Tác động tiêu cực đối với môi trường

Một phần của tài liệu đô thị hóa quận 12 (tp hồ chí minh), hiện trạng và giải pháp (Trang 111 - 118)

Ô nhiễm môi trường tăng: Kinh tế phát triển mạnh, dân cư tập trung quá đông nên những hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, văn hoá, không tuân thủ nghiêm chỉnh và quá trình kiểm soát không chặt chẽ dẫn đến tình trạng suy thoái môi trường nghiêm trọng. Theo quan trắc của Phòng tài nguyên – môi trường Quận 12:

- Tiếng ồn tại các điểm quan trắc đều vượt quá mức cho phép. - Khói bụi làm giảm chất lượng không khí, ô nhiễm không khí. - Chất lượng nước mặt giảm, tăng nồng độ chất ô nhiễm trong nước.

Các khu vực bị ảnh hưởng do hoạt động công nghiệp và sinh hoạt đã xả ra kênh Tham Lương, lưu vực Tham Lương – Bến Cát, Kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên, Kênh Tiêu Đồng Tiến, rạch Cầu Suối.... có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng. Phần lớn người dân cho rằng tình trạng ô nhiễm nặng nề nhất hiện nay là do khói bụi, tiếng ồn và ô nhiễm nguồn nước (với hơn 50% số người tham gia).

Diện tích cây xanh giảm thấp: so với quy định, với 8,0% diện tích dùng cho xây dựng, tổ chức cây xanh, mặt nước, quảng trường, cảnh quan, những không gian công cộng có vai trò quan trọng, phục vụ thiết thực cho nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn của cả cộng đồng đô thị dần dần cũng bị chiếm dụng, sử dụng sai mục đích, bị thu hẹp và biến mất. Thay vào đó là các công trình xây dựng, những khu kinh doanh dịch vụ, những chỗ để xe ô tô, xe máy, xe đạp... Như vậy, có thể thấy quá trình đô thị hóa mang lại nhiều giá trị tích cực trong việc thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội của Quận, đặc biệt là việc giúp cho kinh tế phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, quá trình này cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến đời sống người dân như phát sinh nhiều hơn các tệ nạn xã hội, nhiều giá trị đạo đức suy giảm cũng như yếu tố môi trường đang chuyển biến xấu đi. Vì thế, chính quyền địa phương cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc kiểm soát

quá trình phát triển đô thị hóa để phát huy hết hiệu quả của nó, đồng thời giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực mà nó gây ra trong suốt quá trình phát triển, nhằm xây dựng Quận 12 trở thành một quận đô thị mới của Thành phố.

Tiểu kết chương 2

Quận 12 thành lập từ năm 1997 đến nay được 17 năm, quá trình phát triển ĐTH đem lại những tích cực đáng kể làm thay đổi diện mạo quận, bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế của ĐTH đem lại.

Kết quả tích cực:

+ Quản lí, phát triển đúng định hướng chuyển dịch cơ cấu: Kinh tế tiếp tục phát triển, đảm bảo mức tăng trưởng hàng năm, ổn định và từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Đến đầu năm 2012 ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng 58,41 %; công nghiệp 40,49%; nông nghiệp chiếm 1,1%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 18,11 %, trong đó, doanh thu các ngành dịch vụ bình quân tăng 20,2 %/năm, từng bước hình thành các dịch vụ cao cấp như ngân hàng, bưu chính viễn thông, khách sạn đạt chuẩn, siêu thị ... ngành công nghiệp tăng 15,9%/ năm, tập trung vào các ngành dệt may, giày da và sản xuất những sản phẩm từ kim loại; ngành nông nghiệp giảm 2,34%/năm và đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hình thành các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao như chăn nuôi thỏ, cá sấu, trồng hoa kiểng, mai, phong lan...

Tình hình đầu tư phát triển liên tục tăng, tổng số vốn đầu tư năm 2010 so với năm 2005 tăng gấp 3 lần (năm 2005 thu hút 826,02 tỉ đồng, năm 2010 thu hút 2.900 tỉ đồng)

+ Công tác quy hoạch, quản lí quy hoạch ngày càng được chú trọng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển; Đã quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 phủ kín 92,0% diện tích đất tự nhiên (8,0 % diện tích còn lại là khu công viên cây xanh không cần lập quy hoạch chi tiết), tập trung điều chỉnh quy hoạch với các khu vực không còn phù hợp, đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp và đất sản xuất công nghiệp thành đất hỗn hợp để lnh hoạt chuyển đổi mục đích, tạo quỹ đất cho công trình hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội.

Công tác quản lí đất đai nhà ở ngày càng hoàn thiện hơn với các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và năm 2025; đẩy nhanh tiến độ thực iện các dự án, đề xuất thu hồi các dự án chậm thực hiện; công tác quản lí quỹ đất nhà nước trực tiếp quản lí, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng quỹ đất để phục vụ các công trình công cộng, bố trí tái định cư và tạo nguồn vốn đấu tư xây dựng.

+ Đầu tư, quản lí hạ tầng kĩ thuật có nhiều tiến bộ, tạo tiền đề cho quá trình đô thị hóa: Đã đầu tư 75 tuyến đường với tổng chiều dài 71,33 km tổng kinh phí 565,949 tỉ đồng; thực hiện được 92,423km đường, các tuyến hẻm vơi tổng kinh phí 48,786 tỉ đồng; đã xây dựng và đưa vào sử dụng một số công trình phục vụ nhu cấu cấp thiết của Quận.

+ Tập trung các công trình phòng chống lụt bão và bờ bao kết hợp giao thông (123 công trình, tổng chiều dài 52,744km tổng kinh phí 162,905 tỉ đồng), dự án bờ hữu sông Sài Gòn đã góp phần hạn chế thiệt hại hoa màu và tài sản của nhân dân.

Cơ sở hạ tầng được nâng cấp phát triển mạng lưới cấp nước, có 30,0 % hộ dân sử dụng nước máy; Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư được tập trung giải quyết, kịp thời bố trí tái định cư cho các trường hợp bị ảnh hưởng. Công tác quản lí môi trường được quan tâm thực hiện, chấn chỉnh mạng lưới thu gom rác và vận chuyển rác, đến 2012 đã có khoảng 80% số hộ được thu gom rác.

+ Công tác giáo dục có nhiều tiến bộ, chất lượng từng bước nâng cao; tích cực đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, chú trọng công tác giáo dục đạo đức lối sống, trách nhiệm cho công dân cho học sinh; Hàng năm tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và tốt nghiệp trung học cơ sở đạt chỉ tiêu cao, sớm hoàn thành phổ cập bậc giáo dục trung học. Xây dựng 04 trường đạt chuẩn Quốc gia; đội ngũ cán bộ

quản lí và giáo viên phát triển nhanh về chất lượng lẫn số lượng (100% cán bộ quản lí, 99,7% giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 82,5 % cán bộ quản lí và 69,7 % giáo viên trên chuẩn vào năm 2012).

Đến năm 2012 có 11/11 phường có Trung tâm học tập cộng đồng và hoạt động có hiệu quả, được Thành phố đánh giá cao.

+ Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực: Chủ động triển khai các chương trình phòng chống dịch bệnh; thực hiện công tác quản lí vệ sinh an toàn thực phẩm: đã kiểm tra và cấp giấy chứng nhân đủ điều kiện (cấp quận đạt 89,7%, cấp phường đạt 77,36%). Cơ bản hoàn thiện mạng lưới y tế từ quận đến phường, đầu tư trang thiết bị theo chuẩn quốc gia; tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ y tế học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đến năm 2010 đã có 764 cán bộ y tế đạt tỉ lệ 18 cán bộ y tế/10.000 dân và 5 bác sỹ/ 10.000 dân. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm xuống dưới 1,0%.

+ Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao có nhiều khởi sắc, bước đầu phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, theo đúng định hướng và nâng cao nhận thức chính trị - xã hội và ý thức hấp hành pháp luật trong nhân dân.

+ Công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động, thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ xã hội, chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội, hoạt động chăm sóc bảo vệ trẻ em...Đến cuối năm 2008, cơ bản quận đã không còn hộ nghèo có mức thu nhập từ 6 triệu đồng/người/ năm trở xuống, tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ giúp hộ nghèo vượt chuẩn nghèo có mức thu nhập bình quân từ 12 triệu đồng/người/ năm trở xuống (năm 2012 còn 7.016 hộ, chiếm 63,7 % trên tổng hộ dân)

+ Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tóm lại trải qua quá trình đô thị hóa giai đoạn 2000 – 2012 với tốc độ nhanh quận đạt được nhiều kết quả tích cực, đã thay đổi diện mạo của quận một cách rõ rệt, nhưng bên cạnh đó những hạn chế cũng không nhỏ, cho nên quận cần có những định hướng và giải pháp đúng đắn để khắc phục những hạn chế, đưa nền kinh tế - văn hóa – xã hội và môi trường của quận ngày càng phát triển hơn.

*Hạn chế của quá trình đô thị hóa:

Lĩnh vực kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành chưa rõ nét; quy

mô của các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu vừa và nhỏ, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh; sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều mặt hàng chưa tạo dựng được thương hiệu, chưa có các mô hình hợp tác liên kết 4 nhà (nhà nông – nhà nước - nhà doanh nghiệp – nhà khoa học)

Công tác quản lí đô thị, xây dựng cơ bản, quản lí môi trường: Công tác

điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/2000 giai đoạn đầu còn chậm; tỉ lệ hộ dân được sử dụng nước máy đạt tỉ lệ chưa cao, hệ thống thoát nước đô thị chưa được cải thiện, còn tình trạng ngập nước cục bộ tại một số khu vực; việc xử lí các cơ sở gây ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết dứt điểm; tiến độ thực hiện một số công trình dự án chưa đảm bảo.

Văn hóa – xã hội: Tỉ lệ học sinh Trung học cơ sở đến trường, trẻ dưới 3

tuổi đến nhà trẻ chưa đạt chỉ tiêu; việc xây dựng trường lớp chậm tiến độ, tỉ lệ học sinh học hai buổi còn thấp so với chỉ tiêu 70%; chất lượng công tác khám chữa bệnh chưa cao; số cán bộ y tế và số bác sĩ trên một vạn dân chưa đạt; tỉ lệ sinh con thứ 3 có chiều hướng gia tăng; các thiết chế văn hóa chưa được quan tâm đầu tư; kết quả thực hiện việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị chưa có chuyển biến rõ nét. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nguyên nhân:

- Do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, thắt chặt chi tiêu nên một số doanh nghiệp thu hẹp quy mô, hạn chế đầu tư đổi mới trang thiết bị;

sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản đình trệ nên ảnh hưởng đến việc thu ngân sách.

- Việc hỗ trợ các doanh nghiệp chưa được nhiều; Trình độ người lao động thấp; ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

- Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ nên một số công trình phải cắt giảm; nguồn gốc sử dụng đất trên địa bàn quận còn phức tạp, phần nào ảnh hưởng đến công tác quản lí.

- Đội ngũ làm công tác quy hoạch còn thiếu và yếu về chuyên môn,

phối hợp với các Sở ngành giai đoạn đầu chưa tốt, quản lí quy hoạch chưa chặt chẽ; Công ty cấp nước Trung An thiếu vốn mở rộng mạng lưới cấp nước, phối hợp khắc phục sự cố trong cung cấp nước cho hộ dân chưa tốt; hệ thống hạ tầng kĩ thuật chưa được kết nối đồng bộ nên còn tình trạng ngập tại một số điểm; công tác phối hợp với các ngành chức năng Thành phố trong giải quyết các cơ sở ô nhiễm môi trường chưa kịp thời.

- Dân số cơ học tăng nhanh dẫn đến nhu cầu trường lớp ngày càng cao,

tiến độ xây dựng trường học ở các bậc học còn chậm do thiếu vốn đầu tư;

- Nhân lực tham mưu, công tác quản lí chưa đáp ứng tình hình: trường

mầm non ngoài công lập, nhóm trẻ gia đình ngày càng tăng; chưa đầu tư trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ y tế thiếu, một bộ phận trình độ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chưa thu hút y, bác sĩ giỏi về quận công tác; công tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ y tế, bác sĩ thực hiện còn ít; ý thức của người dân trong xây dựng nếp sống văn minh đô thị chưa cao.

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ, ĐÔ THỊ HÓA Ở QUẬN 12 ĐẾN NĂM 2025

Một phần của tài liệu đô thị hóa quận 12 (tp hồ chí minh), hiện trạng và giải pháp (Trang 111 - 118)