PHÂN TÍCH BÀI KIỂM TRA

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong dạy học chương mắt và các dụng cụ quang học lớp 12 thpt (Trang 113 - 119)

Để đánh giá tính khả thi phương pháp dạy học ở các bài chúng tôi đã biên soạn trong chương "Mắt và các dụng cụ quang học". Chúng tôi đã soạn thảo và tổ chức cho học sinh kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan, thời gian 45 phút kể cả thời gian phát đề.

3.4.2.1: TRẮC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP:

- Soạn thảo bài trắc nghiệm gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm khách quan (nhằm đánh giá sự vận dụng sáng tạo của học sinh), mỗi câu gồm có 4 lựa chọn và học sinh chỉ chọn 1 trong 4 lựa chọn đó bằng cách đánh dấu X ở đầu câu

- Với 20 câu trắc nghiệm số thứ tự câu bị đảo lộn phân thành 2 loại đề để tránh hiện tượng quay cóp ở học sinh, hai lớp 12B và 12F tiến hành kiểm tra đồng loạt vào chiều thứ 5 ngày 21/1/2003, tổng số có 78 học sinh tham gia kiểm tra, chúng tôi xáo trộn học sinh hai lớp và chỗ ngồi được bố trí như số báo danh theo thứ tự A, B, C…

111

Khi soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm, chúng tôi đối chiếu theo mục tiêu sắp xếp kiến thức của HS được học theo thứ tự nhận thức: Nhận biết, hiểu, vận dụng sáng tạo. Tuy nhiên, đây chỉ là cách sắp xếp khi soạn thảo bởi vì khi đưa vào bài kiểm tra thứ tự này bị đảo lộn ở các đề khác nhau (gồm 2 đề)

Trong chương "Mắt và các dụng cụ quang học" khối lượng kiến thức không phải là nhỏ, số câu soạn thảo cũng chưa bao quát hết toàn bộ nội dung kiến thức. Việc tăng cường câu hỏi cũng khó đạt được vì còn xét đến sự tương quan của các phần khác trong chương trình vật lý lớp 12 THPT nói chung, phần quang hình học nói riêng. Mặt khác, cần phải xét đến tính vừa sức của HS THPT, 20 câu trắc nghiệm được kiểm tra trong thời gian 45 phút chúng tôi thấy vừa đủ để đánh giá một cách tương đối trung thực kết quả học tập của HS trong chương này.

20 câu trắc nghiệm chúng tôi phân loại như sau: - Mức nhận biết: Gồm câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 11. - Mức hiểu: Gồm các câu 7, 9, 10, 12, 14, 16, 19.

- Mức vận dụng và sáng tạo: Gồm các câu 13, 17, 18, 20, 15.

Nội dung kiểm tra được soạn thảo theo mục tiêu nói trên bao gồm các kiến thức cơ bản mà học sinh phải nấm vững và phải biết vận dụng vào một số bài tập cơ bản, bên cạnh đó chúng tôi cũng thiết kế một vài câu hỏi ở mức độ sáng tạo theo khả năng của học sinh. Với mức độ bài kiểm tra thì học sinh nếu chỉ học thuộc bài mà không hiểu thì khó có thể đạt điểm trung bình.

3.4.2.3 NỘI DUNG BÀI TRẮC NGHIỆM

Đánh dấu X vào các từ (a, b, c, d) ở đầu câu mà em chọn theo yêu cầu của câu hỏi.

1/ Chọn câu đúng trong các phát biểu sau: Trong máy ảnh để cho ảnh của một vật cần chụp hiện rõ trên phim người ta phải:

112

b. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim

c. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa phim ra xa hoặc lại gần vật kính

d. đồng thời thay đổi vị trí của vật kính và phim

2/ Chọn câu đúng trong các phát biểu sau: Ảnh hiện lên phim của máy ảnh hay võng mạc của mắt:

a. luôn là ảnh thật nhỏ hơn vật b. luôn là ảnh ảo nhỏ hơn vật

c. ảo hay thật tuỳ thuộc vào vị trí của vật d. không xác định được thật hay ảo

3/ Chọn câu sai khi so sánh các bộ phận tương ứng giữa mắt và máy ảnh: a. Võng mạc của mắt tương ứng với phim của máy ảnh

b. Lòng đen và con ngươi của mắt tương ứng với màn chắn có lỗ tròn của máy ảnh

c. Mi mắt tương ứng với cửa sập của máy ảnh

d. Thuỷ tinh thể của mắt tương ứng với buồng tối của máy ảnh

4/ Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào sai:

a. Khi nhìn vật ở xa thì tiêu cự của thủy tinh thể lớn nhất b. Khi nhìn vật ở xa vô cực mắt phải điều tiết tối đa c. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất thay đổi theo độ tuổi

d. Mắt không tật là mắt khỉ không điều tiết có tiêu điểm nằm trên võng mạc

5/ Điều nào sau đây đúng khi nói về mắt cận thị

a. Mắt cận thị là mắt khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt nằm sau võng mạc

b. Mắt cận thị nhìn rõ những vật ở xa

113

d. Điểm cực cận của mắt cận thị ở gần mắt hơn mắt bình thường (không tật)

6/ Tìm phát biểu sai: Mắt viễn thị là

a. mắt nhìn vật ở vô cực vẫn phải điều tiết

b. khi nhìn vật ở gần cách mắt khoảng 10cm, mắt phải điều tiết tối đa c. tiêu cự của thủy tinh thể có giá trị lớn nhất lớn hơn mắt bình thường d. khi không điều tiết, tiêu điểm của thủy tinh thể nằm sau võng mạc

7/ Trong các trường hợp sau, ở trường hợp nào độ bội giác của kính lúp có giá trị G = D/f: (D khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt, f là tiêu cự của kính lúp)

I. Mắt ngắm chừng ởvô cực

II. Mắt ngắm chừng ở điểm cực cận III. Mắt đặt sát, sau kính lúp

IV. Mắt đặt ở tiêu diện ảnh của kính lúp

a. I b. I và II c. I và III d. I và IV

8/ Điều nào sau đây không đúng khi nói về kính hiển vi:

a. Tiêu cự của thị kính lớn nhiều so với tiêu cự của vật kính b. Ảnh trung gian cho bởi vật kính luôn là ảnh thật lớn hơn vật

c. Ảnh cuối cùng phải hiện ra trong khoảng từ vật kính đến thị kính để không bị che khuất bởi vật kính

d. Có phạm vi ngắm chừng nhỏ hơn nhiều so với phạm vi ngắm chừng của kính lúp

9/ Mỗi phát biểu sau đây có hai sự kiện, tìm hai sự kiện đúng và tương quan với nhau

a. Muốn nhìn thấy một vật thì ảnh của vật đó hiện lên trên võng mạc của mắt. Vì độ tụ của thủy tinh thể có thể thay đổi được

b. Ở trạng thái nghỉ khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc không đổi. Vì khi điều tiết, độ tụ của thủy tinh thể thay đổi

114

c. Khi đeo kính sửa tật cận thị tiêu điểm ảnh của thủy tinh thể nằm trên võng mạc. Vì khi đeo kính mắt nhìn thấy vật ở vô cực

d. Người có mắt cận thị muốn nhìn gần phải cất kính. Vì khi đeo kính điểm cực cận vẫn thế

10/Tương tự câu 9:

a. Ngắm chừng kính lúp là điều chỉnh vị trí của vật hoặc kính để ảnh tạo ra bởi kính nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. Vì khi ngắm chứng ở vô cực độ bội giác không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt

b. Ảnh của vật qua kính hiển vi là ảnh ảo, ngược chiều và lớn hơn vật rất nhiều. Vì tiêu điểm ảnh của vật kính và tiêu điểm vật của thị kính trùng nhau

c. Tiêu điểm ảnh của mắt người già ở trạng thái nghĩ nằm trên võng mạc. Vì điểm cực viễn của mắt người già nằm ở vô cực

d. Để chụp được ảnh rõ của một vật phải thay đổi tiêu cự của vật kính. Vì khoảng cách từ vật kính đến phim không đổi

11/ Kính lúp ghi X10, tiêu cự của kính là ?

a. 25cm b. 2,0cm c. 2,5cm d. 10cm

12/ Câu nào sau đây không đúng khi phát biểu chung cho 3 dụng cụ quang học: Kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn:

a. đó là 3 dụng cụ có mục đích làm tăng góc trông ảnh của vật

b. độ bội giác là tỉ số giữa góc trông ảnh của vật qua dụng cụ quang học và góc trông vật khi vật đặt ở điểm cực cận của mắt

c. để phân biệt được hai điểm A và B trên vật thì góc trông ảnh của vật phải lớn hơn năng suất phân li của mắt

d. độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực là: G1 = D/f ; G2 =δD/f1f2 ;

G3 = f1/f2

13/ Một người cận thị muốn nhìn vật ở xa nhưng không quên mang kính. Trong tay người ấy có các quang cụ, có thể chọn quang cụ nào sau đây để nhìn được vật thay cho kính

115

a. Gương cầu lồi b. Gương cầu lõm c. Lăng kính d. Gương phẳng Các dữ kiện trong bài toán sau dùng để trả lời câu 14,15

Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự lcm, thị kính có tiêu cự 3cm, vật kính và thị kính đặt đồng trục cách nhau 22cm. Quan sát viên có mắt không tật, điểm cực cận cách mắt 25cm và năng suất phân ly 3.10-4

rad

14/ Độ bội giác của kính khi quan sát viên nhìn ảnh không cần điều tiết có giá trị:

a. 160 b. 150 c. 140 d. 130

15/ Độ cao nhỏ nhất của vật mà mắt có thể nhìn được qua kính khi ngắm chừng ở vô cực là:

a. 0,500µm b. 0,463µm c. 0,400µm d. 0,375µm Dùng dữ kiện sau đây để trả lời cho câu 16, 17:

Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 20cm, muốn đọc một thông báo cách mắt 40cm nhưng quên không mang kính. Trong tay người ấy chỉ có một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = -15cm. Nếu dùng thấu kính này, người ấy đọc được thông báo mà không phải điều tiết

16/Hãy nêu phương án thực hiện:

a. Đặt thấu kính ở khoảng giữa thông báo và điểm cực viễn của mắt b. Đặt thấu kính sát mắt để nhìn thấy ảnh ảo của thông báo

c. Đặt thấu kính ở khoảng giữa mắt và điểm cực viễn, điều chỉnh vị trí của thấu kính sao cho ảnh ảo của thông báo nằm ở điểm cực viễn của mắt

d. Không có phương án thực hiện vì tiêu cự của thấu kính không bằng OCV

17/ Thấu kính đặt cách mắt một khoảng:

a. 30cm b. 10cm c. 15cm d. Không xác định được vị trí

18/ Một kính thiên văn gồm vật kính có tiêu cự 1,2m, thị kính có tiêu cự 4cm khi ngắm chừng ở vô cực thì khoảng cách giữa vật kính và thị kính O1O2 và độ bội giác G là:

116

c. O1O2 = 124cm, G = 32 d. O1O2 = 120cm, G = 32

19/ Mắt cận thị có điểm cực cận cách mắt 10cm, cực viễn cách mắt 40cm. Tính tiêu cự kính cần đeo để sửa tật cận thị:

a. -25cm b. -50cm c.-40cm d. -10cm

20/ Mắt viễn thị có tiêu cự lớn nhất của thủy tinh thể là 21cm, tiêu điểm sau võng mạc lcm. Tính tiêu cự của kính cần đeo sát mắt để nhìn rõ vật ở vô cực không cần điều tiết:

a. 21cm b. -42cm c. -21cm d. 12cm

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong dạy học chương mắt và các dụng cụ quang học lớp 12 thpt (Trang 113 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)