Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu đô thị hóa quận 12 (tp hồ chí minh), hiện trạng và giải pháp (Trang 26 - 27)

+ Quá trình công nghiệp hóa: Các đô thị trên thế giới được hình thành ngay trong nền kinh tế nông nghiệp, đến thế kỷ XVIII thành tựu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật là động lực cho quá trình ĐTH chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, nhiều nước trên thế giới đã trải qua giai đoạn công nghiệp hóa (CNH) và bước sang giai đoạn nền kinh tế tri thức với xu hướng toàn cần hóa.

+ Cách mạng khoa học công nghệ: sự phát triển vượt bậc của nền khoa học công nghệ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội thế giới và các đô thị. sự bùng nổ công nghệ (công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin) tác đông mạnh mẽ đế hình thái, chức năng, phân bố đô thị hiện đại, làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, làm thay đổi cơ cấu lao động, thay đổi cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Toàn cầu hóa và sự hội nhập Quốc tế:Hội nhập quốc tế thúc đầy quá trình ĐTH phát triển nhanh chóng, đặc biệt các đô thị ở các nước đang phát triển, thu hút đầu tư, du nhập các hình thái kiến trúc, thương mại hóa quan hệ và phương pháp quản lí đô thị hiện đại diễn ra phổ biến ở các nước. Các nước đang phát triển học hỏi kinh nghiệm phát triển và quản lí đô thị trong định hướng ĐTH.

+ Trình độ phát triển kinh tế - văn hóa xã hội:trình độ phát triển ngành dịch vụ và ngành công nghiệp là yếu tố quyết định của ĐTH, trình độ phát triển kinh tế thể hiện qua các yếu tố như : tốc độ tăng trưởng GDP, quy mô nền kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, sự hoàn thiện cơ sở kết cấu hạ tầng, sự phát triển các thành phần kinh tế, trình độ phát triển y tế, giáo dục, văn hóa...và hệ thống pháp luật. Trình độ nền kinh tế càng cao thì mức độ ĐTH càng cao và tốc độ ĐTH càng nhanh.

+ Dân số : sự gia tăng dân số đô thị, quá trình chuyển cư từ các đô thị khác, đặc biệt là sự chuyển cư dân nông thôn vào đô thị ảnh hưởng mạnh đến quá trình ĐTH và cấu trúc, chức năng đô thị. Nguồn lao động và sử dụng lao động ở đô thị ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế đô thị, phản ánh rõ nét chức năng kinh tế đô thị.

+ Đường lối chính sách: các chính sách phát triển đô thị và mạng lưới đô thị ảnh hưởng quan trọng đến định hướng ĐTH của đô thị. Sự phát triển các đô thị là hạt nhân, động lực của các vùng đô thị hóa, của quá trình đô thị hóa các quốc gia. Trong những thập niên gần đây quá trình ĐTH trên thế giới diễn ra với tốc độ nhanh chóng, đem lại phát triển tích cực về kinh tế - xã hội nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định nên các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm và chú trọng. Đã có những đường lối chính sách phát triển ĐTH cụ thể hơn, hợp lí hơn nhằm nâng cao trình độ ĐTH, tăng tốc độ ĐTH. Tuy nhiên ở mỗi khu vực, quốc gia hay châu lục có các đường lối chính sách phát triển ĐTH khác nhau.

Một phần của tài liệu đô thị hóa quận 12 (tp hồ chí minh), hiện trạng và giải pháp (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)