Dựa vào lý luận dạy học giải quyết vấn đề và các PPDH khác (phương pháp mô hình, phương pháp thực nghiệm, phương pháp tương tự) và những kết luận điều tra, tìm hiểu tình hình dạy và học cụ thể ở 3 trường nêu trên. Chúng tôi thấy, muốn cho HS nắm vững kiến thức, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS cần phải:
* Đưa HS vào chủ thể của HĐNT, tự chiếm lĩnh kiến thức bằng cách giải quyết những vấn đề đặt ra thông qua sự hướng dẫn của GV. Trên cơ sở kiến thức đã học, HS biết lựa chọn dụng cụ, tự thiết kế mô hình của các quang cụ (các mô hình quang cụ được xây dựng trên mô hình tia sáng) phân biệt đặc điểm
58
của từng mô hình (lý thuyết và thực tế) bằng thực nghiệm để đáp ứng yêu cầu nội dung cụ thể của từng bài học trong chương "Mắt và các dụng cụ quang học". * Phát huy tối đa tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS trong hoạt động học, HS được thể hiện chính mình và hợp tác với bạn bằng cách thảo luận từng cá nhân trong sinh hoạt nhóm và trong cả lớp, thảo luận về việc lựa chọn quang cụ, thiết kế mô hình theo mục đích sử dụng. Đó là cơ sở đáng tin cậy để HS tự kiểm tra đánh giá và tự hoàn chỉnh.
Chính vì những lý do như vậy, 4 nội đung trong chương này, chúng tôi biên soạn tiến trình dạy học từng bài cụ thể trên cơ sở:
-Vốn kiến thức, kinh nghiệm sẵn có và trình độ tư duy của HS.
-Tình hình trang thiết bị hiện có ở trường PT và một số đồ dùng dạy học tự làm.
-Mục đích sư phạm cần đạt được sau khi dạy học.
Như đã phân tích ở phần trên, chúng tôi biên soạn tiến trình dạy học theo hướng: Phối hợp hài hòa nhiều PPDH kết hợp với hình thức tổ chức dạy học thích hợp sẽ phát huy được tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.
59
2.4.2. BÀI: MẮT VÀ MÁY ẢNH I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: