7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2.1. Hình ảnh lá
Hình ảnh lá là một trong những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Trong thơ chị, hình ảnh lá xuất hiện khá nhiều và với những ý nghĩa rất khác nhau. Lá vừa là hình ảnh của thiên nhiên, không thể thiếu đợc cho sự sống của trái đất, lá là hình ảnh mềm mại làm dịu mát tâm hồn con ngời trong cuộc sống bận bịu mu sinh, lá còn là biểu tợng của niềm hạnh phúc trong sáng, là hình ảnh của sự chở che, nâng đỡ đùm bọc, cu mang…
Trớc hết, lá là hình ảnh của thiên nhiên, làm cho không gian trở nên mềm mại, dịu mát, êm đềm và thơ mộng hơn: “Cánh rừng xanh lá nõn ánh trời xuyên”, “Đờng đan bóng lá lung linh” (Đờng ở thủ đô). Hoặc là:
Thủa nhỏ nhìn sao Soi nghiêng kẽ lá
Có khi, hình ảnh lá trong thơ chị thật đặc biệt. Đó là: “Những chiếc lá phát sáng màu huyền thoại” (Đề tặng một giấc mơ). Đó là chiếc lá của giấc mơ đến từ trong giấc mơ, trong ớc vọng của cõi thực để đợc bay bổng, để đợc sống trong không gian của huyền thoại, của những điều kỳ diệu. Đó là chiếc lá của huyền thoại, của cổ tích, của giấc mơ.
Là hình ảnh của thiên nhiên, qua con mắt của Lâm Thị Mỹ Dạ, lá không chỉ phong phú, sinh động nh chính sự tồn tại của nó mà còn mang tâm trạng của một sinh thể sống có linh hồn. Khi Tiếng trống đồng vang lên, cây lá cũng nh rng rng xúc động:
Rng rng cây lá, nao nao tháng ngày
Khi mùa xuân về, những chiếc lá xôn xao đầy tâm trạng:
Mùa xuân ơi, cây lá xôn xao
(Cây bàng)
Hơn cả, lá trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ xuất hiện nh một nỗi ám ảnh nghệ thuật với ý nghĩa biểu tợng. Lá là sự sống của trái đất, thiết yếu, dịu dàng và bất diệt.
Con ngời không có tình yêu Nh trái đất này không có lá
Là hơi thở đất đai không thể thiếu Lá dịu dàng, sâu thẳm của tôi ơi!
(Nh lá)
Vì vậy, khi ớc muốn đợc “vẽ chiếc hôn dới ánh mặt trời” nhà thơ “sẽ vẽ chiếc hôn nh lá”. Chiếc hôn ấy sẽ mãi trẻ trung, ngọt ngào nh là kết tinh của tình yêu đẹp và quan trọng hơn, nó là kết quả của tình cảm tự nhiên và ớc mong của nhà thơ về một tình yêu tuyệt đích và vĩnh cửu. Có lẽ, đó cũng là khát vọng của những tình yêu chân chính.
Khi lá là biểu tợng cho hạnh phúc trong sáng:
Khi mùa xuân đến Trái tim nh hạt sơng
Trong chiếc lá của hạnh phúc rung động
trong trẻo
ngân vang... (Hạt sơng)
Lá còn là biểu tợng của sự chở che, đùm bọc, yêu thơng:
Lá xanh ôm ấp quả tròn Dịu dàng nh mẹ ấp con tháng ngày
(Cây na)
Hoặc là:
Lá sen xanh ôm xanh non cốm Tấm lòng mày nhân hậu làm sao
(Cốm non)
Rõ nhất trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ là lá tợng trng cho sự non tơ, trẻ trung của một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên. Nữ thi sỹ tìm đến lá nh một giải pháp để tìm về sự trong sáng của tâm hồn, giữ cho tâm hồn đợc trẻ mãi, đợc an nhiên tự tại trớc một cuộc sống phức tạp, xô bồ và trớc dòng chảy của thời gian. Có khá nhiều lần nhà thơ ví mình nh “lá biếc”, “chồi non”.
Tôi nh lá biếc, chồi non
(Đờng ở thủ đô) Hoặc là:
Ta thành trái mà hồn còn nh lá Cứ xanh hoài chồi biếc thuở non tơ
(Ngoảnh lại)
Trớc vẻ đẹp của những con đờng ở thủ đô, tâm hồn nhà thơ trở nên trẻ trung, đầy háo hức, bỡ ngỡ khám phá nh một đứa trẻ lần đầu khấm phá thế giới. Đây cũng là tâm trạng thờng trực trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Tôi nh lá biếc, chồi non Đờng nh cây lộc véo von tiếng đời
(Đờng ở thủ đô)
Lâm Thị Mỹ Dạ từng tâm sự : ‘‘Muốn có thơ hay (…) phải sống thật với chính mình’’. Vì vậy, việc a dùng những hình ảnh của tự nhiên nh hình ảnh lá để thể hiện tâm trạng, suy nghĩ của mình về cuộc sống, về chính mình cũng chính là một cách để chị thể hiện tự nhiên, chân thật nhất cõi lòng mình.
Với một trái tim mang dáng lỡi cày luôn “cày lên đớn đau và hạnh phúc”, nỗi buồn ngày càng trở nên đậm đặc trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Chiếc lá xuất hiện trong thơ chị còn nh một biểu tợng của nỗi buồn.
Để khóc nh lá rơi gầy giọt xanh Rơi thanh thản, rơi yên lành Chỉ đất thấu hiểu ngọn ngành nỗi đau
(Làm gì có biển)
Ước muốn đợc làm lá để có thể bộc lộ đợc hết, tự nhiên nhất nỗi đau của mình. Tâm sự ấy thật đớn đau một cách thật thà mà đầy xa xót.
Đó còn là nỗi buồn khi phải đóng vai, diễn kịch với cuộc đời khi phải sống khác mình, che dấu con ngời thật của bản thân.
Cời ta cũng một kiếp ngời Cây sầu đông lá ngoài tơi trong vàng
(Một mình)
Tìm đến lá để nói về nỗi buồn, tâm trạng ấy trở nên dịu êm, đỡ buốt nhức hơn.
Nỗi buồn cũng dịu êm nh lá
(Nhớ Xêđôi với ca khúc Chiều Matxcơva) Lá nh một ngời bạn “đồng hành” cùng nỗi buồn, chia sẻ nỗi buồn.
Chiếc lá nhẹ rơi bên lối Nỗi buồn sao cứ ngân vang
(Hội An)
Chiếc lá trở thành hình ảnh thờng trực trong t duy nghệ thuật của nhà thơ. Trớc Ngời tình h ảo, nhà thơ ớc mình đợc là chiếc lá để đợc gần anh hơn, mềm mại hơn, lãng mạn hơn và hồn nhiên hơn.
Hãy để cho trí tởng tợng của em Bay nh lá xuống mặt anh kì diệu
Có những lúc, nhà thơ sáng tạo nên những chiếc lá độc đáo. Nghĩ về Tổ quốc, nhà thơ tởng tợng ra hàng - mi - lá - biếc của đôi mắt mặt trời đã không nỡ khép để phát ra muôn ngàn tia sáng.
Và một ngày tia mặt trời không nở khép Trên hàng - mi - lá - biếc của Ngời
(Không đề)
Lá xuất hiện trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ với nhiều màu sắc khác nhau. Lúc là “lá biếc”, có khi lại xuất hiện với màu xanh, khi lại là “lá thắm”, “lá vàng”, “lá đỏ”. Đó cũng là những màu sắc tự nhiên của lá và cũng là những biểu trng cho
những sắc màu tự nhiên của cuộc sống và các cung bậc tình cảm khác nhau của con ngời. Sử dụng hình ảnh thiên nhiên với những màu sắc ở trạng thái tự nhiên của nó, nữ thi sỹ đã thể hiện đợc một cách chân thành nhất cõi lòng mình. Chị hay nói về “lá xanh”, bởi nó gắn liền với ớc mơ, sức sống, sự tơi trẻ.
Rồi tất cả lại trở về im lặng
Nỗi im lặng của trăng non và lá xanh
(Không đề)
Có khi “lá xanh” là biểu tợng của niềm hy vọng, của cuộc sống tơng lai.
Tôi nghe
Và tôi biết tiếng chim có màu xanh của lá
(Anh thơng binh kể chuyện)
Mỹ Dạ cũng nói đến “lá thắm” nh là biểu tợng của tình yêu đậm đà, son sắc.
Xôn xao thời gian tình đời nh lá thắm
(Khoảng thời gian xanh biếc) Còn “lá đỏ” rực cháy nh tình yêu bất tử của của ngời cậu gửi lại cho đời.
Hai mơi năm cậu không về nữa
Cây bàng cậu trồng vẫn đứng đó cậu ơi Mỗi lá rực lên đỏ một mặt trời
(Cây bàng)
Có khi, chiếc “lá vàng” xuất hiện nh sự chuyển hoá của sự vật với bao suy t và tiếc nuối của nhà thơ.
Lá vàng ? sẽ rơi Lá vàng nh cánh cửa Khép đất xa cách trời
(Có một đờng long não) Lá còn là thớc đo của thời gian:
Bốn mùa đi qua Bốn mùa thay lá
(Những mảng màu nhức nhối)
Với Lâm Thị Mỹ Dạ, hình ảnh lá rất phong phú, gắn liền với nhiều loài cây khác nhau. Ví nh lá chanh, lá sen, lá lúa, lá trầu không. Tất cả tạo nên một không gian gần gũi, thân thuộc để nhà thơ tìm về, để xoa dịu vết thơng không thành sẹo
của trái tim. Lá chanh gắn liền với hơng thơm của những mảnh vờn quê, mái tóc của con gái, tạo nên nét đẹp dịu dàng, duyên dáng của những cô thôn nữ.
Đạn bom thù chẳng sợ đâu Chỉ e sơng ớt mái đầu lá chanh
(Gặt đêm)
Lá sen góp phần tạo nên hơng vị đặc trng của cốm và đó cũng là hơng thơm, sự ngọt ngào của tình bạn.
Lá sen xanh ôm xanh non cốm Tấm lòng mày nhân hậu làm sao
(Cốm non) Với lá lúa, hình ảnh này gợi nên sự đổi thay của vạn vật.
Vàng tơi lá lúa, mịt mù là mây
(Trái tim sinh nở) Lá trầu gắn bó với ngời bà, ngời mẹ:
Lá trầu không xanh vô t nhờng kia Ai hiểu đợc mẹ một đời mất mát Chín đứa con tám đứa đã hy sinh
(Đêm cuối với Cửa Tùng) Có thể nói rằng, hình ảnh lá là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Lá - một sự vật gần gũi, bình dị và thiết yếu đối với sự sống của trái đất, của con ngời - trở thành một hình ảnh nghệ thuật độc đáo, với nhiều ý nghĩa phong phú, đa dạng, mới mẻ. Trong thơ chị, lá trở thành hình ảnh mang ý nghĩa biểu tợng. Nổi bật hơn cả, lá là biểu tợng cho sự non tơ, trẻ trung. Đến với lá là đến với không gian mềm mại, trẻ trung để làm vơi bớt những nỗi đau, những lo toan, vớng bận của cuộc đời thờng. Điều này cũng dễ hiểu đối với một hồn thơ trong sáng, yêu đời nh Lâm Thị Mỹ Dạ. Lá dờng nh trở thành một điểm tựa tinh thần để nỗi đau đáu của nhà thơ có phần diệu vợi hơn. Sự mềm mại của lá thể hiện cái nhìn của một tâm hồn thơ giàu nữ tính.