Giải pháp phát triển đô thị bền vững

Một phần của tài liệu đô thị hóa quận 12 (tp hồ chí minh), hiện trạng và giải pháp (Trang 152 - 163)

Xây dựng đội ngũ các nhà chuyên môn, những người làm quy hoạch đầy đủ về số lượng và chất lượng để đảm trách các khâu trong qui hoạch, xây dựng, phát triển đô thị đang đạt tốc độ cao như hiện nay.

Lực lượng cán bộ chuyên môn hiện nay không đủ để giải quyết các công việc phức tạp và đa dạng của quy hoạch xây dựng, quản lí đô thị. Cán bộ làm việc trong đội ngũ thanh tra xây dựng, kiểm soát môi trường... đôi khi không am tường về công việc quy hoạch xây dựng đô thị. Đây là một thiếu hụt lớn cần được bổ sung.

Vì thế, Quận 12 cần có kế hoạch đào tạo nhanh, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch, xây dựng đô thị với đủ năng lực chuyên môn, để cập nhật những thông tin, thay đổi mới trong công tác quy hoạch và quản lí. Những người này cần nắm bắt và am tường các văn bản pháp luật về qui hoạch quản lí đô thị mới để áp dụng trong thực tiễn một cách chính xác, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc lập và quản lí quy hoạch.

Cán bộ - Công chức Quận: Quận 12 phấn đấu đạt 20% cán bộ có trình

độ cao học; 100 % cán bộ có trình độ đại học phù hợp với chuyên ngành; 80 % cán bộ đạt trình độ lí luận chính trị cao cấp hoặc cử nhân; 100% công chức có trình độ đại học chuyên môn, 80% trở lên có trình độ trung cấp chính trị, trình độ A tin học, A ngoại ngữ.

Những năm gần đây, qua thực tế xây dựng đô thị, vai trò của quy hoạch xây dựng đô thị ngày càng trở nên quan trọng hơn. Nhưng thực tế công tác quy hoạch xây dựng đô thị được tiến hành và phê duyệt rất chậm, khiến nhiều

trường hợp bị thiếu hoặc không có quy hoạch xây dựng. Vì thế cần có những qui định về thời gian xây dựng các dự án quy hoạch thật cụ thể và phải được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan cấp cao hơn. Bên cạnh đó, việc định hướng phát triển đô thị theo hướng phát triển các ngành dịch vụ phục vụ đời sống cần được triển khai thực hiện rộng khắp, để mọi công trình xây dựng đều hướng về mục tiêu đã định ra và thực hiện một cách triệt để.

Tóm lại, đô thị hóa Quận 12 phải gắn liền với sự phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cải tạo môi trường sống và phát triển mỹ quan đô thị.

Thực hiện các giải pháp trên cần có sự kết hợp của các Đoàn, Hội và các cấp chính quyền địa phương. Trong các giải pháp trên, cần ưu tiên cho các hoạt động sau:

- Xây dựng trường học, khu vui chơi, giải trí cho dân cư. - Hỗ trợ vốn, khuyến khích người dân đi học.

- Chính quyền cần khuyến khích các cơ sở sản xuất ưu tiên sử dụng lực lượng địa phương bằng các chính sách ưu đãi. Đồng thời, kêu gọi các nhà đầu tư cần thường xuyên tái đào tạo trình độ cho người lao động cũng như xây dựng các khu cư trú cho công nhân và xây dựng quy trình xử lí chất thải.

- Chính quyền địa phương cần quản lí chặt chẽ các khu vực đang quy hoạch hoặc đang bị quy hoạch treo để tránh tình trạng hình thành các khu dân cư tự phát.

KẾT LUẬN

Đô thị hóa là quá trình lịch sử, là sự phát triển của nền văn minh nhân loại mà các quốc gia đều trải qua tiến tới phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội và môi trường, phát triển đô thị hóa bền vững.

Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội nhanh chóng của Tp. Hồ Chí Minh khiến dân số Thành phố tăng lên nhanh chóng. Điều này tạo sức ép lớn đối với Thành phố trong việc giải quyết vấn đề nhà ở, việc làm, giao thông, quy hoạch… Chính vì thế, việc mở rộng đô thị ra các quận vùng ven nhằm giãn dân đô thị, chuyển các xí nghiệp công nghiệp ra vùng ven là một chính sách hợp lí.

Từ năm 1997 sau khi tách Quận, Quận 12 đã thu hút một lực lượng dân cư từ các nơi khác cũng như ngay tại nội thành Thành phố chuyển về. Đây là điều kiện để Quận có lực lượng lao động đông, có trình độ chuyên môn cao phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, với định hướng phát triển kinh tế dựa vào nhóm ngành dịch vụ, giá trị sản xuất của Quận cũng tăng lên đáng kể. Kéo theo đó, cơ cấu các ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng diễn ra nhanh chóng, làm tăng giá trị đất đai, tăng thu nhập bình quân đầu người của người dân.

Xây dựng nhiều công trình phục vụ công cộng theo định hướng quy hoạch cũng tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên các lĩnh vực: y tế, giáo dục, vật chất phục vụ nhu cầu.... Tuy nhiên, quá trình

đô thị hóa cũng tạo ra nhiều tác động tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.

Vấn đề đầu tiên là sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn: bên cạnh nhóm dân cư có mức sống cao, Quận 12 vẫn còn nhiều hộ dân cần giúp đỡ từ quĩ xóa đói giảm nghèo. Quá trình quy hoạch, giải tỏa một mặt giúp người

dân có số vốn để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời lại khiến một bộ phận thanh thiếu niên rơi vào tình trạng ỷ lại, bỏ học, bỏ việc và gây nên nhiều tệ nạn xã hội: rượu chè, cờ bạc, ma túy… Quá trình qui hoạch này còn nhiều bất cập: giá trị đền bù không đủ để người dân tái định cư, khiến người dân không ổn định nơi ở, nơi làm việc, hoặc khiến cho việc hình thành các khu dân cư tự phát ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến mĩ quan đô thị, quá trình quy hoạch và chất lượng cuộc sống người dân.

Gia tăng dân số nhanh chóng cũng khiến cho sức ép lên cơ sở hạ tầng, việc giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân cũng gặp nhiều khó khăn. Quá trình ĐTH ở Quận 12 cần phát huy hơn nữa những mặt tích cực thông qua việc định hướng quy hoạch đúng đắn: phát triển các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất, xây dựng nhiều công trình công cộng phục vụ việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Để thực hiện tốt điều này, cần xây dựng đội ngũ quy hoạch đô thị Quận cả về số lượng, chất lượng và luôn giám sát việc thực hiện quy hoạch đúng định hướng đã đề ra. Các mặt tiêu cực của quá trình đô thị hóa cũng có thể khắc phục nếu các Cơ quan, Đoàn thể và chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa đến người dân: có các kế hoạch di dời, đền bù hợp lí; hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ người dân. Quan trọng hơn cả là xây dựng thêm nhiều cơ sở dạy nghề cho tầng lớp thanh niên, giúp họ thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ tay nghề nhằm hạn chế các tệ nạn xã hội, đồng thời tạo nguồn lao động có chất lượng phục vụ việc phát triển kinh tế – xã hội.

Việc ổn định kinh tế – xã hội, nhất là nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Quận 12 được thực hiện triệt để. Điều này không chỉ giúp quá trình đô thị hóa Thành phố phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu mà còn giúp Thành phố giải quyết những mặt hạn chế của quá trình đô thị hóa đang tồn tại và bế tắc ngay trong nội thị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Quyết định số 445/QĐ- TTG của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

2. Võ Kim Cương (2004), Quản lí đô thị thời kì chuyển đổi, Nxb Xây dựng.

3. Đỗ Thị Minh Đức và Nguyễn Viết Thịnh (6/2008), "Phân tích dòng di cư và tính chọn lọc của di cư vào Thành phố lớn ở Việt Nam trong thập kỷ 90 (thế kỉ XX) và thập kỷ đầu thế kỷ XXI)", Tạp chí khoa học Đại học sư phạm Hà Nội.

4. Đỗ Thị Minh Đức (2005), Phân tích mạng lưới đô thị Việt Nam và vấn

đề phát triển vùng, Hội thảo khoa học Địa lí – Khoa Địa lí – Trường

Đại học sư phạm Hà Nội.

5. Phạm Xuân Hậu (1997), Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam, Đại học Sư phạm Tp. HCM

6. Nguyễn Kim Hồng, Phạm Xuân Hậu, Phạm Thị Xuân Thọ, Nguyễn Thị Cành (1987), Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, Nxb Đại học Sư phạm Tp. HCM.

7. Cao Minh Nghĩa (2008), Phân tích thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Tp. HCM giai đoạn 2006 đến tháng 6 năm 2008, Đề tài thuộc Viện nghiên cứu phát triển Tp. HCM.

8. Niên giám Thống kê năm 2000, 2012, 2013 Tổng cục Thống kê Việt Nam.

9. Niên giám Thống kê Tp. Hồ Chí Minh năm 2000, 2012, 2013 Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh.

10. Đặng Văn Phan, Nguyễn Kim Hồng (2006), Địa lí kinh tế – xã hội Việt

11. Phòng Lao động thương binh và xã hội quận 12. 12. Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 12.

13. Đàm Trung Phường (2005), Đô thị Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội. 14. Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh (Phòng kế hoạch – Tài chính) 15. Trương Quang Thao (2003), Đô thị học – Những khái niệm mở đầu, Nxb

Xây dựng Hà Nội

16. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức (2007), Giáo trình Địa lí kinh tế -

xã hội Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Phạm Thị Xuân Thọ (2007), Giáo trình Địa lí Kinh tế – xã hội đại

cương, ĐH Sư phạm Tp. HCM.

18. Phạm Thị Xuân Thọ (2008), Địa lí đô thị, Nxb Giáo dục, TPHCM

19. Lê Thông (1996 – 1997), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

20. Lê Thông (2010), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

21. Thống kê Quận 12 năm 1999, 2000, 2010, 2012, 2013 Phòng thống kê Quận 12.

22. Đào Hoàng Tuấn (2008), Phát triển bền vững đô thị: Những vấn đề lí

luận và kinh nghiệm của thế giới, Nxb Khoa học xã hội.

23. Trần Văn Tuấn (2006), Kinh tế đô thị và vùng, Nxb Xây dựng Hà Nội 24. Nguyễn Minh Tuệ (2005), Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, NXB Đại

học Sư phạm Hà Nội.

25. UBND Quận 12 (2005), Văn kiện Đại hội Đảng Bộ Quận 12. 26. UBND Quận 12 (2010), Văn kiện Đại hội Đảng Bộ Quận 12.

27. UBND Quận 12 (2013), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận.

28. UBND Quận 12 (2014), Nghị quyết, Hội nghị Đảng Bộ Quận (2010 – 2015).

29. Phan Huy Xu (chủ nhiệm), Trần Quang Ánh, Thực trạng đời sống xã hội

của người dân thuộc diện tái định cư tại Tp. HCM, Đề tài

nghiên cứu. Trang web 30. http://www.donre.hochiminhcity.gov.vn 31. http://www.dost.hochiminhcity.gov.vn 32. http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn 33. http://www.gso.gov.vn 34. www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx? 35. http://www.hochiminhcity.gov.vn 36. http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn 37. http:// www.qhkt.hochiminhcity.gov.vn 38. http://www.quan12.hochiminhcity.gov.vn 39. http://vi.wikipedia.org

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:

Bảng: Chỉ tiêu giáo dục ở TP. Hồ Chí Minh

Năm 2005- 2006 2010- 2011 2011- 2012 2012-2013 2013-2014 Số trường học 1342 1577 1652 1716 1792 Số lớp học 27789 32988 35612 36391 38144 Số giáo viên 41840 48554 566183 58007 60286 Số học sinh 1.045.998 1.167.734 1.309.066 1.345.759 1.392.599

(Nguồn: Niên giám Thống kê 2012,2013)

Phụ lục 2

Bảng: Cơ cấu sử dụng đất Quận 12 năm 1997 và 2006.

TT Loại đất QH năm 1999 (HT năm 1997) ĐC QHC (HT năm 2006) Tăng, giảm so với hiện trạng năm 1997 Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Bình quân (m²/ng) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Bình quân (m²/ng) I Đất khu dân dụng 1088,9 20,9 2128,26 40,3 1.039,36 I.1 Đất dân dụng 1073,2 20,6 91,5 2093,56 39,7 68,21 1.020,36 1 Đất khu ở 845,2 16,2 72,1 1.761,94 33,4 57,41 916,74 2 Đất công trình công cộng 60,5 1,2 5,2 95,92 1,8 3,13 35,42 3 Đất cây xanh TDTT 5,5 0,1 0,5 6,6 0,1 0,22 1,10 4 Đất đường sá và bãi 162,0 3,1 13,8 229,1 4,3 7,46 67,10

TT Loại đất QH năm 1999 (HT năm 1997) ĐC QHC (HT năm 2006) Tăng, giảm so với hiện trạng năm 1997 Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Bình quân (m²/ng) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Bình quân (m²/ng) đậu xe I.2 Đất khác trong khu dân dụng 15,7 0,3 34,7 0,7 19,00 1 Đất CTCC cấp TP 15,7 0,3 15,7 0,3 0,00 2 Đất tôn giáo 19 19,00 II Đất ngoài dân dụng 252 4,8 647,59 12,3 395,59 1

Đất khu công nghiệp

kho tàng 53,7 1,0 404,44 7,7 350,74

2

Đất giao thông đối

ngoại 94,8 1,8 104,8 2,0 10,00 3 Đất công trình đầu mối kĩ thuật 21,0 0,4 21 0,4 0,00 4 Đất an ninh quốc phòng 82,5 1,6 117,35 2,2 34,85 III Đất khác 3864,1 74,2 2499,05 47,4 -1.365,05 1

Đất nông lâm nghiệp,

thủy sản 3442,4 66,1 2.079,24 39,4 -1.363,16 2 Đất sông rạch 225,0 4,3 357,53 6,8 132,53 3 Đất nghĩa địa và đất khác 196,7 3,8 62,28 1,2 -134,42 Tổng diện tích tự nhiên 5.205,0 100,0 5.274,9 100,0 69,90

Phụ lục 3

Bảng. Các công trình chuyển tiếp thực hiện theo nghị quyết III giai đoạn 2010 - 2020.

STT Tên công trình,

dự án Địa điểm

Thời gian khởi công-hoàn thành Số lượng phòng học 1 THCS Thạnh Lộc Thạnh Lộc 2010 - 2011 40 2 THPT Thạnh Lộc Thạnh Lộc 2010 - 2011 39 3 Tiểu Học Đông Hưng

Thuận

Đông Hưng Thuận

2011 -2012 30

4 Tiểu Học Tân Thới Nhất

Tân Thới Nhất

2011 - 2012 30

5 Tiểu Học Hiệp Thành Hiệp Thành 2011 - 2012 30 6 Tiểu Học Thới An Thới An 2011 - 2012 20 7 THCS Nguyễn Ảnh Thủ Tân Thới Nhất 2011 - 2012 30 8 THCS Thạnh Xuân (Lương Thế Vinh) Thạnh Xuân 2013 - 2014 45 9 THPT Thới An Thới An 2013 - 2014 30

(Nguồn: Thống kê Quận 12)

Phụ lục 4

Bảng: Nhựa hóa 28 tuyến đường với tổng chiều dài 31,673 km

stt Tên đường Lí trình Dài (m) Rộng (m) Ghi chú

1 APĐ 03A APĐ1- APĐ 10 550 6 DA đườngGTNT

2 APĐ 03B QL1A- APĐ12 1,150 6 DA đườngGTNT

3 APĐ09 QL1A-sôngVàm Thuật 800 6

4 APĐ10 QL1A-APĐ13 1200 6 DA đườngGTNT

6 ĐHT06ĐHT45 ĐHT02-ĐHT03 540 6

7 ĐHT10B ĐHT03-XNHC Tân Bình 950 6

8 ĐHT42 Tuyến nước sạnh-ĐHT03 680 8

9 Đường TL5 QL1A-Cầu Thầy Tư 900 6 DA đườngGTNT 10 HT13(nối dài) HT13-HL80B 827.5 6

11 HT37-HT39 Lê Văn Khương – Nguyễn Ảnh Thủ

3032 12

12 TL08 TL12-TL15-TL13 900 8

13 TL29 HHG-sông SG 1390 6 DA đườngGTNT

14 TL41 HHG-Rạch Ông Sỏi 1368 6

15 TL19 Đình Giao Khẩu –TL5 514 8 DA đườngGTNT

16 TL16 TL29-cuốituyến 2348 3 DA đườngGTNT

17 TL40 HHG-cầuVõ Tây 650 8 18 Đ.Chiếnkhu HHG-TL13 2003 6 19 Hà Đặc NAT-TMT13 1500 6 20 TMT03 HàChương-TMT19 520 6 21 TTH21 TTH-QL1A 1800 6 22 TTH02 Mươngcầu Suối -TTH 01 1450 6 23 TTH06 PVH-Q1A 700 6

24 Út Mãi HHG-cuốituyến 650 7 DA đườngGTNT

25 Cây Điệp HHG-cuốituyến 750 6 DA đườngGTNT

26 Ba Bùi HHG-cuốituyến 500 8

27 5 Thê T7-13 Nhà 5 Thê-cuối tuyến 1300 8 28 Liênkhuphố1-

2(ThạnhXuân)

Cổng Gò Sao- Cầu Đình 2000 8

Tổng cộng 31,673

(Nguồn: Thống kê Quận 12)

Phụ lục 5

Bảng : Đầu tư 10 tuyến là công trình bờ bao kết hợp đường giao thông nông thôn và nhựa hóa mặt bờ bao Quận 12

Stt Công trình Chiều dài(m) Bề rộng(m) Diện tích(m2

) 1 Bờ bao rạch Lò Heo 584 4 2336 2 Bờ bao rạch Tư Hổ 672 4 2668 3 Bờ bao rạchTrùm Bích 1700 4 6800 4 Bờ bao rạch Giao Khẩu - Cả Bốn 2600 4 10400 5 Bờ bao rạch Mốp 773 6 3092 6 Bờ bao rạch cầu Số 2 2100 4 8400 7 Bờ bao rạch cầu Số 3 1400 4 5600 8 Bờ bao rạch cầu Số 4 1200 4 5600 9 Bờ bao rạch Gia 1200 4 1440

Một phần của tài liệu đô thị hóa quận 12 (tp hồ chí minh), hiện trạng và giải pháp (Trang 152 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)