CẤU TRÚC CỦA MỘT TIẾT HỌC (HAY MỘT BUỔI LÀM VIỆC)

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong dạy học chương mắt và các dụng cụ quang học lớp 12 thpt (Trang 42 - 43)

Dạy học theo nhóm có tác dụng phát huy tính tích cực của HS nhưng cũng không làm nhẹ vai trò của GV mà trái lại còn có nhiệm vụ nặng hơn, ngoài kiến thức chuyên môn sâu rộng GV còn là người khởi xướng, hướng dẫn, tổ chức chương trình tự học, tự nghiên cứu của HS. Mặt khác ngoài công tác tổ chức hoạt động học tập theo nhóm cho HS, GV còn theo dõi quan hệ trò - trò làm sao cho HS thể hiện được mình và hợp tác với bạn trên cơ sở tự lực, chủ động. Kích thích hoạt động của HS, can thiệp đúng lúc khi cuộc thảo luận đi chệch hướng, gợi ý hoặc nêu các tình huống phụ khi thảo luận đến chỗ bế tắc. Cách xử lý tình huống của GV phải chuẩn mực có tính chất khái quát và khẳng định về mặt khoa học. Đó là cơ sở đáng tin cậy để HS tự kiểm tra đánh giá và tự hoàn chỉnh. Với những đặc điểm trên, theo GS-TS Trần Bá Hoành thì tiết học (hay buổi làm việc theo nhóm) có cấu trúc như sau:

1.4.2.1. LÀM VIỆC CHUNG CẢ LỚP:

* GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.

* GV tổ chức nhóm (có thể phân nhóm trước giờ học), giao nhiệm vụ. * GV hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.

1.4.2.2. LÀM VIỆC THEO NHÓM:

* Trao đổi ý kiến làm việc theo nhóm.

* Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi. *Cử đại diện (hoặc phân công) trình bày kết quả làm việc theo nhóm.

1.4.2.3. THẢO LUẬN TỔNG KẾT TRƯỚC TOÀN LỚP:

* Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. * Thảo luận chung.

* GV tổng kết đặt vấn đề cho kiến thức mới hoặc vấn đề liên quan đến sự vận dụng hay sáng tạo của kiến thức cũ.

40

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong dạy học chương mắt và các dụng cụ quang học lớp 12 thpt (Trang 42 - 43)