Đây không phải là vấn đề mới. Điều đáng chú ý là tập dượt cho HS phát hiện và giải quyết vấn đề không chỉ phạm trù PPDH mà đã trở thành mục tiêu giáo dục, bảo đảm cho con người thích ứng được với sự phát triển của xã hội hiện đại.
Từ những năm 1960, GV chúng ta đã làm quen với thuật ngữ "dạy học nêu vấn đề" nhưng cho đến nay vẫn chưa vận dụng thành thạo. Người ta cho rằng thuật ngữ "nêu vấn đề" chưa thành công vì có thể gây hiểu lầm là GV chỉ nêu vấn đề thôi mà ít quan tâm đến vấn đề đó có được giải quyết hay không, giải quyết như thế nào. Thực ra cần tập dượt cho học sinh biết phát hiện vấn đề, tự mình đặt ra để giải quyết. Mặt khác, sự thành đạt trong cuộc sống không chỉ tuỳ thuộc năng lực phát hiện kịp thời những vấn đề đặt ra trong thực tiễn mà quan trọng là giải quyết hợp lý những vấn đề được đặt ra. Vì vậy ngày nay người ta có xu hướng dùng thuật ngữ "dạy học giải quyết vấn đề".
Trong dạy học giải quyết vấn đề ta có thể phân biệt 4 mức độ sau đây: {8} - Mức 1: GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV, GV đánh giá kết quả làm việc của HS.
- Mức 2: GV nêu vấn đề, gợi ý cho HS tìm ra cách giải quyết vấn đề, GV và HS cùng đánh giá.
- Mức 3: GV cung cấp thông tin tạo tình huống, HS phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp, HS thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV khi cần. GV và HS cùng đánh giá.
24
- Mức 4: HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc của cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết, HS giải quyết vấn đề tự đánh giá chất lượng về hiệu quả.
Cấu trúc của bài học (hoặc một phần trong bài học) theo tiến trình giải quyết vấn đề như sau:
1. Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức:
a. Tạo tình huống có vấn đề.
b. Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh. c. Phát biểu vấn đề cần giải quyết.
2. Giải quyết vấn đề đặt ra:
a. Đề xuất các giả thuyết
b. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề. c. Thực hiện kế hoạch giải.
3. Kết luận:
a. Thảo luận kết quả và đánh giá.
b. Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu. c. Phát biểu kết luận.
d. Đặt vấn đề mới.
Đặc điểm của quá trình HS giải quyết vấn đề:
Để HS giải quyết vấn đề thành công, vai trò của GV không hề bị hạ thấp mà trái lại có yêu cầu cao hơn nhiều so với khi người GV chỉ đóng vai trò truyền thụ kiến thức, GV không những cần có trình độ chuyên môn sâu rộng mà đòi hỏi phải có trình độ sư phạm lành nghề, có đầu óc sáng tạo và nhạy cảm mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập của HS mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của GV. Theo các nhà giáo dục và các GV tiên tiến khi HS tham gia giải quyết vấn đề có những đặc điểm sau: {25}
25
* Về động cơ hứng thú và nhu cầu:
Khác với nhà khoa học khi giải quyết vấn đề là để xác định được mục đích, tự nguyện đem hết sức mình giải quyết cho bằng được vấn đề đặt ra, coi đó là nhu cầu cấp bách của cá nhân, còn đối với HS động cơ, hứng thú đang được hình thành, ý thức về mục đích trách nhiệm còn mờ nhạt, do đó chưa tập trung chú ý đem hết sức mình để giải quyết vấn đề học tập.
* Về năng lực giải quyết vấn đề:
Đây chỉ là bước đầu làm quen với việc giải quyết vấn đề một cách khoa học. Vấn đề đặt ra cho HS giải quyết phải vừa sức và GV phải tổ chức một khoa học vì kiến thức, kinh nghiệm, năng lực của HS còn hạn chế.
* Về thời gian cho việc giải quyết vấn đề:
Thời gian dành cho HS giải quyết vần đề rất ngắn, thậm chí chỉ có 30 phút đồng hồ, họ phải phát hiện và giải quyết vấn đề để hiểu một hiện tượng, một định luật hay một ứng dụng vật lý. Đó là một điều rất kho.
* Về điều kiện và phương tiện làm việc:
HS chỉ có những phương tiện thô sơ của trường PT với độ chính xác thấp, chỉ có điều kiện làm việc tập thể hay ở phòng thực hành, có khi không thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều kiện học tập còn rất khác nhau với những trường ở những địa phương khác nhau.
Những điều phân tích trên dẫn đến kết luận là: HS không thể hoàn toàn tự lực xây dựng kiến thức khoa học được mà cần phải có sự giúp đỡ của GV. Sự giúp đỡ của GV không phải là giảng giải, cung cấp cho HS những kiến thức có sẵn mà là tạo điều kiện để họ có thể trải qua các giai đoạn chính của quá trình giải quyết vấn đề và tự lực thực hiện một số khâu trong tiến trình đó, động viên khuyến khích HS kịp thời.
Như vậy, quá trình học tập của HS thực chất là quá trình HS hoạt động tự lực trong sự phối hợp với tập thể lớp và sự giúp đỡ, hướng dẫn của GV để liên tiếp giải quyết những vấn đề do nhiệm vụ học tập đề ra bằng nhiều PPDH khác
26
nhau mà kết quả của quá trình giải quyết vấn đề đó là HS chiếm lĩnh được kiến thức và phát triển năng lực của mình.
1.3.1. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ