Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng và mạng lưới giaothôn g

Một phần của tài liệu đô thị hóa quận 12 (tp hồ chí minh), hiện trạng và giải pháp (Trang 137 - 144)

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông Quận 12 đang dần hoàn

thiện bằng nhiều công trình cầu giao thông nối liền với các quận nội thành và với các tỉnh lân cận. Chương trình kêu gọi đầu tư phát triển trung tâm thương mại, siêu thị trên quận, hiện tại trên địa bàn có 13 chợ (trong đó 1 chợ mới xây chưa hoạt động chợ An Sương), 3 chợ phù hợp quy hoạch (Tân Chánh Hiệp, Thạnh Xuân, Hiệp Thành) còn 9 chợ tạm bợ (Lạc Quang, Bàu Nai, chợ Cầu, Cây Xoài, Tân Chánh Hiệp cũ, An Phú Đông, chợ Đường Thới An, chợ Ngã Tư Ga) và 1 chợ tự phát (chợ Tân Hưng). Cơ sở hạ tầng các chợ xuống cấp, quy mô nhỏ, nằm dọc các tuyến đường giao thông, chân cầu, trên lề đường gây ùn tắc giao thông, không phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Về trung tâm thương mại, siêu thị có 1 Metro (Metro Hiệp Phú) và 4 siêu thị (siêu thị Co.op mart Nguyễn Ảnh Thủ, Co.op Tân Thới Hiệp, siêu thị Thiên Hòa, siêu Thị Chợ Lớn), trên quận chưa có trung tâm thương mại theo tiêu chí quy hoạch.

Định hướng phát triển, khuyến khích phát triển hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại; các chợ truyền thống hiện hữu sẽ nâng cấp, cải tạo, sắp xếp bố trí khoa học, phục vụ nhu cầu mua bán của tiểu thương và xây dựng chợ đạt chuẩn văn minh thương nghiệp.

Đầu tư xây dựng hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn quận, tham gia đấu thầu đầu tư, khai thác và quản lí hệ thống chợ; đảm bảo thuận tiện, không gây ách tắt giao thông, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh

tế xã hội của phường và quận, có dự kiến phương án mở rộng quy mô nâng cấp thành siêu thị, trung tâm thương mại.

Đối với chợ: xây dựng mới 3 chợ (phường Thạnh Lộc, Tân thới Hiệp,

Thới An), giải tỏa chợ Cầu, Bàu Nai, Ngã Tư Ga, Tân Hưng, Thới An, chợ Cây xoài, phấn đấu đạt 11 chợ trên quận đạt chuẩn văn minh thương nghiệp.

Đối với siêu thị : xây dựng 12 siêu thị mới tại phường Thới An, phường

Trung Mỹ Tây, Tân Thới Nhất, Tân Hưng Thuận, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp, Thạnh Xuân.

Đối với trung tâm thương mại:xây dựng mới 21 trung tâm thương mại Thới

An, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp, An Phú Đông, Tân Hưng Thuận, Hiệp Thành, Thạnh Lộc, Tân Thới Nhất.

Bảng 3.4. Quy hoạch mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại giai đoạn 2010 – 2025 trên địa bàn Quận 12

Stt Phường

Giai đoạn 2000 - 2010 Giai đoạn 2010 - 2025 Chợ Siêu thị Trung tâm thương mại Chợ Siêu thị Trung tâm thương mại 1 Hiệp Thành 1 1 1

2 Tân Thới Hiệp 2 1 1 1 1

3 Tân Chánh Hiệp 2 2 2 3

4 Trung Mỹ Tây 1 2

5 Đông Hưng

Thuận

3

6 Tân Hưng Thuận 2 1 2 1

7 Tân Thới Nhứt 1 1 1 2 3 8 Thới An 1 1 2 5 9 Thạnh Lộc 1 2 1 10 Thạnh Xuân 1 1 1 11 An Phú Đông 1 1 6 Tổng 12 5 11 12 21

Chương trình bê tông hóa, nhựa hóa các tuyến đường giao thông, xây dựng bờ bao phòng chống triều cường, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn. Đối với chương trình bê tông hóa, nhựa hóa các tuyến đường giao thông, đã hoàn thành 22/27 tuyến đường với tổng chiều dài 23,2 km/29,362km đạt 79%, đầu tư nâng cấp 21 tuyến đường giao thông nằm ngoài danh mục 27 tuyến theo Nghị Quyết với tổng chiều dài 15,8km, nâng cấp 3 tuyến đường bằng nguồn vốn của Sờ Giao thông vận tải (4km); đề xuất Khu Quản lí giao thông đô thị đầu tư các tuyến đường với tổng chiều dài 2,4km.

Tuy nhiên, thực tế hệ thống giao thông của Quận còn nhiều khó khăn, còn 28 tuyến với tổng chiều dài 31,673km chưa được đầu tư nhựa hóa, các tuyến đường được nhựa hóa chưa đảm bảo mở rộng nâng cấo theo quy hoạch, do đó nhiệm vụ bê tông hóa, nhựa hóa các tuyến đường còn lại đến năm 2020 trên địa bàn toàn quận đạt 100% tạo nền tảng cho việc mở rộng nâng cấp các tuyến đường theo đúng quy hoạch.

Với đặc điểm địa hình tự nhiên của quận có nhiều sông rạch, đặc biệt các phường ven sông Sài Gòn thường bị ngập úng do ảnh hưởng của triều cường gây thiệt hại về tài sản, hoa màu; đồng thời các phường còn khó khăn trong việc phát triển kinh tế, đời sống nhân dân còn thấp do hệ thống giao thông chưa phát triển. Để thúc đẩy kinh tế các phường ven sông Sài Gòn phát triển, bắt nhịp với các phường đang đô thị hóa của Quận trong thời gian tới cần có sự đầu tư cho các phường về hệ thống bờ bao, hệ thống giao thông nông thôn.

Phấn đấu nhựa hóa 28 tuyến đường với tổng chiều dài 31,673 km (phụ

lục 3).

Phấn đấu hoành chỉnh 42 tuyến đê bao tổng chiều dài 42,84 km.

Tập trung đầu tư 10 tuyến là công trình bờ bao kết hợp đường giao thông nông thôn và nhựa hóa mặt bờ bao với chiều dài 13,129km (phụ lục 4).

Phát huy thành quả vận động nhân dân làm đường, nâng cấp hẻm phấn đấu đến năm 2015 đạt 65km đường và năm 2020 đạt 105 km đường, tuyến

hẻm được bê tông hóa và nâng cấp theo phương thức xã hội hóa. Theo quyết định 569, Quận 12 được phân cấp quản lí 72 cầu đường bộ trên địa bàn quận, tổng chiều dài 953m, đa số cầu bê tông nhỏ, nên chủ trương kêu gọi và tranh thủ các nguồn vốn đầu tư các cầu theo năng lực tải trọng của từng tuyến để phát huy hiệu quả lưu thông.

Ngoài danh mục các công trình giao thông theo phân cấp thực hiện nâng cấp nhựa hóa để đảm bảo giao thông, một số công trình có quy mô lớn được Thành phố nghiên cứu triển khai trên địa bàn quận, sẽ là động lực thúc đầy việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, tạo bộ mặt đô thị của quận.

TP.HCM duyệt quy hoạch khu kho chứa phục vụ tuyến metro số 2. (16:55

22/08/2014)UBND TPHCM vừa duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỉ lệ

1/500 khu depot (kho chứa) Tham Lương, phường Tân Thới Nhất, Quận 12.

Theo quy hoạch, vị trí khu vực quy hoạch thuộc phường Tân Thới Nhất, Quận 12, phía Đông giáp đường dự kiến lộ giới 20m, phía Tây giáp đường dự kiến lộ giới 30m, phía Nam giáp khu dự kiến cây xanh dọc kênh Tham Lương và một phần rạch Cầu Sa, phía Bắc giáp đường dự kiến 16m của dự án khu tái định cư 38 ha. Tuyến metro số 2 dài gần 20 km, điểm đầu tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) và điểm cuối ở Bến xe Tây Ninh. Trong giai đoạn 1, TPHCM sẽ xây dựng đoạn từ Bến Thành đến Tham Lương dài 11km.Theo đồ án điều chỉnh, Khu depot Tham Lương có tổng diện tích 26,6056 ha, quy mô dân số 2.228 người. Khu vực có tính chất là khu tổ chức vận hành tuyến đường sắt đô thị số 2, hệ thống bảo dưỡng sửa chữa và các hoạt động khác có liên quan.

Hình 3.6. Bản đồ quy hoạch tuyến đường sắt đô thị số 2 TP.HCM Bến Thành - Tham Lương.

Hình 3.8. Bản đồ quy hoạch tuyến đường sắt đô thị số 2 TP.HCM Bến Thành – Tham Lương.

3.2.4. Định hướng phát triển và cải tạo môi trường, cảnh quan đô thị

Quận 12 có tổng diện tích đất 5.274,9 ha. Từ năm 1999 đến nay, trên toàn quận có 25 đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 được duyệt, chiếm tỉ lệ 96,9% diện tích đất tự nhiên của quận, chỉ còn lại khu công viên cây xanh tập trung tại phường Thạnh Xuân chưa lập quy hoạch phân khu. Tính đến nay đã phê duyệt 19 đồ án điều chỉnh quy hoạch và 3 đồ án quy hoạch lập mới gồm (đồ án khu 3 và khu 4 – phía Nam, phường An Phú Đông; đồ án khu 100 ha phường Thạnh Xuân) còn 2 đồ án điều chỉnh quy hoạch đang chờ trình duyệt Ủy Ban nhân dân Thành phố (gồm đồ án khu 1 – phía Bắc, phường An Phú Đông; đồ án khu trung tâm phường Thạnh Xuân) và 1 đồ án điều chỉnh đang tổ chức lập kế hoạch và dự kiến phê duyệt trong thới gian sắp tới (đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu phường Tân Chánh Hiệp).

Thực hiệc công tác quản lí quỹ đất và mặt bằng; cập nhật lên bản đồ vị trí từng dự án sử dụng đất trên địa bàn quận; hoàn thành công tác xây dựng bảng giá đất các tuyến đường, triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2025 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kì đầu (2010 – 2015). Quản lí chất thải rắn và chất thải nguy hại trên địa bàn; xây dựng mảng cây xanh, khoảng trống đô thị xen kẽ khu dân cư đảm bảo bán kính phục vụ; xây dựng khu dân cư mới tại khu ga deport.

Tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đến doanh nghiệp, người dân trên địa bàn.

Một phần của tài liệu đô thị hóa quận 12 (tp hồ chí minh), hiện trạng và giải pháp (Trang 137 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)