Tình hình xã hội

Một phần của tài liệu quá trình chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh trà vinh từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 40)

* Giai đoạn 1976 – 1980:

Sau giải phóng, tình hình an ninh chính trị của tỉnh có nhiều khó khăn, phức tạp, các thế lực thù địch chống phá liên tục. Tuy nhiên với khí thế chiến thắng của cách mạng, sức mạnh của quần chúng nhân dân và dưới sự lãnh chỉ đạo của Đảng và nhà nước, tỉnh Cửu Long tăng cường các quản lý xã hội ổn định chính trị, đưa mọi hoạt động của nhân dân sớm trở lại bình thường, tích cực phục vụ công việc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục phát triển KT - XH của tỉnh. Sự kiện nổi bật thời kỳ này là thông qua các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ kết hợp với phong trào quần chúng, lực lượng vũ trang nói chung, lực lượng công an nhân dân nói riêng đã đi sâu điều tra khai thác kịp thời phát hiện làm rõ, triệt phá 31 tổ chức nhen nhóm phản cách mạng; bắt, gọi hàng, tiêu diệt và xử lý bằng các hình thức 995

tên; tổ chức đăng ký trình diện cho gần 40.000 người và mở hàng chục lớp học cải tạo cho cán bộ trong bộ máy chính quyền Sài Gòn. [3, Tr.83]

Sau năm 1975, do tình hình KT - XH chưa phát triển, hậu quả nặng nề của chiến tranh, hàng năm số người lao động không có việc làm trong tỉnh luôn ở mức cao tới hàng chục ngàn người. Tình hình đó, tỉnh chủ trương vận động nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới ở trong, ngoài tỉnh; phục hồi, mở rộng các ngành nghề truyền thống tạo việc làm cho nhân dân; mặc khác, các cơ quan nhà nước tích cực tuyển dụng lao động vào làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh và hệ thống chính quyền từ tỉnh đến cơ sở… Trong giai đoạn này, bình quân hàng năm tỉnh giải quyết việc làm cho 6.000 đến 8.000 lao động. [3, Tr.60]

Thực hiện quan điểm của Đảng “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Trong chỉ đạo công tác giáo dục đào tạo, tỉnh đặc biệt quan tâm công tác xóa mù chữ, bổ túc văn hóa, từ sau ngày giải phóng việc xóa mù chữ, phổ cập tiểu học và bổ túc văn hóa đã được quan tâm đúng mức và phát triển thành một phong trào cách mạng sôi nổi của quần chúng. Trong 2 năm 1976 – 1977 toàn tỉnh đã xóa mù chữ được 95,77% số người mù chữ. Công tác bổ túc văn hóa được tổ chức thường xuyên, tỉnh đã xây dựng được 2 trường bổ túc văn hóa tập trung và ở mỗi huyện thị đều tổ chức được 1 trường bổ túc văn hóa, bình quân mỗi trường có từ 100 đến 150 học viên. [51, Tr.15]

Công tác giáo dục phổ thông tiếp tục được cải tạo, mở rộng mạng lưới trường lớp, huy động trẻ em vào các cấp học ngày càng đông, năm học 1976 – 1977 toàn tỉnh có 381 trường, 6.414 giáo viên, 320.867 học sinh, 6.175 lớp; năm học 1977 – 1978 toàn tỉnh có 365 trường, 6.917 giáo viên, 302.827 học sinh, 7.736 lớp. [51, Tr.16]

Các trường lớp được củng cố, tăng cường phòng học, bàn ghế, tuy đáp ứng tốt yêu cầu hiện tại nhưng cũng giải quyết một phần khó khăn, 100% xã, phường có trường cấp I và II. Chất lượng giảng dạy từng bước nâng lên, năm học 1979 – 1980 học sinh thi hết cấp II đạt 94%, tốt nghiệp cấp III đạt 81,5%, riêng học sinh thi đổ vào đại học còn thấp (8,1% so với tổng số thí sinh dự thi). [54, Tr.15]

Thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng đối với công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong những năm qua, ngoài các cơ sở tiếp thu từ sau ngày giải phóng, tỉnh đã tập trung củng cố công tác điều trị bệnh và xây dựng mạng lưới y tế đến tận ấp, xã. Năm 1976, toàn tỉnh có 1.414 bệnh viện, trạm xá (trong đó ở ấp là 926) và 3.036 cán bộ, công nhân viên chuyên môn, tổ chức khám và điều trị bệnh cho 68.776 lượt người (Năm 1980 là 93.400 lượt người). [50, Tr.21]

Phong trào vệ sinh phòng bệnh được phát động rộng rãi, năm 1980 xây dựng 3 công trình vệ sinh lớn, phát triển 94.278 hố xí, 41.278 giếng nước, nhờ đó dịch bệnh giảm hơn 50%. Việc vận động phong trào sinh đẻ có kế hoạch được phát động rộng rãi, tuy nhân dân hưởng ứng chưa cao, nhất là vùng nông thôn, nhưng số người tham gia thực hiện tăng qua từng năm (năm 1977 là 11.120 người; năm 1980 là 26.033 người).

Những năm đầu sau giải phóng, chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với gia đình chính sách, người có công với cách mạng rất được Đảng, chính quyền quan tâm thực hiện và việc điều tra, thống kê, lập hồ sơ công nhận thương binh, liệt sĩ cũng được tỉnh chỉ đạo thực hiện rất tích cực. Năm 1977, toàn tỉnh công nhận 7.471 liệt sĩ, truy tập 1.787 mộ liệt sĩ về nghĩa trang, trợ cấp cho 3.457 thương binh về nhà cửa, cùng với hội Chữ thập đỏ cứu tế cho 43.273 đối tượng chính sách, đồng bào Khmer và nông dân nghèo, tặng phẩm trên 100 tấn hàng có 83 mặt hàng. [51, Tr.17]

* Giai đoạn 1981 – 1985:

Tình hình xã hội giai đoạn này nhìn chung dần đi vào ổn định, tuy các thế lực thù địch vẫn còn các hoạt động chống phá nhưng số vụ việc đã giảm xuống, đồng thời chuyển sang hình thức chiến tranh tâm lý, xuyên tạc đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, lôi kéo bọn người xấu phá rối nội bộ, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo… Với tinh thần cảnh giác cao, lực lượng an ninh tỉnh phá nhiều chuyên án đấu tranh, bắt xử lý 180 tên hoạt động chống phá, đặc biệt đã kịp thời phá 2 vụ án phản động lớn trong tôn giáo Cao đài và Khmer, tiêu diệt 3 tổ chức phản cách mạng, ngăn ngừa và trừng trị nhiều ổ lưu manh, trộm cướp… Phong trào

quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc và trật tự an toàn xã hội được phát động mạnh mã.

Công tác đấu tranh chống bọn tội phạm hình sự giữ gìn trật tự an toàn xã hội có nhiều tiến bộ, số liệu thống kê năm 1983 xảy ra 1.535 vụ giảm 425 vụ so với năm 1982 gây chết 124 người, bị thương 253 người, thiệt hại khoảng 1,5 triệu đồng. [56, Tr.15]

Sự nghiệp giáo dục có nhiều tiến bộ, giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa, hệ thống mẫu giáo mấy năm qua tiếp tục phát triển, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng dạy và học, các phong trào thi đua học tập và giảng dạy, tổ chức thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi…nên bước đầu đã có chuyển biến trong việc giáo dục đạo đức cách mạng và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh; số học sinh có mặt đầu năm học hàng năm đều tăng, năm 1984 toàn tỉnh có 313.000 học sinh đi học, trong đó THCS có 302.365 em, THPT có 11.564 em; học sinh đến lớp đầu năm học 1985-1986 tăng gấp 1,2 lần so với năm học 1980-1981. [57, Tr.24]

Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo công tác giáo dục”, tỉnh đã ra sức vận động các ngành, các cấp và nhân dân đóng góp xây dựng, tu sửa trường lớp… Năm 1983, tỉnh đã vận động được 9,4 triệu đồng và 1 triệu ngày công đã tu sửa được 542 phòng học, 1.260 bộ bàn ghế, đóng mới 7.146 bộ; Năm 1985, tỉnh vận động được trên 20 triệu đồng xây dựng được 589 phòng học, tu sửa 1.165 phòng học, trang bị mới 4.500 bộ bàn ghế… nhờ đó đã giảm được tình trạng học 4 ca, nâng cao chất lượng dạy và học. [56, Tr.13]

Ngành y tế đã chủ động chống và phòng ngừa các bệnh dịch, phát triển mạng lưới y tế xuống xã, ấp, những vùng nông thôn sâu; nâng cao chất lượng điều trị ở các bệnh viện huyện, các trạm y tế xã, có 491.134 xã có y sĩ phục vụ. Một số huyện đã huy động nguồn vốn tự có của mình, đồng thời phát động quần chúng tham gia xây dựng các bệnh viện huyện, trạm y tế và cơ sở khám chữa bệnh… đưa tổng số giường bệnh lên 2.900 giường năm 1984, tăng 18,2% so với năm 1983. [57, Tr.25]

Tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết, chính sách của Hội đồng Bộ trưởng và Bộ thương binh xã hội về việc giải quyết chế độ cung cấp hàng hóa và

phụ cấp tạm thời đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và quân nhân phục viên. Năm 1984, toàn tỉnh xây dựng được 24 nhà tình nghĩa, giải quyết 40.000 trường hợp cho các đồng chí thương binh, những người tàn tật, tạo được khí thế phấn khởi cho mọi người hăng hái tham gia hoạt động trong các tổ chức nhà nước. Năm 1985 đã giúp đỡ vật tư cho 400 cán bộ về hưu xây nhà ở và xây dựng 75 ngôi nhà tình nghĩa, nâng tổng số nhà tình nghĩa lên 181 cái.

Sự nghiệp văn hóa thông tin đã làm tốt yêu cầu phục vụ chính trị, tập trung cho công tác tuyên truyền, huy động lương thực, tuyển quân, vận động mua công trái… nhờ đó động viên được mọi người tích cực tham gia đóng góp cho Nhà nước. tuy còn nhiều khó khăn nhưng ngành cò nhiều cố gắng phát triển mạng lưới thông tin.Tính đến năm 1985, tỉnh có 3 đoàn nghệ thuật, 28 đội chiếu bóng, 100 đài trạm truyền thanh, 3.300 loa phục vụ cho công tác tuyên truyền.

* Tiểu kết chương 1

Trà Vinh là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm trên vùng đất hạ lưu sông Cửu Long, có đặc điểm sinh thái đa dạng và tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân cư tỉnh Trà Vinh gồm nhiều tộc người và có nhiều tôn giáo – tín ngưỡng được hình thành trong lịch sử, đây là một cộng đồng dân tộc sống gần gũi bên nhau, đan kết với nhau tạo nên một nguồn sức mạnh lớn trong việc phát triển vùng đất Trà Vinh.

Những điều kiện về địa lí – tự nhiên và dân cư tỉnh Trà Vinh chứa đựng nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp toàn diện, làm ra những sản phẩm đa dạng và phong phú từ trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản… Đây là cơ sở quan trọng để phát triển công nghiệp trên địa bàn, trước hết là công nghiệp nhẹ, Đồng thời, chính những điều kiện nói trên còn bộc lộ những tiềm năng phát triển công nghiệp du lịch, tổ chức giao lưu và hợp tác quốc tế.

Sau ngày đất nước độc lập thống nhất, phát huy tinh thần lao động sản xuất và đấu tranh bất khuất trong kháng chiến, nhân dân Trà Vinh bắt tay vào việc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục, phát triển KT - XH và đạt nhiều thành tựu to lớn.

Trong 10 năm (1976-1985), dưới sự chỉ đạo của tỉnh Đảng bộ, quân và dân tỉnh Trà Vinh nổ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, đưa phong trào cách mạng phát triển trên nhiều mặt và ngày càng vững chắc hơn. Sự nghiệp KT - XH có nhiều chuyển biến mới theo hướng tích cực.

Sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển toàn diện và vững chắc, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm, tăng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và mở rộng nguồn nông sản xuất khẩu. Sản lượng lương thực đạt 5,78 triệu tấn, đưa sản lượng lương thực tăng bình quân 10,4%. Hoàn thành cơ bản cải tạo nông nghiệp với hình thức phổ biến là tập đoàn sản xuất, đang đi vào liên doanh tập đoàn và xây dựng hợp tác xã, toàn tỉnh đã tổ chức được 5.400 tập đoàn và 18 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có 200 tập đoàn và 9 hợp tác xã tiên tiến, thu hút 96,85 số hộ nông nghiệp và 93,4% diện tích canh tác vào làm ăn tập thể. Hình thức liên doanh tập đoàn nông – công – thương – tín được hình thành ở nhiều nơi.

Sản xuất CN - TTCN có bước phát triển khá nhanh nhịp độ tăng bình quân hàng năm đạt 24,75%. Nhịp độ tăng bình quân của các ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm; công nghiệp chế tạo máy móc và các sản phẩm làm bằng kim loại; công nghiệp vật liệu xây dựng; các ngành dệt, da, may, nhuộn… đạt từ 10% đến 38%.

Cơ sở vật chất kỹ thuật được nâng cao, tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp tăng từ 30% năm 1976 lên 42% năn 1985; các công trình thủy lợiđược xây dựng phục vụ cho chuyển vụ, tăng vụ; các cơ sở thú y, bảo vệ thực vật, cơ sở chế biến xây dựng trên khắp các huyện thị; nhiều công trình kinh tế lớn hoàn thành như đường điện 110KV Vĩnh Long – Trà Vinh, nhà máy xay lúa xuất khẩu, xí nghiệp tôm đông lạnh 30-4…

Đời sống của nhân dân lao động được đảm bảo, đưa mức lương thực bình quân đầu người từ 298 kg năm 1977 lên 550 kg năm 1985, các nhu cầu khác về đời sống của nhân dân được quan tâm, cung ứng đầy đủ.

Cơ cấu kinh tế bước đầu hình thành; ngân sách được cân đối; sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ; an ninh quốc phòng được củng cố; quyền làm

chủ tập thể của nhân dân lao động từng bước được phát huy; năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội của chính quyền các cấp được nâng lên… Tuy nhiên, đây chỉ là những thành tựu bước đầu trên con đường dài đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, do đó đòi hỏi Đảng bộ, quân dân Trà Vinh phải phấn đấu nhiều hơn, tập trung sức người, sức của, đầu tư trí tuệ và tài năng khắc phục những tồn tại tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp KT - XH.

Bên cạnh những thắng lợi và tiến bộ đạt được, tỉnh Trà Vinh còn nhiều tồn tại, yếu kém:

Tiến độ sản xuất còn chậm, chưa phát huy đúng tiềm năng và thế mạnh của địa phương, nông nghiệp phát triển chưa toàn diện và vững chắc, cơ cấu đầu tư chưa gắn với cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế chưa hình thành rõ nét; cải tạo quan hệ sản xuất trong nông nghiệp hoàn thành cơ bản nhưng chất lượng thấp, chưa kết hợp chặt việc cải tạo nông nghiệp với cải tạo công thương nghiệp, cải tạo chưa gắn với xây dựng.

Mạng lưới thương nghiệp xã hội chủ nghĩa phát triển chậm, hợp tác xã mua bán chưa phát huy hết chức năng, chưa đảm bảo thu mua và phân phối các mặt hàng thiết yếu cho đời sông nhân dân; việc cải tạo thị trường, chống đầu cơ nâng giá, phá giá thực hiện chưa tốt, làm cho thị trường rối ren, giá cả không ổn định ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống, nhất là những người sống bằng đồng lương, đời sống của nhân dân lao động ở vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào Khmer còn nhiều khó khăn; chất lượng sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế chuyển biến còn chậm.

Bộ máy quản lý nhà nước vừa thiếu, vừa kém năng lực, phân biệt chức năng quản lý hành chính với quản lý sản xuất, kinh doanh chưa rõ ràng; phân công, phân cấp quản lý tiến hành chậm, hiện tượng cục bộ địa phương, ngành còn phổ biến, cộng với tổ chức kỷ luật không nghiêm làm cho việc chỉ đạo quản lý kinh tế bị phân tán; đội ngũ cán bộ nói chung và quản lý kinh tế nói riêng, nhất là ở cấp huyện thiếu nghiêm trọng đã hạn chế không ít đến công tác chỉ đạo, triển khai các chủ trương, biện pháp trong quá trình xây dựng KT - XH từ cơ sở.

Phong trào an ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân và an ninh chính trị chưa được củng cố vững chắc, trật tự an toàn xã hội chưa được đảm bảo; quyền làm chủ của nhân dân lao động chưa được tôn trọng và phát huy đúng mức, lòng tin của quần chúng đối với Đảng bị giảm sút.

Tỉ lệ phát triển dân số còn cao, hiệu quả sử dụng lao động còn thấp, thu nhập bình quân phát triển chậm, các tổ chức đoàn thể cách mạng còn yếu nên chưa đủ sức tập hợp giáo dục, xây dựng và phát huy sức mạnh tập thể của nhân dân.

Chính những hạn chế, yếu kém đó nên đến năm 1985 nền kinh tế tỉnh Trà Vinh vẫn là một nền sản xuất nhỏ, trình độ sản xuất thấp, nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng sản lượng công – nông nghiệp; nền kinh tế vẫn còn mất cân

Một phần của tài liệu quá trình chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh trà vinh từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 40)