả. Ngoài ra, việc sử dụng Tiếng Anh trong giảng dạy môn chuyên ngành là một phương pháp mới, nên có thể sẽ cần nhiều thời gian hơn để truyền tải những kiến thức tương tự khi sử dụng Tiếng Việt.
- Đối với GV: Những GV bộ môn vừa vững về kiến thức Hóa học, vừa có khả năng sử dụng tốt Tiếng Anh là rất ít. Để có đội ngũ GV được đào tạo tốt để đáp ứng nhu cầu giảng dạy môn chuyên bằng Tiếng Anh vẫn là một thách thức lớn. GV cần được trang bị tốt về kiến thức chuyên môn lẫn kiến thức và kĩ năng ngôn ngữ
69
để định hướng và điều khiển tiết học. Điều này đòi hỏi GV cần đầu tư nhiều trong công tác chuẩn bị bài giảng, thiết kế tư liệu dạy học và lựa chọn phương pháp học tập phù hợp cho từng đối tượng HS để đảm bảo việc truyền tải kiến thức môn học và rèn luyện kĩ năng về ngôn ngữ. Bên cạnh đó, việc thiết kế hay chọn lọc nội dung giáo trình giảng dạy sao cho phù hợp với trình độ kiến thức môn chuyên của cấp, lớp học và đảm bảo kiến thức, kĩ năng HS tiếp thu được cũng là một thách thức lớn đặt ra cho các GV. Như vậy, mỗi GV cần tự rèn luyện cho mình năng lực tự học, tự tìm tòi các tư liệu hỗ trợ để việc giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh đạt hiệu quả hơn và đáp ứng được nhu cầu của người học.
Tóm lại, từ các số liệu trên cho thấy, hiện nay, vấn đề dạy và học Hóa học bằng Tiếng Anh mới ở giai đoạn thử nghiệm, cần phải có thời gian chuẩn bị kĩ lưỡng về nội dung giáo trình, phương pháp đánh giá, hướng dẫn cụ thể và đặc biệt quan trọng đó là đào tạo đội ngũ GV Hóa học có khả năng giao tiếp và giảng dạy tốt bằng Tiếng Anh. Do đó, việc nghiên cứu và thiết kế nguồn tư liệu tham khảo Hóa học bằng Tiếng Anh hỗ trợ GV tự học và trau dồi kiến thức chuyên ngành Hóa học bằng Tiếng Anh là điều rất cần thiết.
70
Chương 2. THIẾT KẾ TÀI LIỆU HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC
TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY MÔN HÓA HỌC
2.1. Tiêu chuẩn thiết kế tài liệu và CD đính kèm 2.1.1. Tiêu chuẩn thiết kế về nội dung
Bao gồm một số tiêu chí:
Tiêu chí 1: Nội dung tài liệu khoa học, chính xác.
Tài liệu cần được thiết kế với nội dung đảm bảo tính khoa học để người sử dụng có thể thuận tiện trong việc tham khảo, tự học. Ngoài ra, các nội dung về môn chuyên và các khái niệm, định nghĩa cần phải phát biểu chính xác, rõ ràng để đảm bảo độ tin cậy và tính khoa học của tài liệu.
Tiêu chí 2: Nội dung tài liệu cần đầy đủ, phong phú và đa dạng.
Tài liệu phải cung cấp đầy đủ, đa dạng về nội dung môn chuyên cũng như nội dung hỗ trợ ngôn ngữ và đa dạng về hình thức xây dựng hệ thống câu hỏi. Như vậy, người sử dụng có cơ hội được tìm hiểu một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất về nội dung liên quan đến các chủ đề khoa học mà tài liệu đề cập đến.
Tiêu chí 3: Nội dung tài liệu phải mang tính ứng dụng cao.
Tài liệu cần bao gồm các nội dung phù hợp với nhu cầu sử dụng của người học, không chỉ hỗ trợ người học trong việc tự học, mà còn là nguồn tư liệu tham khảo đáng tin cậy, và cung cấp được các tư liệu giảng dạy phù hợp cho công tác giảng dạy.
Tiêu chí 4: Nội dung tài liệu phải tương thích với trình độ Hóa học phổ thông.
71
Việc thiết kế nội dung tài liệu cần tương đương về trình độ môn chuyên với chương trình Hóa học phổ thông, để người học thấy được sự hữu ích của nội dung tư liệu đối với việc ứng dụng cho trình độ phổ thông. Ngoài ra, điều này còn giúp người học dễ dàng so sánh các nội dung môn chuyên trong cả 2 ngôn ngữ và sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức mới hơn.
Tiêu chí 5: Nội dung tài liệu phải cập nhật các nội dung giảng dạy của các chương trình ở những nước tiên tiến khác.
Việc cập nhật các nội dung giảng dạy hóa học bằng Tiếng Anh ở một số nước tiên tiến khác tạo điều kiện cho người sử dụng tìm hiểu các phương pháp giảng dạy mới, các hình thức sử dụng tư liệu hỗ trợ và cách tổ chức lớp học mới sinh động và chủ động hơn.
2.1.2. Tiêu chuẩn thiết kế về hình thức
Bao gồm các tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Màu sắc hài hòa, phân bố hợp lí.
Tài liệu sử dụng màu sắc dễ nhìn, các đề mục có kèm icon minh họa và dùng màu gây ấn tượng mạnh. Giúp tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng và tạo sự chú ý ở các nội dung quan trọng.
Tiêu chí 2: Font và size chữ thiết kế đẹp mắt, dễ nhìn.
Tài liệu sử dụng chủ yếu là font chữ Calibri, size chữ 12, khoảng cách dòng là 1.3, giúp người sử dụng dễ theo dõi các nội dung và phù hợp cho việc đọc.
Tiêu chí 3: Các phương tiện minh họa cần đa dạng, phong phú và phù hợp với nội dung tài liệu.
Tài liệu phân bố các hình ảnh nhằm minh họa cho nội dung giáo trình dạng văn bản ở phần hình ảnh được bố trí, giúp bổ sung các phương tiện trực quan cho người học và tạo hứng thú trong quá trình tự học.
72
Tiêu chí 4: Cách trình bày tài liệu phải thống nhất, khoa học.
Tài liệu thống nhất về cách trình bày theo bố cục chương, bố cục từng phần và bố cục toàn tài liệu. Điều này giúp người sử dụng dễ dàng tra cứu các nội dung và tiện lợi trong việc sử dụng cho các mục đích tham khảo khác nhau.
2.1.3. Tiêu chí thiết kế về tính ứng dụng và tính hiệu quả
Bao gồm các tiêu chí:
Tiêu chí 1: Tài liệu linh hoạt cho người dùng trong các điều kiện và mục đích học tập khác nhau.
Tài liệu dạng sách giúp người học dễ dàng mang theo trong các điều kiện sử dụng khác nhau. Ngoài ra, việc thiết kế tài liệu về nội dung có thể phù hợp với các đối tượng có năng lực về môn chuyên và ngôn ngữ khác nhau (hệ thống câu hỏi tăng dần mức độ, có các chủ đề về môn chuyên mang tính tư duy, các vấn đề môn chuyên bằng Tiếng Anh đòi hỏi sự rèn luyện về ngôn ngữ lẫn nội dung, …)
Tiêu chí 2: Tài liệu phải khơi gợi hứng thú học tập cho người học.
Vì tài liệu hỗ trợ cho người dùng trong quá trình tự học, nên được thiết kế về nội dung lẫn hình thức hấp dẫn, mới lạ để khơi gơi hứng thú học tập và tìm tòi cho người học.
Tiêu chí 3: Tài liệu hướng đến mục tiêu cải thiện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và nâng cao kiến thức môn chuyên.
Tài liệu thiết kế theo định hướng dạy học CLIL, vì vậy tài liệu tạo cơ hội cho người học vừa nâng cao kiến thức chuyên ngành thông qua các bài đọc, bài nghe,… vừa nâng cao kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thông qua việc trình bày các vấn đề môn chuyên.
Tiêu chí 4: Tài liệu hướng đến mục tiêu hỗ trợ các kĩ năng giảng dạy và tương tác lớp học trong việc dạy và học môn Hóa học ở trường phổ thông.
73
Đối tượng sử dụng của tài liệu là GV và SV sư phạm ngành hóa học, vì vậy, tài liệu bao gồm những nội dung mang tính hỗ trợ kĩ năng giảng dạy (thiết kế giáo án, thiết kế thí nghiệm, ) và kĩ năng tương tác lớp học (các mẫu hội thoại lớp học, clip tương tác lớp học)
Tiêu chí 5: Tài liệu hướng đến việc nâng cao khả năng tự học và trao đổi các vấn đề chuyên môn bằng Tiếng Anh.
Tài liệu đạt được hiệu quả cao nhất khi rèn luyện được cho người sử dụng năng lực tự học, tự rèn luyện để cải thiện các kĩ năng về môn chuyên và ngôn ngữ. Về mức độ kĩ năng, tài liệu phải tạo điều kiện tối đa để người học rèn luyện năng lực trao đổi các vấn đề chuyên môn bằng Tiếng Anh.
2.2. Qui trình thiết kế tài liệu
2.2.1. Chọn và thiết lập cơ sở lí luận
Dựa trên tính phổ biến và tính hiệu quả của định hướng dạy và học CLIL – một định hướng dạy học được phát triển năm 1994 bởi hai nhà giáo dục học David Marsh và Annie Aljers, tôi nhận thấy đây là một định hướng phù hợp với mục đích thiết kế tài liệu tự học Hóa học bằng Tiếng Anh.
Trong khoảng 20 năm qua, định hướng CLIL khá phổ biến tại các nước châu Âu không nói Tiếng Anh. Đây là một hướng dạy học các môn khoa học cũng như một số môn xã hội bằng Tiếng Anh (hoặc bằng ngoại ngữ), tạo điều kiện cho HS phát triển vốn kiến thức cả về môn chuyên lẫn ngoại ngữ được dùng để giảng dạy. Tuy nhiên, đối với giáo dục Việt Nam, định hướng này còn khá mới mẻ và chưa được ứng dụng nhiều trong các chương trình giảng dạy các môn khoa học bằng Tiếng Anh. Hơn nữa, với thực trạng hiện nay, các chương trình giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh tại Việt Nam vẫn còn khá mới, chưa có sự thống nhất về giáo trình, định hướng và phương pháp giảng dạy, đánh giá.
74
Giới thiệu với người học những nội dung mới thông qua việc nghiên cứu môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ.
Cải thiện những kĩ năng về ngôn ngữ Tiếng Anh chuyên ngành.
Cải thiện kĩ năng trình bày về nội dung môn chuyên và ngôn ngữ.
Tăng sự tự tin của người học trong việc sử dụng ngoại ngữ.
Cung cấp những tư liệu và công cụ dạy học để phát triển kĩ năng tư duy ngay từ khi bắt đầu khóa học CLIL.
Đặt môn chuyên làm trọng tâm nghiên cứu trong tiết học CLIL.
Vì vậy, cùng với tất cả những lí do trên, tôi chọn định hướng CLIL là cơ sở lí luận nhằm mục đích thiết kế tài liệu tự học để hỗ trợ người sử dụng rèn luyện các kĩ năng về ngôn ngữ và kiến thức môn chuyên cho phù hợp với yêu cầu giảng dạy môn học bằng Tiếng Anh.
2.2.2. Định hướng nội dung tài liệu
Tài liệu được thiết kế nhằm mục đích hỗ trợ người học rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ và kiến thức về môn chuyên (các khái niệm, định nghĩa, trao đổi) bằng Tiếng Anh.
Về nội dung môn chuyên, tôi nhận thấy phần nội dung “Các khái niệm, học thuyết và định luật” là phần kiến thức cốt lõi, trọng tâm và là kiến thức cơ sở cho việc nghiên cứu về các chất cụ thể. Nếu người học được trang bị kiến thức đầy đủ trong phần này, sẽ có được nền tảng kiến thức vững chắc để nghiên cứu và phát triển các kĩ năng tư duy ngôn ngữ và môn học khi tìm hiểu sâu hơn các nội dung bài về chất. Vì vậy, tôi đã chọn phần “Các khái niệm, học thuyết và định luật” để thiết kế nội dung tài liệu.
Ngoài ra, về nội dung ngôn ngữ, tài liệu hướng tới đối tượng sử dụng với mục đích rèn luyện các kĩ năng nghe – nói – đọc – viết, kĩ năng sử dụng cách cấu trúc ngôn ngữ để trình bày ý tưởng dạng văn bản và hội thoại.
75
2.2.3. Tìm kiếm, phân tích và chọn lọc các nguồn tư liệu hỗ trợ
Tư liệu về các chương trình dạy và học Hóa học bằng Tiếng Anh là khá đa dạng, phong phú ở các nước có nền giáo dục tiên tiến và sử dụng Tiếng Anh như ngôn ngữ chính. Các tư liệu này có thể tra cứu được trong thư viện, từ nguồn internet hoặc từ thầy cô hướng dẫn và nội dung của tư liệu khá đầy đủ, phù hợp với mục đích thiết kế nội dung môn chuyên của tài liệu.
Tuy nhiên, các tư liệu liên quan đến việc dạy Hóa học bằng ngoại ngữ (ngôn ngữ thứ 2) vẫn chưa phổ biến. Phần lớn các tư liệu này là các tư liệu dạy Hóa học bằng Tiếng Anh dành cho chương trình phổ thông ở các nước châu Âu không nói Tiếng Anh và một số nước Châu Á khác. Các tư liệu dạng này tuy có sự hỗ trợ người học về ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ để trao đổi, trình bày các vấn đề chuyên môn (liên quan đến môn học) nhưng những hỗ trợ này vẫn chưa phù hợp với trình độ và khả năng của người học tại Việt Nam. Ví dụ: khả năng sử dụng Tiếng Anh của người học tại Việt Nam sẽ có sự khác biệt so với người học ở các nước châu Âu và châu Á khác được tiếp xúc nhiều với loại ngôn ngữ này như: Pháp, Đức, Ireland, Phần Lan, Phillipines, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, …
Vì vậy, việc tìm kiếm tư liệu tuy có dễ dàng và khá phong phú về nguồn tham khảo nhưng vẫn cần có sự phân tích, chọn lọc tư liệu cho phù hợp với mục đích của tài liệu theo các tiêu chí sau đây:
Nội dung môn chuyên bao gồm nội dung môn Hóa học trong hệ thống giáo dục phổ thông ở Việt Nam.
Cần có những vấn đề và cách giải quyết vấn đề về kiến thức môn chuyên (các bài tập dạng viết, các nhiệm vụ trao đổi, nghiên cứu nội dung môn học, …)
Những nội dung hỗ trợ về ngôn ngữ phù hợp cho nội dung từng chương của tài liệu, đảm bảo tính tăng dần mức độ khó trong việc sử dụng ngôn ngữ (từ vựng, cấu trúc câu đàm thoại, ngữ pháp, …)
76
Những nội dung hỗ trợ công tác giảng dạy của GV phù hợp với định hướng nội dung của tài liệu (giáo án mẫu, cách thiết kế các thí nghiệm, các trò chơi có thể tổ chức trong tiết học, …)
Các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn clip, âm thanh …) cần rõ ràng, dễ hiểu, chất lượng khá tốt, phù hợp với khả năng tư duy vấn đề môn chuyên và khả năng ngôn ngữ của người học.
2.2.4. Thiết kế cấu trúc và nội dung giáo trình