Thị hóa ở vùng Đông Nam Bộ

Một phần của tài liệu đô thị hóa quận 12 (tp hồ chí minh), hiện trạng và giải pháp (Trang 45 - 49)

Năm 2012, tổng dân số của vùng Đông Nam Bộ là 15192,3 nghìn người, diện tích 23598,0 km², mật độ dân số là 644 người/km². Đây là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm. Tốc độ ĐTH nhanh, có tỉ lệ dân số đô thị 61,1%. Các tỉnh miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bảng 1.6. Diện tích, dân số, mật độ dân số các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2012

Stt Tỉnh Diện tích (km2) Dân số (nghìn người) Mật độ dân số (người/km2 ) 1 Bà Rịa-Vũng Tàu 1989,5 1039,2 522,0 2 Bình Dương 2694,4 1748,0 649,0 3 Bình Phước 6871,5 912,7 133,0 4 Đồng Nai 5907,2 2720,8 461,0 5 Tây Ninh 4039,7 1089,9 270,0 6 TP,Hồ Chí Minh 2095,6 7681,7 3666,0 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

+ Gia tăng dân số và tăng tỉ lệ dân số đô thị: dân số Đông Nam Bộ tăng nhanh năm 2000 đạt 10604,5 nghìn người đến 2012 tăng lên 15192,3 nghìn người, tăng 143,2 %; tỉ lệ dân số đô thị tăng từ 55,1% năm 2000 tăng lên 61,1 % vào năm 2012; trong vùng các tỉnh cũng tăng tỉ lệ dân số đô thị và có sự chênh lệch. TP. Hồ Chí Minh có tỉ lệ dân số đô thị cao nhất 83,1 % năm 2012, Tây Ninh có tỉ lệ dân số đô thị thấp nhất 15,7 % năm 2012.

Các khu công nghiệp, khu chế xuất được hình thành chủ yếu ở các tỉnh, Thành phố TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…. kéo theo sức hút lao động từ các nơi khác đổ về.

Bảng 1.7. Tỉ lệ dân thành thị (%) Đông Nam Bộ và các tỉnh, năm 2000 và 2012 Năm 2000 2012 Đông Nam Bộ 55,1 61,1 Bình Phước 15,5 16,8 Tây Ninh 13,8 15,7 Bình Dương 30,3 64,8 Đồng Nai 30,6 33,9 Bà Rịa-Vũng Tàu 42,5 49,9 TP,Hồ Chí Minh 82,9 83,1 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

+ Cơ sở hạ tầng đô thị: hệ thống các trục giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không khá tốt; ngoài ra còn có đầu mối giao thông và các tuyến giao thông quan trọng mang ý nghĩa cả nước và quốc tế như: sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (tương lai cả sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai), hệ thống cảng Sài Gòn, Vũng Tàu-Thị Vải, đường xuyên Á nối liền các nước Đông Nam Á, đường sắt Bắc–Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 51, QL 13, QL 14 nối với Tây Nguyên. Hệ thống hạ tầng giao thông này tạo điều kiện thuận lợi cho vùng có thể mở rộng quan hệ kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Miền Trung trong việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm. Cơ sở hạ tầng ở đây phát triển tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Tất cả các điều kiện trên tạo ra lợi thế cho Vùng trong phát triển kinh tế- xã hội.

+ Chuyển dịch cơ cấu lao động: Đông Nam Bộ có lực lượng lao động dồi dào, lao động có trình độ chuyên môn cao so với các vùng khác, có khả năng nắm bắt và vận dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhanh, trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất lao động được đào tạo và nâng cao tay nghề. Đội ngũ này được sàng lọc, tuyển chọn không

chỉ từ nguồn lao động trong Vùng mà còn từ các tỉnh lân cận. Lợi thế về nguồn lao động của Vùng cũng là một điều kiện hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Năm 2000 cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ cao nhất 41,5%, torng ngành công nghiệp đạt 27,0 % và trong ngành nông nghiệp 31,4 %, đến năm 2013 thì có sự thay đổi mạnh mẽ do quá trình ĐTH, lao động trong nông nghiệp giảm còn 26,8% lao động trong công nghiệp tăng lên 32,4% và lao động trong ngành dịch vụ có giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất với 40,8 %. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch tích cực, ở thành phần nhà nước giảm từ 18,5 % năm 2000 xuốnng còn 11,4 % năm 2013, thành phần ngoài nhà nước giảm nhẹ từ 78,3 % xuống 73,4 % nhưng thành phần có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh từ 3,1% năm 2000 lên 15,2 % năm 2013. Trình độ phân công lao động theo lãnh thổ phát triển tương đối cao, lao động tập trung tham gia vào các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ lệ cao, nhất là ở các tỉnh như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

+ Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất:

Tổng diện tích đất tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ là3.473.308 ha, chiếm 10,5% diện tích cả nước. Trong đó đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ khá lớn (49,17% với 1707769 ha). Mặc dù trong những năm qua đất nông nghiệp có giảm dần diện tích do quá trình đô thị hoá ở các tỉnh và khu vực dọc những trục lộ giao thông.

- Đất chuyên dùng: Quy mô tăng liên tục, hiện chiếm 23374 ha

(6,72%). Trong thời gian qua các khu công nghiệp, khu chế xuất công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thu hút ra khu vực này rất nhiều, do lợi thế về mặt giao thông, giá đất thấp, mặt bằng rộng thoáng.

- Đất khu ở 58111 ha, chiếm 1,67% tổng diện tích đất tự nhiên, đã tăng nhưng vì dân số gia tăng nhanh, chỉ tiêu đất ở bình quân trên đầu người hiện nay đạt 382,5m²/người.

- Đất lâm nghiệpcó rừng là 1025991 ha chiếm 29,54 %.

- Ngoài ra trên địa bàn còn các loại đất chưa sử dụng, đất sông suối, núi đá ... chiếm 12,9 % với 448064 ha.

+ Kinh tế vùng Đông Nam Bộ:

Công nghiệp: Vùng Đông Nam Bộ là nơi tập trung số lượng lớn các khu công nghiệp lớn và thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất nước ta. Tại đây có Khu công nghệ cao, 2 khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung, Công viên phần mềm Quang Trung và hàng chục khu công nghiệp khác như: Biên Hòa, Nhơn Trạch, Loteco, Amata (Đồng Nai), Sóng Thần, Việt Nam - Singapore, Việt Hương, Nam Tân Uyên, Mỹ Phước, Đồng An (Bình Dương), Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Tân Bình (TP.Hồ Chí Minh)...Công nghiệp có sự chuyển biến rõ rệt, tốc độ tăng trưởng nhanh do quá trình ĐTH.

Dịch vụ và thương mại: Hoạt động xuất nhập khẩu của Vùng nhộn nhịp nhất nước. Năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của Vùng chiếm khoảng 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây cũng là nơi tập trung các siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới.

Hiện tại ở đây đang triển khai một số dự án khu đô thị lớn như: khu đô thị công nghiệp tổng hợp Bình Dương quy mô 4000 ha, khu đô thị Đông Bắc Củ Chi và Long An 4000 ha, khu đô thị Phú Mỹ Hưng 600 ha và đặc biệt là khu đô thị thương mại mới Thủ Thiêm 700 ha. Trong tương lai xây dựng thêm một số Thành phố mới như: Nhơn Trạch, Bình Dương, Long Thành, Phú Mỹ. Trong tương lai không xa, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, đây sẽ là vùng đô thị lớn (metropolitan area) có quy mô lớn trong khu vực Đông Nam Á và cả thế giới.

Một phần của tài liệu đô thị hóa quận 12 (tp hồ chí minh), hiện trạng và giải pháp (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)