Một không gian xanh

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ lâm thị mỹ dạ (Trang 28 - 33)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Một không gian xanh

Màu sắc nghệ thuật là hiện tợng khá phổ biến. Ta biết đến màu xuân xanh, màu dơng liễu… trong Chinh phụ ngâm, màu hồng, màu vàng… trong Truyện Kiều của Nguyễn Du… Từng có những cách nói đặc biệt về màu nh màu sơng (Truyện Kiều), màu thời gian, màu Tổ quốc (Chế Lan Viên); màu ẩn sỹ, màu kiêu hãnh, màu thanh khiết, màu áo cới (Tố Hữu)… Theo tác giả Trần Đình Sử, “màu sắc trong văn học chẳng những là phơng tiện miêu tả thế giới, mà còn là phơng tiện thể hiện cái nhìn nghệ thuật đối với cuộc đời, mang đậm màu sắc thời đại và cá tính. Màu sắc trong tác phẩm có thể giàu, nghèo, đậm, nhạt, thực, ảo... phụ

thuộc vào cái nhìn của nghệ sỹ” [69;381]. Những màu sắc trong thơ ca có khả năng phản ánh cả những màu sắc bên ngoài lẫn những “màu sắc bên trong” của thiên nhiên và con ngời. Từ đó, có thể xác định những quan điểm, cái nhìn nghệ thuật của mỗi một nhà thơ về con ngời và xã hội.

Bớc vào thế giới thơ Lâm Thị Mỹ Dạ là bớc vào không gian của sắc màu. D- ới cái nhìn của chị, không chỉ thiên nhiên cảnh vật, mà không gian, thời gian thậm chí cả tâm trạng con ngời cũng mang màu sắc. Đó là màu sắc mang tính quan niệm rõ nét của chị về con ngời và thế giới. Chúng tôi chỉ đi vào khảo sát một số màu sắc đã trở thành ám ảnh nghệ thuật, tạo thành không gian nghệ thuật độc đáo trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

Màu sắc trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ rất đa dạng, chủ yếu là màu sắc nguyên màu, nguyên khối, ở trạng thái tự nhiên của nó. Đó là các màu xanh, đỏ, trắng, hồng, đen, tím, nâu, bạc, bạch kim, mận chín, và còn có cả “sắc trầu bà nội”. Trong đó, một số màu trở thành điểm nhấn, là nét đậm trong bức tranh muôn màu của Mỹ Dạ: trắng, đỏ, vàng, hồng, đặc biệt là màu xanh. Trong tổng số 178 bài thơ của chị từ Trái tim nỗi nhớ, Bài thơ không năm tháng đến Hái tuổi em đầy tay, Đ tặng một giấc mơHồn đầy hoa cúc dại, màu trắng có mặt trong 33 bài, màu đỏ là 26 bài, màu vàng xuất hiện ở 25 bài, màu hồng ở 14 bài và màu xanh có mặt ở 95 bài chiếm tỷ lệ khoảng 53,37%. Đó là một bảng màu khá tơi sáng, là biểu hiện của cái nhìn lạc quan, tin tởng vào cuộc sống mặc dù có lúc chị đã từng buông xuôi: “thả hết thả hết/ tôi về với tôi” (Tôi về với tôi).

Trong cái nhìn nghệ thuật của Mỹ Dạ, cuộc sống là muôn màu. Do vậy, từ cảnh vật đến tâm trạng đều mang màu sắc. Đó là “màu sắc cuộc đời” (Những ngày không anh). Không chỉ vậy mà con ngời cũng mang đủ “ánh cầu vồng bảy sắc” nên lúc hiểu nhau cũng là lúc “Anh nhận ra em với tất cả sắc màu”. Màu sắc ấy là màu sắc tâm trạng với các cung bậc của nó.

Niềm vui có màu Nỗi buồn trong vắt

(Tôi về với tôi)

Đó còn là ‘‘màu hạnh phúc’’ toát lên nụ cời của Ngời bạn Căm - pu- chia. Ngay cả khi nói về niềm hạnh phúc của “đôi lứa bên nhau” cũng “trong chiếc ô màu”. Khi nói về tình bạn nhà thơ cũng ví von:

Tôi mang theo tình bạn Qua bao cuộc hành trình Kho báu này đâu cạn Nh sắc trời lung linh

(Bạn gái)

Nh vậy, màu sắc trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ mang tính quan niệm, thể hiện rõ nét cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ về cuộc đời, về con ngời. Màu sắc ở đây không còn đơn thuần là sắc màu mà là sự biểu hiện phong phú, đa dạng của con ngời, của sự vật hiện tợng trong cuộc sống, là màu của tâm trạng, của mơ ớc, là màu sắc mang tính quan niệm. Đó là màu sắc thể hiện “cái nhìn tơi xanh” về cuộc đời, về quê hơng đất nớc. Do vậy, cũng thật dễ hiểu khi trong thơ Mỹ Dạ chủ yếu là màu sắc nguyên màu tơi sáng khác hẳn thứ màu sắc pha trộn trong thơ Chế Lan Viên, nhà thơ triết lý. Điều đó thể hiện tính chất tự nhiên nh chính cuộc sống vậy và tạo nên một không gian thơ mộng, muôn màu góp phần làm nên vẻ đẹp cho những trang thơ trong trẻo hồn nhiên của Lâm Thị Mỹ Dạ.

Nổi lên trên không gian đầy màu sắc ấy, màu xanh là gam màu chủ đạo. Gam màu đó là “màu của ruộng đồng dân dã” (chữ dùng của Trần Đình Sử), màu của sự sống, của tuổi trẻ, của hy vọng, của yên bình. ở một đất nớc nông nghiệp lại có khí hậu nhiệt đới thì màu xanh bao phủ quê hơng đất nớc. Nhà thơ Tố Hữu cũng nói đến khá nhiều về màu xanh. Trong thơ của “nhà thơ của lý tởng cộng sản” này, màu xanh đợc nhắc đến là gam màu tơi mát. Đó là “màu xanh quê h- ơng”, “màu xanh của tình yêu đằm thắm”, “màu xanh chiến thắng” (Chiếc áo xanh), màu xanh hy vọng (Xuân 69). Tuy vậy, nổi bật trên gam màu tơi sáng thể hiện cái nhìn đầy lạc quan cách mạng của Tố Hữu lại là một màu đỏ sáng chói rực rỡ: màu đỏ của cách mạng, của sự hy sinh đẹp đẽ, màu đỏ của đất nớc và con ngời giải phóng, và thật nổi bật, rực rỡ trong màu đỏ của cờ cách mạng, cờ Tổ quốc. Với Lâm Thị Mỹ Dạ, màu xanh trở thành gam màu chủ đạo. Chị đã thể hiện đợc màu sắc ấy của Việt Nam khá phong phú, sinh động. Đó là xanh trời, xanh biển, xanh tre trúc, xanh của đồng ruộng: “Biển xanh đến tận sắc trời” (Trớc Nha Trang); “Tiếng chim gù xanh biếc đồng quê” (Mẹ ngày xa). Thậm chí hạt sơng, mặt trăng cũng có màu xanh:

Vầng trăng xanh với con ngựa trắng Đêm bình yên ngựa gặm cỏ trên đồi

(Giấc ngủ mặt trời) Và một màu xanh bao trùm:

Thơ xanh biếc - quả địa cầu xanh biếc Quay dịu dàng giữa vũ trụ tình yêu

(Tôi không tin thơ có ngày tận thế)

Ngay cả khi nói về màu xanh của thiên nhiên thì màu sắc ấy cũng đã thể hiện rõ cái nhìn nghệ thuật của nhà văn về cuộc sống. Với Lâm Thị Mỹ Dạ, màu xanh bao phủ không gian của quê hơng, đất nớc. Điều đó vừa phù hợp với thực tế đất nớc vừa thể hiện sự lựa chọn nghệ thuật của nhà thơ. Màu xanh ấy tợng trng cho sự sống, cho cuộc sống yên bình, cho không gian của mộng mơ.

Phổ biến trong thơ Mỹ Dạ là màu xanh tâm lí hoá. Điều đó tạo nên một không gian nghệ thuật độc đáo trong thơ của chị. Đó là không gian của mộng mơ, của ký ức.

Theo bài ca tôi về tìm lại

Khoảng thời gian xanh biếc dới cỏ mềm

(Khoảng thời gian xanh biếc) Gắn với màu xanh của thời gian là xanh không gian:

Bài thơ tâm hồn anh Nh một khoảng biếc xanh Xao động hồn chiến sỹ

(Bài thơ không năm tháng)

Với không gian, thời gian, màu xanh trong thơ Mỹ Dạ gắn liền với quá khứ êm đềm của tuổi trẻ, của khát khao, sự yên bình. Xanh thời gian, không gian xanh là biểu hiện của một thời nhiều khao khát, mộng mơ không chỉ của cá nhân nhà thơ mà còn gắn liền với ớc vọng bình yên của đất nớc. Sự bao bọc bởi màu xanh trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cho thấy ớc vọng cháy bỏng của nhà thơ về một cõi yên bình. Đó cũng là cách nhà thơ tạo ra cho mình một không gian riêng, đối lập với không gian đổ vỡ, mất mát của chiến tranh, không gian của cuộc sống với bao vất vả lo toan bề bộn trong cuộc sống mu sinh hằng ngày. Bằng màu xanh, nhà thơ đã tạo nên một không gian riêng để tìm về, thanh lọc, lấy lại sự cân bằng cần thiết cho tâm hồn. Đọc thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, ngời đọc đợc đắm mình trong một không gian yên bình, thỏa sức hoài niệm về những gì trong trẻo và mơ ớc.

Các cung bậc tình cảm cũng mang màu xanh: khi là “nỗi buồn biếc xanh”; khi chuyển biến tâm trạng thì “Trái tim cỏ xanh dịu dàng đến nỗi/ Bao khổ đau cũng hoá biếc nõn nà” (Tởng nhớ Attila Jozep); khi mơ ớc khát vọng cũng mang màu xanh và nhiều nhất là màu xanh biểu hiện cho sức sống, sự trẻ trung: “Tởng t- ợng một ngời/ Hồn xanh nh cỏ/ Hồn đầy nụ xanh’’. Màu xanh còn gắn với hạnh phúc, tuổi xuân: “Chiến tranh còn đó/ Hạnh phúc còn xanh” (Những ngày không anh) tạo thành không gian của chờ đợi, mong ớc.

Màu xanh cũng là biểu hiện cho sự sống, cho hoà bình. Lâm Thị Mỹ Dạ đã nhiều lần nói đến “Trái đất biếc xanh” hoặc là “Hoà bình xanh mặt ruộng

(Tiếng chim trên đồng lúa).

Màu xanh trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đợc nhắc đến bằng các từ khác nhau nh: xanh, xanh non, xanh mát, xanh biếc, xanh trong, tơi xanh, biếc, biêng biếc, ngọc…Chỉ có một bài xuất hiện trong kết hợp từ “xanh xao”. Điều đó cho thấy cái nhìn trong sáng của một tâm hồn trẻ trung yêu đời, “cái nhìn xanh biếc”, ngay cả khi đã “thành trái mà hồn còn nh lá, Cứ xanh hoài chồi biếc thuở non tơ”. Đồng thời, tài năng của Lâm Thị Mỹ Dạ trong việc sử dụng từ ngữ, khả năng quan sát và miêu tả phong phú của chị tạo nên sự phong phú trong cách nói gây hiệu quả thẩm mỹ nghệ thuật cao.

Màu xanh trong thơ Mỹ Dạ mang nhiều hàm nghĩa. Có những nét nghĩa là sự kế thừa truyền thống, có những hàm nghĩa là sáng tạo riêng của chị, nhng tựu chung màu xanh là biểu hiện của một tâm hồn trẻ trung, đầy sức sống và là biểu hiện của cái nhìn tin tởng vào cuộc sống. Đó là không gian với màu xanh bao trùm tạo thành không gian của mơ ớc, hy vọng và tin yêu cuộc sống.

Tần số xuất hiện của màu xanh qua các tập thơ của chị khá ổn định: Trái tim nỗi nhớ màu xanh xuất hiện ở 14 bài trên tổng số 25 bài, chiếm 56%; Bài thơ không năm tháng tỷ lệ ấy là 13/25, chiếm 52%; Hái tuổi em đầy tay là 16/40, chiếm 40%; Đế tặng một giấc mơ là 29/46, chiếm 63,04% và Hồn đầy hoa cúc dại có tỷ lệ là 32/42 chiếm khoảng 54,76%. Điều đó cho thấy tính nhất quán trong cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ về cuộc đời và con ngời. Càng về sau, thơ Lâm Thị Mỹ Dạ càng đào sâu cái tôi cô đơn nhng không vì thế mà mang t tởng bi quan, ng- ợc lại đó vẫn là một màu hy vọng đầy lạc quan của một tâm hồn trẻ trung, tin tởng

vào cuộc sống vào tơng lai. Có lẽ, thơ Mỹ Dạ không chỉ đợc yêu thích bởi vẻ đẹp dịu dàng nữ tính mà còn bởi nhãn quan nghệ thuật tơi sáng của chị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ lâm thị mỹ dạ (Trang 28 - 33)