PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ TRONG QUÁ

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong dạy học chương mắt và các dụng cụ quang học lớp 12 thpt (Trang 109 - 113)

BÀI: MẮT VÀ MÁY ẢNH:

Với kiến thức trọng tâm như đã nêu ở phần 2.2.2. Phần bài tập các em đã chuẩn bị từ chương trước, Sau khi GV nên vấn đề và phân tích yêu cầu của kỹ thuật chụp ảnh, phát phiếu cho các thảo luận theo nhóm và làm thí nghiệm. Mặc dù sự cho ảnh tương tự giữa gương cầu lõm và TKHT, 5/6 nhóm chọn mô hình bộ phận chính của máy ảnh là TKHT (phụ lục), đại diện các nhóm tranh luận sôi nổi, nhưng để tránh mất thời gian, GV thu hẹp đề tài bằng cách cho cách giới thiệu máy ảnh thật và hướng dẫn cách sử dụng.

Phần sự điều tiết của mắt: Sau khi GV thông báo cấu tạo của mắt về phương diện quang hình học (hình vẽ SGK trên máy đèn chiếu ) và nhấn mạnh thủy tinh thể của mắt đóng vai trò như một TKHT nhưng độ cong của thủy tinh thể có thể thay đổi được, học sinh tham gia xây dựng bài giảng của GV rất tích cực, chủ động. GV cho biết, khác với trước đây một số học sinh chưa bao giờ tham gia phát biểu ý kiến, ngồi nghe một cách thụ động thì bây giờ tham gia một cách nhiệt tình, đa số ý kiến rất chính xác.

Cuối tiết GV củng cố bằng câu hỏi: So sánh sự giống nhau và khác nhau của mắt và máy ảnh về phương diện quang hình học.

Tóm lại, Qua tiết học này sự tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh được phát huy một cách rõ rệt, đồng thời GV cũng bao quát được lớp học, kịp thời sửa những sai sót của các em qua những lời phát biểu, ví dụ: "phim bị xẹt sáng","ảnh xuất hiện trên phim hay võng mạc" "ngăn cách bớt một phần ánh sáng không cho lọt vào phim"... Vì máy ảnh là dụng cụ các em thường gặp trong thực tế, nên GV cũng giải thích nhiều thắc mắc của học sinh.

107

BÀI: CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH SỬA

Sau khi GV nêu bài tập về ghép sát hai thấu kính mà các em đã làm ở chương trước, tiến hành cho học sinh làm thí nghiệm ghép sát hai thấu kính theo từng nhóm đã chia sẵn (khoảng 10 phút).

GV đặt vấn đề: Khi tiêu cự lớn nhất của thủy tinh thể có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn khoảng cách OV thì gọi là mắt có tật và cho học sinh xem mô hình mắt có tật, các em đã hình dung được loại thấu kính để sửa từng tật của mắt. Trong thực tế các em thường gặp những người mắt có tật đeo kính, nên khi GV nêu phương án dùng gương cầu để sửa các tật của mắt, học sinh trình bày ngay những bất tiện thậm chí có nhiều ý kiến rất dí dỏm gây không khí vui vẻ cho lớp. Phần còn lại các em tham gia xây dựng cách sửa các tật thế nào cho thích hợp.

Phần sửa tật cận thị học sinh tham gia ý kiến rất sôi nổi, GV chỉ hướng dẫn học sinh tự động tính toán và trình bày trên bảng theo sự chỉ định của GV.

Phần sửa tật viễn thị: GV phát phiếu cho học sinh và nêu vấn đề TKHT có tác dụng như thế nào đối với người có mắt bị tật viễn thị, GV hướng dẫn học sinh phân tích tác dụng của kính đeo và đề nghị học sinh cho phương án để sửa tật này. Cuối tiết chúng tôi cùng GV kiểm tra đánh giá lại số phiếu thu được. Đa số học sinh nêu phương án sửa tật viễn thị như SGK trình bày, có 3 em Trần Ngọc Liễu, Phạm Châu Tuyền, Nguyễn Duy Nhân nêu đúng cả hai phương án như dự đoán trong tiến trình (phụ lục).

Do GV đầu tư phần lớn thời gian cho phần sửa tật cận thị, khâu phát phiếu cho học sinh cũng tốn thời gian không nhỏ, nên khi kết thúc bài học này bị trễ hơn 8 phút.

BÀI: KÍNH LÚP

Ở bài học này sau khi GV đặt vấn đề, học sinh tham gia xây dựng bài rất sôi nổi, khi kết thúc thí nghiệm các nhóm đểu chọn dụng cụ đáp ứng với yêu

108

cầu. đặt ra là TKHT có tiêu cự f = 5cm. Đến đây nhiều học sinh nảy sinh vấn đề tại sao dùng TKHT có tiêu cự f = 5cm thì trông ảnh của vật nhỏ lại rõ hơn dùng TKHT có tiêu cự f = 25cm.

GV hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề trình tự theo tiến trình soạn thảo, học sinh chủ động tham gia xây dựng bài một cách hứng thú, tích cực.

Nhìn chung học sinh nắm vững kiến thức của bài, tuy nhiên cũng có một số học sinh còn thụ động do kỹ năng tính toán về phương diện hình học còn yếu, cho nên khi được GV gọi để phát vấn còn lúng túng thể hiện ở cách trả lời dùng từ ngữ chưa chuẩn xác, câu trả lời không được mạch lạc.

Cuối bài GV mở rộng thêm: Nếu đặt mắt trong tiêu diện ảnh của kính lúp thì độ bội giác có thay đổi không?

Học sinh trả lời trên phiếu, cuối tiết chúng tôi phân tích: Có 8 em trả lời đúng, trong đó có 6 em trả lời bằng tính toán định lượng, 2 em trả lời bằng hình vẽ (phụ lục).

BÀI: KÍNH HIỂN VI - KÍNH THIÊN VĂN

Ở bài học này sau khi GV nêu định nghĩa kính hiển vi và yêu cầu học sinh trả lời trên phiếu (không cần nêu tên ) chọn mô hình thích hợp với yêu cầu của định nghĩa và theo bài tập 1, 2 mà chúng tôi đã nêu (những bài tập này học sinh đã chuẩn bị từ cuối chương trước). Khi xử lý số phiếu thu được có:

17 em chọn mô hình TKHT - Kính lúp.

15 em chọn mô hình Gương cầu lõm - Kính lúp. 5 em chọn mô hình Gương cầu lồi - Kính lúp. 2 em để phiếu trống

Như vậy có 37/39 học sinh tham gia chọn mô hình, trong đó có 17 học sinh chọn mô hình đúng (phụ lục). Điều này chứng tỏ rằng khi các em được tham gia xây dựng bài một cách tự do dưới sự hướng dẫn của GV những suy nghĩ, tính toán của các em bao giờ cũng nhạy hơn nhanh hơn khi được phát vấn, khi được

109

làm thí nghiệm theo nhóm các em tự động tham gia tranh luận sôi nổi, ít thấy nhờ vào các thành viên khá giỏi trong nhóm.

Phần kính thiên văn: Sau khi GV hướng dẫn học sinh tự lắp ráp và điều chỉnh, cho học sinh quan sát những chữ trên tường hoặc trên bảng đen. Ngoài việc GV cho học sinh xem mô hình kính thiên văn phản xạ... còn mở rộng thêm để kích thích sự sáng tạo của học sinh bằng câu hỏi "Khi quan sát ảnh của một vật qua kính thiên văn ta thấy ảnh luôn bị lật ngược so với vật. Hãy tìm cách khắc phục nhược điểm này?"

Kết thúc tiết học chúng tôi phân tích số phiếu nhận được có 6 phiếu vẽ đúng mô hình như dự kiến (phụ lục).

Nhìn chung kiến thức trong bài kính hiển vi - kính thiên văn quá tải. Nên phần tính toán độ bội giác GV chỉ giới thiệu và học sinh tham khảo SGK và được củng cố trong tiết bài tập, phần lớn thời gian GV dành cho thí nghiệm và biểu diễn các mô hình.

Các mô hình trong nội dung 4 bài chúng tôi soạn thảo trên đều được chuẩn bị trên phim trong dùng cho máy đèn chiếu, mục đích để cho khỏi mất thời gian nhiều cho các hình vẽ trên bảng.

Tuy nhiên, GV giảng dạy theo tiến trình đã soạn thảo cũng gặp không ít khó khăn, cụ thể như sau:

- Đây là lần đầu tiên, HS được GV tổ chức học tập và thực hành thí nghiệm theo nhóm đa số HS phấn khởi tham gia tham gia hoạt động nhưng cũng có một số ít còn bỡ ngỡ, lúng túng tham gia một cách hời hợt nhiều lần được GV nhắc nhở.

- Trong phần hướng dẫn HS sử dụng máy ảnh, GV chỉ nhấn mạnh muốn cho ảnh rõ nét trên phim phải thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim, nhiều HS sử dụng thành thạo máy ảnh có ý kiến rất xác đáng như động tác xoay ống kính là điều chỉnh cả khoảng cách từ vật kính đến phim và khoảng cách từ vật kính đến vật hoặc giữ nguyên khoảng cách từ vật kính đến phim, thay đổi

110

khoảng cách từ vật kính đến vật thì chất lượng hình ảnh cũng không kém chất lượng.

- Trong nội dung sửa các tật của mắt: GV chưa cho biết điểm cực viễn của mắt viễn thị nằm ở vị trí nào? Sự khác nhau giữa mắt viễn thị và mắt già...

- Trong nội dung bài kính hiển vi, kính thiên văn vì kiến thức quá tải nên GV giảng dạy tốc độ hơi nhanh nên có một số HS yếu không theo kịp.

Những khó khăn trên chúng tôi đã trao đổi trực tiếp với HS ở cuối tiết học và nhờ GV củng cố trong tiết bài tập cuối chương.

Nhìn chung, qua 4 nội dung được truyền đạt theo hướng đã chọn của đề tài thật sự đem lại không khí học tập sôi động và có sức thuyết phục cao đối với học sinh. Như vậy, có thể nhận xét rằng: Phương pháp chọn phù hợp với đối tượng, kích thích được tính tích cực, tự lực và sáng tạo thích ứng với khả năng của học sinh.

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong dạy học chương mắt và các dụng cụ quang học lớp 12 thpt (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)