Thời gian lịch sử

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ lâm thị mỹ dạ (Trang 51 - 53)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Thời gian lịch sử

Thời gian lịch sử là thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với số phận của cá nhân và vận mệnh của toàn dân tộc. Tìm hiểu thời gian lịch sử cho phép ta xác

định đợc mối quan hệ giữa thời điểm lịch sử và cái tôi trữ tình, cũng nh sự khám phá mới mẻ về “nhịp sống lớn của thời đại”, tơng lai của dân tộc.

Thời gian lịch sử trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ thể hiện rõ nhất ở giai đoạn sáng tác trớc 1975. Nhân vật trữ tình trong giai đoạn này là con ngời can trờng và quả cảm. Đó là những đêm san lấp đờng của những thanh niên xung phong để những Ngã ba trở thành “trái tim của đất/ Lại hồng hào những mạch máu đi xa”. Gian nan, nguy hiểm nhng thời gian của những đêm trực đờng vẫn thật lãng mạn:

Những chùm sao tụ lại/ Trời xanh thế mà sao thì trẻ mãi/ Đêm trực đờng sao rơi đầy mắt em”. Đó là thời gian trờng tồn của những giá trị văn hóa vững bền của dân tộc cùng sông núi. Bằng cách đó, nhà thơ đã nối liền quá khứ với hiện tại và mai sau tạo nên dòng chảy tự nhiên của dòng thời gian lịch sử đất nớc. Đó là những

Bài thơ không năm tháng của Lâm Thị Mỹ Dạ về lịch sử dân tộc, về vận mệnh cá nhân của mỗi một con ngời trong cộng đồng. Đó là dòng thời gian để làm điểm tựa tinh thần để con ngời vợt qua trong cuộc chiến tranh quyết liệt phía trớc. Đó cũng là cách nhà thơ khẳng định sự trờng tồn của đất nớc. Tuy vậy, chị cũng không né tránh thực tế khốc liệt của những năm tháng chiến tranh. Đó là sự hy sinh quả cảm của những con ngời nh Trần Thị Trâm, của cô gái thanh niên xung phong trong Khoảng trời - hố bom, là sự hy sinh của ngời chiến sỹ vệ quốc trong

Cây bàng và biết bao ngời chiến sỹ vô danh, là “vết chém chồng lên nghìn lớp” lên cơ thể Tổ quốc còn “âm thầm rỉ máu”…

Trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, ta nhận thấy thời gian của lịch sử gắn chặt với thời gian của con ngời cá nhân, con ngời công dân trong cộng đồng dân tộc. Đất nớc còn chiến tranh, cuộc sống sinh hoạt của con ngời bị đảo lộn. Cùng với sự chuyển biến của lịch sử dân tộc, cuộc sống sinh hoạt của mỗi một ngời dân cũng thay đổi cho phù hợp với tình hình mới của cuộc kháng chiến. Một cảnh Gặt đêm

đầy thơ mộng, lãng mạn với những “nón trắng tròn gợi về chân trời rộng”, là “niềm đợi chờ nh lửa cháy trong tim” của những ngời mẹ có con nơi tiền tuyến, là cái nhìn đầy luyến thơng hy vọng của ngời con gái có ngời yêu ra trận, là sự trông chờ của ngời vợ trong Những ngày không anh với “Hạnh phúc còn xanh” bởi “Chiến tranh vẫn còn đó”…

Vào những thời khắc thiêng liêng có ý nghĩa sống còn với vận mệnh của cá nhân và dân tộc, Lâm Thị Mỹ Dạ đã tạo nên trong thơ mình một thời gian hy vọng. Đó là thời gian của bình minh, thời gian mùa xuân và với quãng thời gian t- ơi xanh của dân tộc với những giá trị văn hóa trờng tồn. Đó là dòng chảy tự nhiên của thời gian quá khứ - hiện tại - tơng lai trong dòng chảy của lịch sử dân tộc. Đặt thời gian lịch sử trong dòng chảy của thời gian tự nhiên, nhà thơ khẳng định những giá trị bất biến, vĩnh hằng của những giá trị truyền thống dân tộc. Đó là âm thanh của đàn đá, là những câu truyện cổ… kết tinh những phẩm chất của đất nớc trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Qua những trang thơ viết về dòng thời gian lịch sử dân tộc, ta nhận ra một cái tôi công đân luôn gắn bó với vận mệnh của đất nớc, trân trọng những giá trị văn hóa của cha ông trong quá khứ, một con ngời ý thức cao về trách nhiệm công dân của mình. Điều đó cũng góp phần tạo nên sức hấp dẫn ở thơ Lâm Thị Mỹ Dạ trong những vần thơ viết về Tổ quốc, về lịch sử đất nớc.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ lâm thị mỹ dạ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w