Chủ trương phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh

Một phần của tài liệu quá trình chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh trà vinh từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 51 - 54)

Đường lối đổi mới của Đảng mau chóng đi vào cuộc sống phù hợp với ý nguyện của nhân dân, thực tiễn của đất nước, xu thế phát triển chung của thế giới và

được cụ thể hóa trong Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Trà Vinh lần thứ IV, V, VI, VII, VIII.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IV (1986-1990) đề ra nhiệm vụ: “Nắm vững phương hướng phát triển sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, phấn đấu thực hiện được 3 mục tiêu kinh tế then chốt, tạo sự chuyển biến rõ rệt bộ mặt kinh tế - xã hội, nhằm ổn định và nâng cao một bước đời sống nhân dân, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa,

thúc đẩy công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền văn hóa mới, con người

mới xã hội chủ nghĩa. Củng cố và tăng cường an ninh quốc phòng” [30, tr. 39]

Từ những nhiệm vụ đó, Đảng bộ tỉnh Cửu Long đề ra các mục tiêu KT - XH cho thời kỳ 1986 – 1990 như sau:

- Trên cơ sở phân bổ lại lao động, phát triển sản xuất, tổ chức tốt phân phối lưu thông, phấn đấu ổn định thị trường; nâng lên một bước đời sống, giải quyết một số nhu cầu cấp bách về: ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, vui chơi… của nhân dân ở các vùng.

- Chuyển biến một bước quan trọng về mặt xã hội, giải quyết cho mọi người lao động có việc làm, thực hiện công bằng xã hội, tạo mức sống cho các tầng lớp nhân dân giữa các vùng tương đối đồng đều; thực hiện đoàn kết và bình đẳng dân tộc về chính trị, kinh tế, văn hóa theo điều kiện thực tế của tỉnh; xây dựng quan hệ xã hội và nếp sống lành mạnh, giữ gìn giá trị đạo đức và truyền thống cách mạng.

- Tiếp tục xây dựng cở sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội gắn cơ cấu đầu tư với cơ cấu sản xuất; hình thành cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp địa phương, có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.

- Tiếp tục hoàn thành cơ bản nhiệm vụ cải tạo và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng tiềm lực của thành phần kinh tế quốc doanh, mở rộng và nâng cao chất lượng kinh tế tập thể, khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, cải tạo quan hệ sản xuất gắn với xây dựng cơ chế quản lý mới. Phấn đấu đến năm 1990 đạt các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu sau: sản lượng lương thực đạt 1.200.000 tấn; Giá trị sản

lượng CN - TTCN đạt 558 triệu đồng; Sản lượng thủy sản đạt 92.000 tấn; Kim ngạch xuất khẩu đạt 80 triệu USD; Tỷ lệ tăng dân số giảm còn 1,68%. [3, tr. 45]

Quán triệt những nhiệm vụ và phương châm chỉ đạo của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, xuất phát từ đặc điểm tình hình khó khăn và thuận lợi của địa phương, Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ V (1992 - 1995) xác định những nhiệm chủ yếu trong các năm 1992 – 1995 là:

- Phát huy nguồn lực các thành phần kinh tế trong tỉnh, tăng cường hợp tác với tỉnh Vĩnh Long và tỉnh thành phố lớn trong nước, mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại hướng vào khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên của tỉnh, tạo điều kiện cho sản xuất nông – ngư – công nghiệp và dịch vụ phát triển với nhịp độ và hiệu quả tăng cao hơn các năm trước, phấn đấu đến năm 1995 tự lực cân đối được ngân sách địa phương.

- Tích cực cải thiện đời sống nhân dân, khuyến khích các hộ làm giàu chính đáng, quan tâm giúp đỡ người nghèo, giải quyết được cho người trong độ tuổi lao động có việc làm, thu hẹp diện hộ nghèo, giảm tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng và tỷ lệ tăng dân số, cải thiện điều kiện phòng và chữa bệnh, khắc phục một bước sự chênh lệch mức sống giữa các vùng và các dân tộc trong tỉnh.

- Nâng lên một bước trình độ dân trí và trình độ hưởng thụ văn hóa - nghệ thuật của nhân dân; phát triển và nâng lên một bước chất lượng GD - ĐT, tích cực xóa dốt và phổ cập giáo dục cấp I, mở rộng dạy nghề theo nhu cầu xã hội và bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý kinh tế, quản lý hành chính, sớm đào tạo được lực lượng trí thức tại chỗ.

Xuất phát từ những nhiệm vụ chủ yếu, Đảng bộ tỉnh Trà Vinh đề ra định hướng các nhiệm vụ cụ thể và biện pháp thực hiện như sau:

- Xây dựng cơ cấu kinh tế mới của tỉnh theo hướng phát triển nông – lâm – ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ. Phấn đấu tăng dần tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hội, trong đó công nghiệp từ 11,72% (năm 1990) tăng lên 15,6% (năm 1995), dịch vụ từ 6,07% (năm 1990) tăng lên 10,40% (1995) [19, Tr. 26]

Cơ cấu kinh tế của tỉnh phải được triển khai thực hiện phù hợp với môi trường sinh thái và đặc điểm cư dân của từng địa bàn trong tỉnh theo hướng: vùng nông thôn tập trung phát triển nông – ngư nghiệp và nghề phụ gia đình; vùng ven biển tập trung phát triển nông – lâm – ngư nghiệp; vùng thị xã phát triển TTCN, công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng; ở thị trấn và các trọng điểm giao lưu kinh tế của cư dân vùng nông thôn và vùng ven biển, tập trung xây dựng thành các trung tâm dịch vụ kinh tế - kỹ thuật và phát triển TTCN. Trên cơ sở đó, xây dựng các chương trình mục tiêu then chốt của vùng gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội… để phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

- Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và các chính sách kinh tế: Khai thác có hiệu quả tiềm năng của các thành phần kinh tế và tích cực đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế nhiều thành phần; đổi mới công tác tài chính, tăng cường hoạt động tiền tệ; chú trọng đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động khoa học – công nghệ.

- Ổn định và nâng cao một bước đời sống, vật chất và văn hóa của nhân dân, giảm hộ nghèo và thu hẹp hộ thiếu đói; tiếp tục đổi mới phát triển, nâng cao chất lượng GD - ĐT; hoạt động văn hóa, nghệ thuật phải hướng vào tuyên truyền giáo dục nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ và phát triển văn hóa lành mạnh mang tính dân tộc.

Một phần của tài liệu quá trình chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh trà vinh từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 51 - 54)