2.3.3.1. TRANG THIẾT BỊ PHÒNG THÍ NGHIỆM:
Trường THPT Châu Thành A là một trường ven thị xã có truyền thống là một trường có thành tích dạy tốt học tốt, đội ngũ GV có nhiều kinh nghiệm, cơ
55
sở của trường vừa được đầu tư và được xây dựng lại với qui mô rất lớn. Tất cả các phòng bộ môn được trang bị đầy đủ, bộ đồ dùng cho thí nghiệm phần quang học khá đầy đủ có thể đáp ứng cho các bài ở phần quang hình học.
Trường THPT Ba Vát: Trường ở một xã vùng sâu được thành lập năm 1986, đồ dùng dạy học lâu ngày bị hư hỏng, mất mát nhiều mặc dù đã có trang bị mới bổ sung hàng năm nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của bộ môn vật lý, mặt khác do bảo quản không tốt (trường không có phòng thí nghiệm bộ môn), phòng thiết bị như một kho chứa hàng nên các phương tiện dạy không được sắp xếp thứ tự, ngăn nắp. Tuy nhiên bộ đồ cho thí nghiệm phần quang hình học còn khá đầy đủ.
Trường THPT Bán Công Phước Mỹ Trung: Thành lập năm 1995, vì là một trường bán công nên thiết bị dùng cho dạy học còn nghèo nàn không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy cho bộ môn vật lý, một số đồ dạy học do GV tự làm chủ yếu là các mô hình như SGK
2.3.3.2. HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV:
Phương pháp giảng dạy của GV ở 3 trường trên chủ yếu là thuyết trình, trình bày theo trình tự như SGK có giải thích. Các câu hỏi mà GV nêu ra chỉ mang tính đơn thuần là tái hiện kiến thức cũ có liên quan đến đề tài đang học. HS chỉ là người nghe, ghi chép một cách thụ động, học thuộc và trả bài ở tiết sau
Dạy - học nói chung, đặc biệt là bộ môn vật lý phải đảm bảo cho HS nắm vững kiến thức và phát triển tư duy một cách thật sự, như trong lý luận và thực tiễn của các nước có nền Giáo Dục tiên tiến khẳng định phải làm cho HS thật sự tích cực, tự lực tham gia vào quá trình xây dựng, chiếm lĩnh kiến thức và phát huy khả năng sáng tạo. Việc giảng dạy nhất là phần quang hình học có nhiều thí nghiệm cần phải làm và việc chuẩn bị cho thí nghiệm không khó, không đòi hỏi mất nhiều thời gian. Tuy nhiêu, khi giảng dạy phần này GV chưa quan tâm thật sự đến thí nghiệm thậm chí cũng không có thí nghiệm minh họa do GV thực hiện: Như quan sát định tính sự tạo ảnh của một vật sáng qua các dụng cụ quang
56
học như gương, thấu kính... Đa số GV của 3 trường chỉ chú ý đến những bài tập có tính định lượng như xác định vị trí của vật và ảnh, độ phóng đại, độ lớn của ảnh.... Khi trao đổi với GV, để tìm hiểu tại sao không cho HS tiến hành thí nghiệm hoặc tại sao GV không làm thí nghiệm biểu diễn trên lớp, thì lý do duy nhất đa số GV trả lời phải dành thời gian cho HS rèn luyện bài tập một cách thuần thục mới đáp ứng được cho kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối năm.
GV làm như vậy cũng có cái lý của họ, vì hiện nay do nội dung thi (TNTHPT hay tuyển sinh vào các trường chuyên nghiệp) ở nước ta vẫn nặng về kiểm tra lý thuyết và giải bài tập, mặc dù vài năm gần đây có cải tiến nhưng nội dung phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS chỉ chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn từ 5 - 7 % nội dung toàn bài. Mặt khác khi xem xét sổ soạn bài của một số GV trong chương "Mắt và các dụng cụ quang học" GV cũng chỉ trình bày các hình vẽ trong SGK, nội dung bài giảng cô đọng ở định nghĩa, cấu tạo, tính độ bội giác sau cùng củng cố bằng bài tập áp dụng.
Một số GV tâm huyết đều nhận thức được rằng việc sử dụng thí nghiệm có tác dụng rất lớn trong quá trình giảng dạy, tạo được hứng thú cho HS, phát huy năng lực của từng cá nhân, từng nhóm HS, HS thật sự chiếm lĩnh được kiến thức, nhưng để sử dụng một cách chu đáo và có hiệu quả trong giờ học đòi hỏi phải tốn nhiều công sức và thời gian vì:
-Đối tượng dạy của GV là HS, phần lớn từ bé đã quen với cách học thụ động, ít chịu tự lực suy nghĩ. Cách thức tổ chức lớp học không thích hợp cho việc tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
-Do nội dung SGK quá tải và phân phối chương trình hiện nay thì thời gian luyện tập cho HS không nhiều. Do đó GV dành phần lớn thời gian lèn luyện cho HS giải những bài tập áp dụng một cách máy móc đơn giản.
-Chính sách ưu đãi của ngành, của trường cho các GV có tâm huyết, say sưa với hoạt động dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực của HS chưa thỏa đáng.
57
2.3.3.3. HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
Qua trao đổi với một số HS, dự giờ một số tiết và kiểm tra miệng một số kiến thức cơ bản cho thấy rằng:
-Trong giờ học: HS chủ yếu là người nghe thầy cô giảng giải và trả lời các câu hỏi của GV có nội dung là tái tạo lại kiến thức đã học. Việc vận dụng kiến thức, vốn kinh nghiệm đã có để xây dựng bài học hầu như rất hiếm. Khi được kiểm tra phần đông các em đều thuộc lòng những kiến thức được GV cho ghi chép vào tập.
-HS không được tham gia vào hoạt động thực hành thí nghiệm và rất ít lần được quan sát thí nghiệm biểu diễn do GV tiến hành. Kết quả là các em lúng túng khi phát biểu ý kiến của mình biểu hiện ở chỗ dùng từ ngữ không chính xác, câu trình bày không đúng ngữ pháp. Đặc biệt trong phần quang hình học, HS hay nhầm lẫn các khái niệm cơ bản như vật thật vật ảo, ảnh thật ảnh ảo, không xác định được vị trí nào đặt mắt để quan sát ảnh qua một dụng cụ quang học.