Phát triển kinh tế mạnh mẽ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu đô thị hóa quận 12 (tp hồ chí minh), hiện trạng và giải pháp (Trang 84 - 86)

Quá trình ĐTH làm kinh tế tiếp tục phát triển, đảm bảo mức tăng trưởng hàng năm, ổn định và chuyển dịch cơ cấu đúng định hướng. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ đạt 1.414,735 tỉ đồng năm 2001 đến 2010 tăng lên 6.288,176 tỉ đồng. Quá trình đô thị hóa đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế Quận 12.

Sự chuyển dịch đáng kể trong cơ cấu kinh tế Quận 12 thể hiện qua ngành nông nghiệp có giá trị thấp nhất và ngày càng giảm tỉ trọng, năm 2001 nông nghiệp đạt giá trị 64,630 tỉ đồng, chiếm 2,5 %, đến năm 2010 giảm còn 59,323 tỉ đồng chiếm 1,2 %, trong khi đó ngành Công nghiệp(CN) – tiểu thủ công nghiệp (TTCN) tăng lên nhanh chóng.

Ngay từ đầu năm thành lập 1997 giá trị đầu tư CN – TTCN đạt 15,37 tỉ đồng, đến năm 2005 tăng lên 1209,9 tỉ đồng tăng 78,7 lần chiếm 42,4 % và năm 2010 đạt 1276,5 tỉ đồng chiếm 40,6 %.

Dịch vụ cũng tăng nhanh vượt bậc, năm 1997 đạt giá trị 27 tỉ đồng đến 2005 tăng lên 1573,4 tỉ đồng chiếm 55,1 % và năm 2010 đạt 3722,71 tỉ đồng chiếm 58,2 %. Quá trình chuyển dịch này thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ, làm tăng giá trị sản xuất cũng như phát triển kinh tế Quận 12.

Trong nội bộ từng ngành kinh tế của Quận 12 có sự thay đổi chuyển dịch. GTSX ngành nông nghiệp giảm trong đó giá trị GTSX ngành trồng trọt giảm từ 24,635 tỉ đồng năm 2001 xuống còn 13,68 tỉ đồng năm 2010; cơ cấu cây trồng chuyển đổi giảm cây lương thực (lúa) đến năm 2006 Quận không còn trồng cây lương thực, diện tích trồng rau tăng lên. Vì giá trị kinh tế cây rau cao và do nhu cầu của sự phát triển đô thị.

GTSX chăn nuôi cao hơn trồng trọt, có xu hướng tăng nhẹ từ 37,195 tỉ đồng năm 2001 lên 39,5 tỉ đồng; giá trị thủy sản giảm nhẹ từ 1,090 tỉ xuống 0,784 tỉ đồng vào năm 2010. Giá trị dịch vụ nông nghiệp cũng có xu hướng giảm.

GTSX công nghiệp tăng lên trong đó các doanh nghiệp, công nghiệp lắp ráp, dịch vụ công nghiệp tăng lên, các ngành công nghiệp tlruyền thống, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm, lạc hậu giảm xuống.

GTSX Dịch vụ tăng mạnh, tổng mức hàng hóa bán ra tăng cao; đầu tư phát triển các ngành tài chính, ngân hàng, dịch vụ bưu chính viễn thông, nhà hàng, khách sạn và các khu trung tâm thương mại ...

Bảng 2.9. Cơ cấu và giá trị sản xuất Quận 12 năm 2000 – 2012

(đơn vị: %; tỉ đồng theo giá hiện hành)

Năm 2000 2005 2007 2010 2012 GTSX Dịch vụ (tỉ đồng) 780,9 1573,4 2250,0 2712,6 3656,4 GTSX Công nghiệp-TTCN 569,1 1209,9 1700,8 2033,1 2553,5 GTSX Nông nghiệp 64,6 72,5 78,8 76,7 59,30

Cơ cấu(%) nông nghiệp

4,57 2,5 1,96 1,6 1,20

Cơ cấu(%) công nghiệp –TTCN

40,23 42,4 42,3 42,2 40,60

Cơ cấu(%) dịch vụ

55,20 55,1 55,74 56,3 58,20

(Nguồn: Thống kê Quận 12)

Về tốc độ tăng trưởng GTSX so với năm 1997 cũng có sự thay đổi rõ rệt theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, Dịch vụ năm 2001 đạt 19,32 %

đến 2010 tăng 20,3 %, Công nghiệp – TTCN năm 2001 đạt 17,14% giảm nhẹ còn 14,4 % năm 2010, Nông nghiệp giảm từ 0,52% xuống còn -2,5 %.

Cơ cấu sản xuất theo thành phần kinh tế Quận 12 thay đổi mạnh mẽ, kinh tế quốc doanh năm 2001 chiếm 12,0 % còn kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng cao 88,0 %, đến năm 2010 kinh tế quốc doanh giảm xuống còn 1,25 %, kinh tế ngoài qu`ốc doanh tăng lên 98,75% và vẫn là thành phần kinh tế chiếm tỉ trọng cao, điều này thể hiện nền kinh tế phát triển nhiều thành phần phù hợp xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập.

Hình 2.7. Biểu đồ cơ cấu chuyển dịch kinh tế Quận 12 năm 2005 – 2010

(đơn vị: %)

2.4. Tác động tích cực của quá trình đô thị hóa đối với kinh tế - xã hội quận 12

Một phần của tài liệu đô thị hóa quận 12 (tp hồ chí minh), hiện trạng và giải pháp (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)