Những thách thức khi sử dụng phương pháp CLIL

Một phần của tài liệu thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học tiếng anh chuyên ngành cho giáo viên hóa học ở trường phổ thông phần học thuyết – định luật – khái niệm cơ bản (Trang 25 - 28)

1.5.3.1. Thách thức đối với giáo viên

GV bộ môn chuyên ngành cần cảm thấy tự tin về trình độ Anh văn của mình nhất là nếu họ không từng sử dụng Anh văn nhiều. Ví dụ, trong khoa học tự nhiên, GV bộ môn cần:

- Có khả năng trình bày, giải thích những khái niệm trong lĩnh vực chuyên môn của họ một cách chính xác.

- Kiểm tra khả năng phát âm từ vựng chuyên ngành mà những từ này tương tự với những từ khác trong Tiếng Anh thông thường nhưng có thể có cách phát âm khác.

25

- Có khả năng sử dụng ngôn ngữ lớp học phù hợp để trình bày những khái niệm mới, để hỏi, diễn giải, chứng minh, khuyến khích hay quản lí những tiết học chuyên ngành sử dụng tiếng Anh.

1.5.3.2. Thách thức đối với người học

HS trong các khóa học CLIL thường sẽ gặp phải những khó khăn về ngôn ngữ khi bước đầu làm quen với khóa học. Vì vậy, HS cần được sự hỗ trợ về mặt ngôn ngữ từ GV nhiều hơn trong khoảng thời gian đầu. Tuy nhiên, khả năng về ngôn ngữ của HS thường không đồng đều nhau, điều đó tạo nên sự khác biệt trong sự hỗ trợ về ngôn ngữ và khả năng tương tác trong lớp học CLIL.

1.5.3.3. Sử dụng L1 ( ngôn ngữ mẹ đẻ)

Trong định hướng dạy học tích hợp ngôn ngữ và nội dung, người ta nhận thấy HS thường sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong các tương tác lớp học, đôi khi GV cũng sử dụng như là hình thức song ngữ giúp người học giao tiếp một cách lưu loát hơn. Việc chuyển đổi qua lại giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngoại ngữ các thảo luận diễn ra khá thường xuyên đối với những người học theo định hướng CLIL. Những nghiên cứu, đánh giá lớp học chỉ ra rằng: người học sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ và ngoại ngữ song song trong những sự tương tác sau:

- Làm sáng tỏ những chỉ dẫn của GV.

- Phát triển những ý tưởng của nội dung chương trình

- Lập nhóm đàm phán, thảo luận.

- Khuyến khích bạn cùng nhóm.

- Bài tập về nhà mang tính bình luận xã hội.

Điều quan trọng là GV nên tránh sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ nếu không cần thiết. Một số trường có nội quy không sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ. GV nên có khả năng biện minh khi họ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong tiết học CLIL.

26

1.5.3.4. Sự thiếu hụt nguồn tài liệu CLIL

Một trong những lo lắng của GV là họ không thể tìm ra những tư liệu khoa học phù hợp cho những tiết học. Việc chuyển ngữ tư liệu dạy học của người bản địa lại tốn rất nhiều thời gian. Vì vậy, việc thiếu hụt về nguồn tham khảo có ích cho quá trình giảng dạy môn khoa học bằng Tiếng Anh là một vấn đề đáng quan tâm và cần được nghiên cứu, phát triển hơn.

Tuy nhiên, khi GV tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn trong khóa học theo định hướng CLIL, họ sẽ dần thích ứng hơn với những nguồn tư liệu của những người bản xứ từ những trang web khoa học và những cuốn sách của môn học chuyên biệt.

1.5.3.5. Đánh giá

Việc đánh giá theo định hướng CLIL dẫn đến nhiều tranh luận. GV chưa có phương pháp cụ thể khi đánh giá nội dung môn chuyên, ngôn ngữ hoặc cả hai. Những đánh giá tuy có khác nhau tùy vùng miền, trường học và tùy mỗi GV nhưng điều quan trọng là cần có những đánh giá thành phần cũng như những đánh giá tổng quát trong những môn học theo định hướng CLIL và cần có sự nhất quán trong việc đánh giá HS thông qua những môn học ở trường. Người học, bố mẹ, đồng nghiệp cần biết đánh giá người học dựa trên tiêu chí gì và bằng cách nào.

Một trong những hình thức đánh giá thành phần có hiệu quả là đánh giá quá trình làm việc. Hình thức đánh giá này liên quan đến việc chứng minh những kiến thức hiểu biết của người học về nội dung và ngôn ngữ.

Ví dụ đánh giá theo mức độ nhận thức của HS:

- Có thể giải thích: HS đã thiết kế thí nghiệm kiểm tra độ pH của các mẫu khảo sát như thế nào.

- Có thể mô tả cách ứng dụng những kiến thức của mình về độ axit để tiến hành các thí nghiệm xác định môi trường của các mẫu thử được sử dụng trong thí nghiệm.

27

GV nhận xét và đánh giá quá trình làm việc của người học bằng cách sử dụng các tiêu chí đánh giá. Để đánh giá quá trình làm việc cần đánh giá cá nhân, quá trình làm việc theo cặp hoặc nhóm. Dạy và học theo định hướng CLIL giúp thúc đẩy việc học tốt hơn, người học được đánh giá qua những gì họ làm, có thể làm độc lập hoặc hợp tác. Đánh giá quá trình cũng có thể được sử dụng để đánh giá sự phát triển về kĩ năng giao tiếp và tư duy cũng như thái độ trong học tập của người học. Ví dụ, GV có thể tìm kiếm những bằng chứng về khả năng của người học như yêu cầu HS thử giải thích về vai trò của oxi đối với đời sống con người dựa trên những tìm kiếm đáng tin cậy của các em (kĩ năng tư duy) và chia sẻ thông tin với thành viên, nhóm khác (thái độ học tập).

Một phần của tài liệu thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học tiếng anh chuyên ngành cho giáo viên hóa học ở trường phổ thông phần học thuyết – định luật – khái niệm cơ bản (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)