Nông - lâm - ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Trà Vinh. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp năm 2009 của tỉnh là 7.501,9 tỷ đồng tăng 35,55% so với năm 1997. Trong đó, giá trị nông nghiệp đạt
4.806,2 tỷ đồng; giá trị ngư nghiệp đạt 2.599,5 tỷ đồng; giá trị lâm nghiệp đạt 96,1 tỷ đồng. [26, Tr.4]
3.2.1.1. Nông nghiệp
Kinh tế nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vị trí quan trọng của tỉnh Trà Vinh, nó vừa làm nhiệm vụ cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu nội địa; đồng thời cung cấp nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu. Trà Vinh có nguồn nhân lực đồi dào và có truyền thống sản xuất nông nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái, chăn nuôi và thủy sản…những kinh nghiệm quý báu đó kết hợp với công nghệ mới và được khuyến khích phát triển bằng những chính sách phù hợp là nguồn lực thúc đẩy nền nông nghiệp của tỉnh phát triển.
Tỉnh Trà Vinh có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Đây là ngành chiếm vị trí hàng đầu trong số các ngành kinh tế của Trà Vinh. Từ khi kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, sản xuất nông nghiệp của tỉnh cũng có bước phát triển nhanh, phong phú, đa dạng; năng suất, sản lượng, chất lượng đều tăng, giá thành giảm. Trong cơ cấu kinh tế của ngành nông - lâm - ngư nghiệp, nông nghiệp luôn giữ vai trò dẫn đầu, nhưng những năm gần đây tỉnh chủ trương chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành, vì thế tỷ trọng ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên, tính đến năm 2000 nông nghiệp vẫn chiếm 55,1% GDP của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1996 - 2000 đạt mức 5,83% tăng gần 1,6 lần so với giai đoạn 1991 - 1995, giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh năm 2008 là 3.642,5 tỷ đồng. [21, Tr.14]
Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh (Theo giá thực tế)
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
2005 5.553.191 3.740.363 1.222.373 590.455 2006 6.329.854 4.411.375 1.234.953 683.526 2007 7.902.642 5.370.342 1.798.781 733.519 2008 11.691.985 8.352.968 2.560.102 778.915
2009 12.203.662 7.799.107 3.100.784 1.303.770 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Trà Vinh - 2009
Trong ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm ưu thế hàng đầu, năm 2003 chiếm 71,1% trong cơ cấu GDP nông nghiệp, lúa là cây trồng chính, có lợi thế cạnh tranh cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và vững chắc, sản xuất ổn định với năng suất liên tục tăng, chất lượng ngày càng được nâng cao, diện tích canh tác không ngừng mở rộng. Năm 1996 gieo trồng 189.415 ha đến năm 2010 tăng lên 284.251 ha, sản lượng năm 1996 đạt 747.000 tấn đến năm 2010 đạt 1.182.000 tấn, giá bán thóc liên tục tăng từ năm 2001 đến nay, thu nhập của người trồng lúa tăng khá ổn định.
Diện tích, năng suất và sản lượng lúa tỉnh Trà Vinh từ năm 2005 đến năm 2009 Đơn vị tính Năm 2005 2006 2007 2008 2009 1/. Tổng diện tích - Đông Xuân - Hè thu - Lúa mùa 2/ Bình quân năng suất - Đông Xuân - Hè thu - Lúa mùa 3/ Tổng sản lượng - Đông Xuân - Hè thu - Lúa mùa Ha // // // Tấn // // // Tấn // // // 232.407 53.657 84.864 93.886 4,43 5,60 4,10 4,13 1.028.815 300.458 340.555 387.802 228.161 52.770 82.834 92.557 44,3 5,12 4,13 4,30 1.009.861 269.923 341.840 398.099 223.992 49.699 81.103 93.190 41,5 4,63 4,74 3,38 929.867 229.935 384.602 315.329 226.985 53.749 82.892 90.344 47,9 5,48 4,78 4,38 1.086.779 294.546 396.415 396.247 231.850 56.053 82.431 93.366 46,4 5,31 4,81 4,10 1.076.867 297.482 396.247 383.138 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Trà Vinh - 2009
Do chủ động gieo sạ theo lịch thời vụ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, trên 80% diện tích lúa ngắn ngày được nông dân sử dụng giống mới (OMCS
2000, OMCS 21,OM 1490, OM 2031, IR 59606, VND 955-20, MTL 250...), nên đạt năng suất, chất lượng cao. Lúa mùa giữ được các giống đặc sản Khao-dawk- mali, Tài nguyên, Trắng tép, lúa sỏi...
Tỉnh đã từng bước cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ để tăng nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Diện tích lúa chuyển sang luân canh cây màu 13.041 ha, chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày 2.500 ha, luân canh nuôi thủy sản 9.848 ha, chuyển sang chuyên nuôi thủy sản 3.482 ha, nuôi thủy sản trong mương vườn 2.000 ha, trồng cỏ 485 ha, cải tạo và chuyển sang trồng cây ăn trái chuyên canh 2.000 ha, vườn kết hợp nuôi thủy sản 5.477 ha. Các mô hình chuyển đổi trên đất lúa làm giá trị sản xuất trên một ha tăng bình quân 1,5 đến 2 lần so trồng thuần lúa, riêng mô hình chuyển đổi đất 1 vụ lúa sang luân canh lúa - tôm sú bán thâm canh tăng gấp 9 lần; thu nhập tăng thêm cho lao động ở nông thôn 1,2-1,5 triệu đồng/người/năm.
Cây màu phát triển rất nhanh, nhất là phong trào luân canh 1 vụ lúa 1 vụ màu. Năm 2003, diện tích cây màu 38.931 ha, trong đó màu lương thực 8.300 ha chủ yếu là cây bắp 5.248 ha, năng suất bình quân 6 tấn/ha, giá bắp luôn ở mức cao từ 1.750 đến 1.850 đồng/kg, lãi gấp 2,5 lần trồng lúa; màu thực phẩm 18.608 ha, cây công nghiệp ngắn ngày 12.023 ha gồm đậu phọng 2.388 ha, lác 1.422 ha, mía 7.647 ha, sản lượng thu hoạch 676.236 tấn. Trồng màu phát triển cả về diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, nông dân sản xuất có hiệu quả; giá trị sản xuất năm 2005 đạt 24 triệu đồng/ha, tăng 6 triệu đồng/ha so với năm 2000 (giá cố định 1994). [42, Tr.3]
Tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất hàng hoá có quy mô lớn như vùng lúa chất lượng cao, vùng chuyên canh mía, vùng rau - màu, vùng lúa - màu. Vùng chuyên canh mía ở Trà Vinh có quy mô lớn, tập trung; tuy diện tích có biến động do ảnh hưởng của giá thu mua mía cây từng năm, nhưng nhờ có lợi thế về điều kiện đất, nước và trình độ thâm canh cao nên năng suất bình quân toàn vùng tăng từ 81,18 tấn/ha năm 2001 lên 87,6 tấn/ha năm 2005, có hộ đạt trên 150 tấn/ha.
Rau và lạc phát triển ổn định trên đất cát giồng, cho năng suất và hiệu quả cao, tiêu thụ thuận lợi ở thị trường Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong giai đoạn 2000 - 2005 diện tích gieo trồng rau tăng bình quân 12,8%/năm, diện tích lạc tăng bình quân 16,8%/năm. Năm 2003, trồng 1,6 triệu mét mô nấm rơm, sản lượng 2.263 tấn, giá bình quân 4000/kg.
Kinh tế vườn được sự quan tâm chỉ đạo cụ thể của các cấp chính quyền, nhiều hộ nông dân đã cải tạo vườn tạp, vườn già cỗi và đất trồng lúa, trồng màu năng suất thấp lên liếp, lập vườn trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Các loại cây ăn trái chính gồm nhãn, cam, quýt, xoài, vú sữa, sầu riêng … phát triển tốt nhờ đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào quanh năm, ít bị ảnh hưởng của lũ. Hiện thị trường tiêu thụ chính là trong nước. Cây ăn trái được quan tâm đầu tư, cải tạo và trồng mới thêm 2.079 ha, diện tích cho sản phẩm chiếm gần 80%; diện tích trồng dừa có xu hướng tăng trong những năm gần đây, từ 11.875 ha năm 2005 tăng lên khoảng 13.800 ha năm 2010, sản lượng trên 158 triệu quả. Đến cuối năm 2010 bình quân giá trị sản xuất trên một ha canh tác đạt 45 triệu đồng/năm (có mô hình đạt 100 – 200 triệu đồng/ha), tăng 21 triệu đồng/ha so năm 2005. [47, Tr.2]
Hạn chế hiện nay trong phát triển trồng trọt là triển khai chương trình đa dạng hoá cây trồng trên đất lúa còn chậm, chất lượng trái cây chưa đảm bảo yêu cầu xuất khẩu đến các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, quy mô sản xuất của nông hộ còn nhỏ. Do nằm ở cuối nguồn nước ngọt nên còn nhiều diện tích thiếu nước tưới vào cuối mùa khô.
Những năm qua, Trà Vinh ưu tiên làm thủy lợi, đắp hàng trăm km đê sông, đê biển, xẻ kênh cấp 1, 2, 3, kênh nội đồng, quy hoạch, phân vùng... Năm 1998, tỉnh triển khai xây dựng 35 công trình thuộc vốn ngân sách Nhà nước, trị giá trên 5 tỷ đồng, khối lượng đào đắp 1,626 triệu m3
, bê tông 267 m3. Các công trình phòng chống lũ lụt bước đầu đã được triển khai thực hiện, tiêu biểu là công trình đê Hiệp Thạnh trị giá trên 960 triệu đồng. Thủy lợi nội đồng, tỉnh đã huy động các nguồn vốn thi công 468 công trình, tổng chiều dài 667 km kênh mương và bờ bao nội đồng, huy động 49.000 lượt người tham gia với 436.600 ngày công, khối lượng đất
đào đắp 1,156 triệu m3, phục vụ tưới tiêu cho 7.000 ha đất canh tác, huyện có phong trào làm thủy lợi nội đồng tốt là Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú. [41, Tr.3]
Thực hiện đồng bộ với Quyết định 99/TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong 3 năm 1996 - 1998, tỉnh đã tiến hành triển khai đầu tư xây dựng các hệ thống công trình thủy lợi trọng điểm, phần lớn tập trung vào khu vực vùng ruột, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer ở các huyện: Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành thuộc hệ thống thủy lợi nội đồng: Chà Và, Thâu Râu, Đông Kênh 3/2, Nhà thờ, cống Trà Cú, cống Hàm Giang và một số công trình thật bức xúc khác ở các huyện Tiểu Cần, Cầu Kè, Càng Long. Tổng số các công trình đã xây dựng gồm 16 kênh cấp I, 49 kênh cấp II, 6 đê, 2 cống cấp II và nhiều bọng tạm, đảm bảo nước tưới cho 80.000 ha lúa, chiếm 68% diện tích lúa, 6.000 ha mía được bảo vệ trước lũ, 16.000 ha cây ăn trái được an toàn trong lũ. Sau 3 năm thực hiện Quyết định 99/TTg tỉnh Trà Vinh đã ngọt hóa 17.161 ha.
Song song với công tác thủy lợi, để giúp cho nông dân các vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn trong tỉnh thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu giống mới, nâng cao hiệu quả sản xuất, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh kết hợp với Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long đã tổ chức thành công nhiều mô hình nhân giống lúa mới như OM 2117, OM 2718 nguyên chủng trên diện tích hơn 50 ha, đồng thời trồng thí điểm so sánh với 10 giống lúa, giống nếp mới như OM 4495, OM 2008 T, OM 2868... Trung tâm giống và kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Trà Vinh cũng đã kết hợp với phòng nông nghiệp các huyện, thị xã tổ chức hội thảo cho nông dân về phương pháp nhân giống lúa mới, áp dụng để trồng lúa thương phẩm trên các vùng chuyên trồng lúa, vùng chuyển đổi trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản như lúa – cá, lúa với giống mới… Trong đó, có bộ giống nếp đặc sản để gieo trồng trên vùng đất vườn của huyện Cầu Kè, các giống lúa OM 2514, OM 4495, cùng các giống lúa OM 2717, OM 2718 nguyên chủng… giúp cho nông dân chủ động trong việc chọn giống phù hợp với điều kiện đất đai ở từng vùng sản xuất đa dạng của địa phương. Các giống lúa mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thích nghi với các vùng đất giồng cát, đất thịt pha cát, đất đai bị thiếu nước ngọt; định lượng giống giảm theo
phương pháp sạ hàng chỉ ở mức 100 kg/ha, giảm trên 40% so với phương pháp sạ lan trước đây, chi phí đầu tư, chăm sóc thấp nhưng vẫn cho năng suất từ 4 tấn đến 5,5 tấn/ha.
Ngành chăn nuôi đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với trồng trọt, là nhân tố quan trọng trong tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Chăn nuôi theo quy mô gia đình và trang trại phát triển mạnh: Đàn lợn tăng nhanh, 410.000 con năm 2010, tăng 4,5% so với năm 2005, chăn nuôi trang trại đã được chú trọng phát triển, hiệu quả chăn nuôi trang trại khá cao; Đàn trâu giảm, đàn bò tăng rất nhanh, từ 50.491 con năm 2000 lên 117.873 con năm 2005, 162.000 con năm 2010, Trà Vinh là tỉnh thành công nhất trong phát triển đàn bò ở Đồng bằng Sông Cửu Long; đàn gia cầm phát triển khá từ 2000 - 2003, sau đó bị suy giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, từ 3,75 triệu con năm 2002 xuống 2,48 triệu con năm 2005. Đến năm 2010 đàn gia cầm tăng trở lại đạt 4.800.000 con, tăng 14,11% so với năm 2009. [47, Tr.2] Công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được tập trung thực hiện, kịp thời phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả các loại dịch bệnh.
Kinh tế nông nghiệp có bước chuyển biến tích cực và đều đặn là do Đảng bộ và chính quyền địa phương đã tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp của đảng và Nhà nước.
3.2.1.2. Lâm nghiệp
Trà Vinh là một trong những tỉnh có diện tích rừng ngập mặn khá lớn. Năm 2005, toàn tỉnh chỉ có 6.953 ha; trong đó rừng phòng hộ 2.291 ha, rừng sản xuất 4.663 ha, chủ yếu là rừng ngập mặn ven biển. Từ năm 2001 - 2005, công tác bảo vệ và khôi phục rừng ngập mặn được chú trọng, đã trồng mới được 1.116,3 ha, bình quân mỗi năm trồng được 279,1 ha; trồng cây phân tán 25,76 triệu cây, bình quân một năm trồng 6,44 triệu cây. Năm 2005, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp theo giá cố định (năm 1994) đạt 69,31 tỷ đồng, trong đó trồng và chăm sóc rừng 1,94 tỷ đồng, khai thác lâm sản 65,40 tỷ đồng, dịch vụ lâm nghiệp 1,97 tỷ đồng. [45, Tr.2]
Năm 2008, tổng diện tích rừng của Trà Vinh là 6.700 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 1.300 ha, diện tích rừng trồng là 5.400 ha, đạt tỷ lệ che phủ 2,9%. Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2008 của tỉnh là 62,7 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994).
Thực hiện có hiệu quả dự án rừng ngập nước ven biển của Ngân hàng Thế giới và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ, bảo vệ được diện tích rừng hiện có và mỗi năm trồng mới 169 ha. Năm 2010 toàn tỉnh có 7.085 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 40% diện tích. Vận động, khuyến khích trồng cây trên mặt liếp ở khu vực chuyên nuôi trồng thủy sản nước mặn, mỗi năm trồng thêm từ 5 đến 6 triệu cây phân tán.
3.2.1.3. Ngư nghiệp
Trà Vinh có gần một nửa diện tích nằm trong vùng bị nhiễm mặn. Ngày trước, cây lúa chiếm ngôi vị độc tôn. Các vùng nhiễm mặn của Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang hầu như không được canh tác. Những năm gần đây, tỉnh đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản trên diện tích không phù hợp cho trồng trọt. Các vùng này đều chuyển sang nuôi tôm sú với các mô hình mới mang lại hiệu quả cao. Các vùng nước ngọt như: Châu Thành, Cầu Kè, Tiểu Cần, Càng Long, thị xã Trà Vinh nuôi tôm càng, cá tra, cá ba sa và các loại thủy sản khác.
Ngành thủy sản liên tục đạt sản lượng cao, khai thác hải sản chuyển dịch theo hướng giảm phương tiện khai thác ven bờ và tăng năng lực khai thác hải sản xa bờ. Năm 1998, sản lượng đạt 67.700 tấn tăng 3,44% so với năm trước, trong đó khai thác 32.000 tấn, nuôi trồng và khai thác nội đồng 35.700 tấn; Năm 2005, diện tích nuôi trồng thủy sản là 47.000 ha; sản lượng thủy sản đạt 139.377 tấn, trong đó sản lượng thủy sản khai thác 65.477 tấn, sản lượng thủy sản nuôi trồng 73.900 tấn; số tàu đánh bắt hải sản xa bờ là 258 tàu; giá trị sản xuất ngư nghiệp (theo giá so sánh 1994) 1.534,8 tỷ đồng. Tháng 5/2009, toàn tỉnh có 1.196 tàu, thuyền máy, trong đó