Những chuyển biến về xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1996 đến năm 2010

Một phần của tài liệu quá trình chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh trà vinh từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 115 - 158)

dựng cụm cảng Long Toàn (huyện Duyên Hải) với diện tích 170 ha. Cụm cảng Long Toàn (nằm cách cầu Long Toàn hiện hữu 400m) được Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh giao cho doanh nhân Trầm Bê và Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Hàm Giang (huyện Trà Cú) đầu tư số vốn khoảng 1.700 tỷ đồng. Dự án có 2 bờ, phía Tây sông Long Toàn có diện tích 37 ha, chiều dài mặt cảng 800m và phía bờ Đông có diện tích 134 ha, chiều dài mặt cảng 2.000m. Trong quá trình thực hiện, nhà đầu tư sẽ thi công việc nắn dòng sông Long Toàn và cải tạo, nâng chiều rộng sông ra 300m, khắc phục tình trạng uốn cong của hai phía bờ sông. Độ sâu của đường vào cảng có khả năng cho tàu 2.000 tấn ra vào. Cụm cảng Long Toàn sẽ thực hiện khép kín với các hạng mục như bãi bốc xếp hàng, tập kết container, nhà điều hành, nhà kho, khu dịch vụ - giải trí... Sau khi đi vào hoạt động, cụm cảng Long Toàn sẽ góp phần giải quyết cho khoảng 1.000 lao động, góp phần rút ngắn khoảng cách vận chuyển hàng hóa đường thủy từ thành phố Hồ Chí Minh qua tuyến sông Hậu ra biển Đông như hiện nay và ngược lại.

Nhìn chung đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm qua được tập trung, chủ yếu là tập trung vào những nhiệm vụ trong tâm, then chốt. Kết quả là tăng trưởng khá, nhiều công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên trong quản lý đầu tư xây dựng còn những tồn tại là công tác lập dự án, thẩm định và phê duyệt dư án, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán ở một số ngành chức năng làm còn chậm, công trình phát sinh ngoài kế hoạt còn lớn; thực hiện giải ngân cho các dự án đầu tư xử lý chưa đồng bộ; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tiến độ thi công, khối lượng xây dựng làm chưa tốt nên gây khó khăn cho ngành quản lý trong việc xử lý những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện.

3.3. Những chuyển biến về xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1996 đến năm 2010 2010

3.3.1. Vấn đề chăm lo đời sống nhân dân

Đi đôi với phát triển kinh tế, các lĩnh vực của đời sống xã hội được Đảng bộ và chính quyền tỉnh đặc biệt coi trọng, nhờ đó nhiều mặt của đời sống xã hội có nhiều chuyển biến, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên.

Giải quyết việc làm là cơ sở để phát triển KT - XH, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Do đó việc giải quyết việc làm cho nhân dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng bộ và chính quyền tỉnh.

Xóa đói giảm nghèo là một phong trào thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội; trách nhiệm của Đảng, chính quyền đối với nhân dân, vai trò và uy tín của Mặt trận, đoàn thể được khẳng định trong quần chúng; truyền thống đạo lý được phát huy, xóa đói giảm nghèo kết hợp với làm giàu chính đáng sẽ hạn chế sự phân hóa giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường.

Năm 2002, thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2001 - 2005 của Tỉnh ủy, bằng nhiều nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội, các tổ chức kinh tế, đoàn thể xã hội, tranh thủ nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế và nguồn vốn huy động của nhân dân, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đầu tư, tư vấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nghèo trong sản xuất, kinh doanh. Qua đó, giúp cho 9.614 hộ thoát nghèo, tuy nhiên do làm ăn thất bại, bị thiên tai, dịch bệnh và bệnh tật nên có 3.710 hộ rơi trở lại diện nghèo, số hộ nghèo trong tỉnh còn 40.595 hộ chiếm 19,74% trên tổng số hộ dân. Thực hiện phương án hỗ trợ nhà ở cho hộ cực nghèo có khó khăn về nhà ở trong vùng đồng bào Khmer, tỉnh chỉ đạo thực hiện hỗ trợ 505 căn nhà cho 505 hộ ở 9 ấp trong 8 huyện, thị xã trong tỉnh. [42, Tr.7]

Từ nguồn vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm (vốn 120), thẩm định phê duyệt 60 dự án, đầu tư 7,5 tỷ đồng cho 4.000 lao động để phát triển sản xuất; rà soát, xét khoanh nợ, giảm lãi và xóa nợ cho các hộ vay vốn sản xuất bị thất bại do

thiên tai hoặc rủi ro, đau ốm bệnh tật; dư nợ cho vay vốn 120 là 21,8 tỷ đồng, nợ quá hạn chiếm 17,56% tổng dư nợ. Tư vấn việc làm cho 1.120 lao động, giới thiệu việc làm cho 714 lao động và đưa 10 lao động đi lao động ở nước ngoài. Thực hiện các biện pháp cho vay hỗ trợ việc làm, xuất khẩu lao động…đã giải quyết tạo việc làm cho gần 35.000 lao động, trong đó 11.000 lao động có việc làm ổn định. Xây dựng hoàn chỉnh và đang triển khai thực hiện đề án xuất khẩu lao động giai đoạn 2002 - 2005 với mục tiêu xuất sang thị trường Malaysia và các nước Châu Á giải quyết việc làm cho 4.000 – 4.500 lao động thiếu việc làm. Chuẩn bị các điều kiện cho việc triển khai đề án hỗ trợ tư liệu sản xuất và việc làm cho hộ cực nghèo ở 69 xã phường thị trấn trong tỉnh. [42, Tr.8]

Trong những năm 2006-2010, công tác xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm cho nhân dân càng thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội tham gia bằng nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực; nhiều giải pháp xóa nghèo hiệu quả. Năm 2010, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia đào tạo nghề, tỉnh đã tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho 5.157 học viên, đào tạo dài hạn cho 323 học viên… Tư vấn, tạo điều kiện cho 60.000 lượt lao động đi làm việc trong và ngoài tỉnh. Trong đó tạo việc làm mới cho 18.000 lao động. Xây dựng 194 dự án cho 33.418 hộ nghèo vay vốn ưu đãi với tổng số vốn trên 287 tỷ đồng để phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho đồng bào vượt qua khó khăn, ổn định đời sống. Hoàn thành tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí mới của Chính phủ, kết quả sơ bộ toàn tỉnh có 23,68% hộ nghèo, 12,04% hộ cận nghèo. Thực hiện hỗ trợ hộ nghèo có khó khăn về nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ đến cuối năm 2010 đã xây xong 17.511/17.638 căn nhà, căn cứ theo kế hoạch phân bổ 3 đợt giải ngân 146,8 tỷ đồng; chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh giải ngân 60 tỷ đồng hỗ trợ công tác. [27, Tr.13]

Tuy nhiên, vấn đề xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm trong thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại, chưa giải quyết số lao động nhàn rỗi ở địa phương; việc lập và triển khai các dự án của chương trình giải quyết việc làm chưa kịp thời; công tác vận động quỹ vì người nghèo, quỹ giải quyết việc làm chưa đạt kết quả cao.

3.3.2. Tình hình giáo dục, văn hóa - thông tin

Hệ thống giáo dục của tỉnh Trà Vinh bao gồm đầy đủ các cấp học: mầm non, tiểu học, THCS, THPT. Trong thời gian qua, tỉnh đã huy động nhiều nguồn vốn xây dựng củng cố trường lớp và tăng cường trang thiết bị cho các cấp học, phát triển mạng lưới lớp học đến các vùng sâu, vùng xa, nhất là bậc học mẫu giáo và THPT; đồng thời mở rộng mục tiêu đào tạo cho các trường trung học, cao đẳng chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh…

Tổng kết năm học 1997-1998, toàn tỉnh có 288 trường học các cấp với 3.690 phòng học và 230.341 học sinh. Nhìn chung niên học này, có sự chuyển biến và tiến bộ trên nhiều mặt, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường đạt 91,7%, số học sinh cấp II và cấp III tăng trên 8.000 em so với niên học trước. Bằng nhiều nguồn vốn đã đầu tư xây dựng mới 435 phòng học, sửa chữa hơn 1.000 phòng học tre lá, nhờ vậy đã giảm đáng kể tình trạng học 3 ca ở một số địa phương. Đội ngũ giáo viên được chú trọng đào tạo và bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng chất lượng giảng dạy và học tập trong nhà trường. Công tác giáo dục phổ thông dân tộc được tăng cường, số học sinh dân tộc tăng 2.541 em so với năm học trước; đã tuyển chọn 72 học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc đạt 16 giải, tăng 4 giải. Thi tốt ngiệp các cấp đạt kết quả: tiểu học 95,6%, THCS đạt 90%, THPT đạt 80%; công tác phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ được quan tâm của ngành, các cấp và các đoàn thể đã vận động được 4.908 học viên tham gia các lớp học; toàn tỉnh đã có 93,29% số người được công nhận biết chữ, có 76/94 xã phường, 6/8 huyện thị hoàn thành công tác này. [41, Tr.10]

Số lượng học sinh, giáo viên, trường, lớp tỉnh Trà Vinh từ năm học 1996 - 1997 đến năm học 2002 - 2003 ĐVT Năm học 96-97 97-98 98-99 01-02 02-03 1/ Tổng số HS - Nhà trẻ - Mẫu giáo HS // // 227.817 447 13.515 236.063 399 14.650 237.806 473 14.694 224.570 652 17.532 227.818 709 17.924

- Tiểu học - Trung học cơ sở - TH phổ thông 2/ Tổng số trường - Nhà trẻ - Mẫu giáo - Tiểu học - Cấp I và II - Trung học cơ sở - Cấp II và III -TH phổ thông 3/ Tổng số GV - Nhà trẻ - Mẫu giáo - Tiểu học - Trung học cơ sở - TH phổ thông - Sư phạm // // // Trường // // // // // // // Người // // // // // // 153.495 48.605 11.755 276 1 20 175 5 59 14 2 6.183 50 460 4.122 1.287 264 9 149.428 57.119 14.467 282 1 23 178 5 59 13 3 6.669 45 498 4.205 1.576 317 28 139.772 64.889 17.798 293 1 25 185 5 61 13 3 7.369 67 539 4.667 1.614 450 32 114.548 69.182 22.656 346 1 39 205 1 79 12 9 9.835 64 690 5.175 2.411 1.420 75 104.951 76.311 27.566 352 1 42 208 1 78 13 9 11.471 84 753 5.520 3.349 1.685 80 Nguồn: Tổng hợp các báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh Trà Vinh, tuy còn nghèo nhưng ngành giáo dục trong những năm qua đã có bước phát triển khá. Năm 2007, tỉnh đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS; 6/8 huyện, thị có trường dân tộc nội trú với trên 1.000 học sinh người dân tộc Khmer; tình trạng học sinh bỏ học được cải thiện, tuy nhiên về cơ sở vật chất, các trường trong tỉnh chưa đáp ứng được việc học ngày 2 buổi, việc xây dựng trường chuẩn còn chậm, đào tạo nhân lực khó khăn, phân luồng học sinh sau THCS còn lúng túng, trên địa bàn tỉnh còn hàng ngàn trường tre lá, còn nhiều điểm trường mượn nhà dân, nhà chùa. Tỉnh chỉ đạo mỗi ấp phải có lớp mầm non, nhưng hiện chỉ có trên 70% ấp thực hiện được.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tháng 9 năm 2008, tỉnh Trà Vinh có 335 trường học ở các cấp phổ thông, đứng thứ 10 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tổng số học sinh phổ thông là 150.393 em, trong đó: cấp tiểu học là 76.385 em, cấp THCS là 50.373 em, cấp THPT là 23.635 em. Tổng số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy là 9.753 người, trong đó: giáo viên tiểu học là 4.417 người, giáo viên THCS là 3.513 người, giáo viên THPT là 1.823 người. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm học 2007 - 2008 là 87,42%, cao hơn so với tỷ lệ trung bình khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (84,41) và cả nước (86,58%). Năm học 2008 - 2009, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT của tỉnh đạt 82,5%, thấp hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước (83,8%), trong đó có 33 em đỗ loại giỏi, 288 thí sinh đạt loại khá. [47, Tr.4]

Công tác GD - ĐT trong đồng bào Khmer tiếp tục phát triển về trường lớp và học sinh, năm 2002 toàn tỉnh có 6 trường dân tộc nội trú, dạy song ngữ Việt – Khmer, có 452 lớp với 13.465 học sinh của 76 trường tiểu học theo học; phong trào học bổ túc văn hóa phát triển nhất là trong sư sãi, đồng bào Khmer.

Về giáo dục chuyên nghiệp, tỉnh Trà Vinh có đủ các loại hình đào tạo như: trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề. Tỉnh đang cố gắng từng bước đào tạo lực lượng lao động lành nghề cho nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn. Riêng về việc đào tạo lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao về chuyên môn, Trường đại học Trà Vinh có hợp đồng đào tạo theo địa chỉ để đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp. Mặc dù vậy, số sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm vẫn còn cao, năm 2009 có 835 sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa tìm được việc làm, phần lớn là sinh viên cao đẳng và đại học ngành sư phạm, trong số này có 674 sinh viên ra trường năm 2008.

Năm 2009, Sở GD - ĐT thành phố Hồ Chí Minh và Sở GD - ĐT tỉnh Trà Vinh ký kết chương trình hợp tác về GD - ĐT. Việc ký kết được thỏa thuận theo 5 nội dung: hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục, chất lượng chuyên môn; kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, công tác đào tạo nghề, đa dạng hoá các loại hình trường; hỗ trợ công tác bồi dưỡng đào tạo nâng cao

trình độ quản lý chuyên môn; hợp tác thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các hội thảo chuyên đề và khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp đầu tư phát triển hệ thống trường lớp tại hai địa phương.

Về văn hóa, Trà Vinh tuy là vùng đất trẻ nhưng có một kho tàng văn hoá phong phú, đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer, người Khmer có chữ viết riêng, có các lễ hội truyền thống như Chôl chnăm thmây (mừng năm mới), Sêne Dolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Lễ hội nghinh ông (lễ cúng biển), Dâng bông, Dâng phước và các phong tục tập quán có giá trị văn hoá khác. Người Khmer còn xây dựng trên địa bàn Trà Vinh nhiều ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, hài hoà thiên nhiên, tiêu biểu là chùa Âng, toạ lạc tên khu đất rộng 4 ha, trong thắng cảnh Ao Bà Om; Chùa Hang ở khu đất 10 ha với những cây cổ thụ xanh mát; Chùa Nôdol còn gọi là chùa Cò vì trên khuôn viên chùa rộng 3 ha đã hơn 100 năm nay trở thành nơi cư trú của hàng ngàn con cò và nhiều loài chim quý khác; Chùa Samrônge, tương truyền được xây dựng lần đầu vào năm 642 và xây dựng lại năm 1850 với nhiều biểu tượng bằng đá quý và những tấm bia cổ khắc chữ Khmer. Trên địa bàn Trà Vinh có tới 140 ngôi chùa Khmer, vượt xa số lượng của người Kinh, người Hoa và của các dân tộc khác trên địa bàn Trà Vinh cộng lại. Vài nơi tập trung khu xóm theo Thiên Chúa giáo như Bãi San, Đức Mỹ... Nhà thờ tại thị xã Trà Vinh có kiến trúc đẹp và cổ điển, huyện Càng Long có Giáo xứ Nhị Long.

Trà Vinh là tỉnh giáp biển, những làng chày ven biển của tỉnh vẫn bảo lưu nét đẹp văn hoá của cư dân miền biển. Lễ hội cúng biển tiêu biểu cho nét đẹp văn hoá này. Hàng năm, Trà Vinh có 3 lễ hội cúng biển diễn ra ở ba địa điểm và thời điểm khác nhau đó là: Cúng biển Mỹ Long (huyện Cầu Ngang); Cúng biển Hiệp Thạnh và Cúng biển Động Cao (huyện Duyên Hải). Trong đó, đáng chú ý nhất là cúng biển Mỹ Long diễn ra 3 ngày (10, 11 và 12 tháng 5 âm lịch). Những năm gần

Một phần của tài liệu quá trình chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh trà vinh từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 115 - 158)